Huyết trắng khi mang thai

Cơ bản

Huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không? Có chữa được không? Đây là vấn đề không ít mẹ bầu quan tâm. Để hiểu rõ tình trạng này giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tâm lý thoải mái, chị em hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Định nghĩa

Huyết trắng hay còn gọi là khí hư là chất dịch được tiết ra trong âm đạo, cổ tử cung của nữ giới khi chị em đến tuổi dậy thì, điều này duy trì chức năng sinh lý bình thường của chị em. Tuy nhiên, vào thời kỳ mang thai, huyết trăng có ra nữa không, có thay đổi gì không?... Rất nhiều chị em chưa mang thai hoặc mang thai lần đầu rất quan tâm và băn khoăn đến vấn đề này.

Trong thời kỳ mang thai, âm đạo của phụ nữ vẫn tiết ra khí hư bình thường, thậm chí lượng sản dịch này có thể tiết nhiều hơn vào những tháng đầu thai kỳ hoặc cuối thai kỳ. Điều này có thể khiến những chị em nào mới lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, chị em yên tâm bởi đây là hiện tượng bình thường.

Ở thời kỳ này, nội tiết tố nữ trong cơ thể nữ giới sẽ có nhiều thay đổi, lượng estrogen tăng lên để giúp tử cung phát triển và tăng đàn hồi cho các liên kết. Còn vào những tháng cuối thai kỳ, lượng estrogen cũng tăng lên để giúp tuyến vú phát triển, sữa bắt đầu tiết ra. 

Những biến đổi trong cơ thể nữ giới lúc này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi, cũng như để cơ thể mẹ thích ứng với bé. Chính sự thay đổi này đã khiến huyết trắng được tiết ra ở âm đạo mẹ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, lượng huyết trắng tiết ra như thế nào, ở mức nào là bình thường? Khi nào thì bất thường và cảnh báo bệnh lý phụ khoa cho mẹ bầu?

Nếu mẹ bầu ra huyết trắng có màu hơi đục, không mùi, không đi kèm các biểu hiện khác thì được xem là bình thường. Trong trường hợp khí hư có màu, kèm theo các triệu chứng như ngứa ngáy vùng kín, nóng rát âm hộ, chảy máu bất thường ở "cô bé"... thì mẹ bầu nên đi khám ngay hoặc liên hệ đến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Chăm sóc tại nhà

Khi chị em gặp các dấu hiệu bất thường về huyết trắng trong thời kỳ mang thai, mọi người nên liên hệ chuyên gia để được hỗ trợ và tư vấn. Với trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh phụ khoa, chị em sẽ được hướng dẫn điều trị bằng:

Dùng thuốc tây chữa huyết trắng bất thường khi mang thai

Nếu dấu hiệu khí hư bất thường trong thời gian mang thai của chị em được xác định do mắc một số bệnh lý như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung... thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc. Thông thường, thuốc uống sẽ bị hạn chế trong trường hợp này, chị em sẽ được chỉ định dùng thuốc đặt hoặc thuốc bôi để điều trị tại chỗ, hạn chế ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.

Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị cho mẹ bầu chữa khí hư bất thường như:

  • Thuốc đặt âm đạo Clotrimazole: Loại thuốc này dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
  • Kem bôi clotrimazole 2%: Dùng khoảng 7 ngày, với chị em bị viêm âm đạo do vi khuẩn tái phát nhiều lần, có thể dùng 14 ngày liên tục. 
  • Thuốc đặt âm đạo Miconazol 100mg hoặc dùng kem bôi 2%, điều trị đợt ngắn trong 7 ngày. Loại thuốc này an toàn cho thai nhi ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Bởi giai đoạn mang thai cơ thể rất nhạy cảm, dễ kích ứng nên khi dùng thuốc, dù là dạng thuốc đặt hay bôi, chị em cũng nên thận trọng để tránh tác dụng phụ. Tốt nhất, chị em nên đi khám trực tiếp và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Chữa huyết trắng khi mang thai tại nhà bằng mẹo dân gian

Với trường hợp mẹ bầu bị huyết trắng do mắc bệnh lý phụ khoa, chị em nên can thiệp điều trị bằng thuốc để ngăn ngừa tình trạng này diễn ra dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Nhưng nếu mẹ bầu bị khí hư không phải do bệnh lý thì bác sĩ Hằng khuyên mọi người có thể áp dụng một số mẹo dân gian để khắc phục tình trạng này, không nên lạm dụng thuốc.

Với kinh nghiệm khám chữa dày dặn, nữ bác sĩ gợi ý chị em một số bài thuốc dân gian, sử dụng những cây lá trong vườn nhà để làm sạch vùng kín, hạn chế tình trạng huyết trắng khi mang thai gây khó chịu cho chị em:

  • Rau diếp cá: Chị em chuẩn bị khoảng 20g rau diếp cá, 10g bồ kết và 1 củ tỏi, sơ chế các nguyên liệu sạch sẽ rồi đun với nước (khoảng 5 cốc nước lớn). Khi nước sôi, tắt bếp rồi để nguội bớt, mẹ bầu dùng nước này rửa vùng kín hàng ngày. Chị em trẻ chưa mang thai cũng có thể áp dụng cách này để làm sạch vùng kín, tránh viêm nhiễm.
  • Lá trầu không: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không rồi vò bát, thêm 1 ít muối, cho thêm nước vào nồi rồi đun sôi. Chắt lấy phần nước này rồi để nguội bớt, chị em sử dụng rửa hàng ngày để làm giảm mùi hôi vùng kín, hạn chế huyết trắng ra nhiều.
  • Lá chè xanh: Tương tự với cách làm như bài thuốc lá trầu không, chị em cũng có thể đun sôi nước lá chè xanh rồi rửa hàng ngày. Bác sĩ Hằng cũng gợi ý thêm với trường hợp chị em nào chưa mang bầu gặp tình trạng huyết trắng bất thường thì có thể sử dụng bài thuốc này xông ngâm để gia tăng hiệu quả, với mẹ bầu thì chỉ nên rửa bên ngoài vùng kín.

Câu hỏi thường gặp

Huyết trắng khi mang thai cảnh báo nguy hiểm khi nào?

Như bác sĩ Hằng đã chia sẻ ở trên, huyết trắng trong thời kỳ mang thai hoàn toàn là dấu hiệu sinh lý bình thường. Tuy nhiên, khi sản phụ gặp các triệu chứng đi kèm dưới đây thì có thể đã gặp phải những bệnh lý phụ khoa. Dưới đây, bác sĩ Hằng chỉ ra một số dấu hiệu bất thường của khí hư để mẹ bầu cảnh giác:

  • Huyết trắng ra lẫn máu: Bác sĩ Hằng cho biết nếu triệu chứng này xuất hiện khi thai kỳ dưới 37 tuần, kèm theo lượng khí hư ra nhiều bất thường, có lẫn vệt màu hồng thì điều này đang cảnh báo dấu hiệu rất nguy hiểm. Mẹ bầu nên thăm khám ngay vì đây có thể là triệu chứng dọa sảy, sinh non hoặc đang bị viêm lộ tuyến nặng.
  • Khí hư đặc dính như phô mai: Nếu mẹ bầu bị tình trạng này kèm theo hiện tượng sưng nhẹ quanh mô âm hộ, nóng rát khi đi tiểu, ngứa nhiều... thì nên cẩn thận bởi đây là những triệu chứng cảnh báo bệnh viêm âm đạo do nấm Candida.
  • Khí hư có màu xám hoặc vàng: Lượng khí hư ra nhiều, kèm mùi hôi là những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu có thể bị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn.
  • Huyết trắng màu xanh: Nếu chất dịch có mùi tanh nồng, màu hơi ngả xanh, kết cấu dịch dạng loãng, một số trường hợp kèm sủi bọt, ngứa râm ran và đau vùng kín thường cảnh báo viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas.

Những bệnh lý kể trên đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, gây cảm giác khó chịu, bức bách cho mẹ bầu. Không những thế, sự khó chịu này còn ảnh hưởng đến tâm lý thai phụ, khiến mẹ bầu lo lắng, bất an. Nếu dấu hiệu huyết trắng bất thường khi mang thai không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể lan rộng, ảnh hưởng đến tử cung, buồng trứng, thậm chí đe dọa đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Về điều này, bác sĩ Hằng chỉ ra một số ảnh hưởng mà thai nhi có thể gặp phải nếu mẹ bị bệnh phụ khoa như:

  • Dễ bị dị tật bẩm sinh
  • Còi xương
  • Nhiễm khuẩn hô hấp
  • Thị lực của con kém
  • Nguy cơ sinh non, sảy thai
  • Ngoài ra, việc sinh nở của mẹ cũng sẽ gặp khó khăn, có thể phải mổ đẻ để đảm bảo an toàn

Có thể thấy, huyết trắng bất thường ở thai phụ cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm, thế nên khi gặp tình trạng này, mẹ bầu nên nhanh chóng thăm khám ngay để điều trị kịp thời.

Phòng ngừa

Theo lời bác sĩ Hằng, chị em khi bước vào thời kỳ mang thai, sinh đẻ thường khó tránh khỏi các vấn đề về bệnh phụ khoa, huyết trắng bất thường. Thực tế qua quá trình khám chữa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, bác sĩ Hằng nhận thấy lượng chị em mang thai gặp tình trạng này cũng rất lớn. Do đó, nữ bác sĩ đưa ra một số lời khuyên giúp chị em hạn chế tình trạng này, mẹ bầu cũng có thể lưu ý những điều này để giảm bớt sự khó chịu khi bị huyết trắng bệnh lý:

  • Thay quần lót nếu huyết trắng ra quá nhiều: Chị em nên thay quần lót khoảng 2 lần/ ngày nếu huyết trắng ra nhiều. Với một số trường hợp khác có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày. Đồng thời, mẹ bầu cũng chú ý lựa chọn chất liệu quần lót thoáng khí, dễ chịu, phù hợp với cơ thể để tránh bí bách, ẩm ướt.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Mẹ bầu lưu ý không thụt rửa sâu âm đạo, không dùng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn quá cao với "cô bé" khi thấy huyết trắng ra nhiều. Chị em nên dùng nước sạch, lựa chọn loại dung dịch dịu nhẹ chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây kích ứng hoặc tổn thương vùng kín.
  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu lựa chọn một số bộ môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,... để giúp cơ thể dẻo dai, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch để chống lại các yếu tố gây bệnh, vi khuẩn xâm nhập.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ thường bổ sung các hoạt chất, dưỡng chất như sắt, vitamin,... điều này có thể khiến cơ thể nóng trong, thay đổi nội tiết tố... dẫn đến huyết trắng bất thường. Thay vì thế, chị em có thể bổ sung dưỡng chất thông qua thực phẩm tự nhiên, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước để vừa tốt cho sức khỏe, thai nhi, vừa hỗ trợ hạn chế khí hư bất thường trong giai đoạn này.
  • Mẹ bầu tuyệt đối tránh xa các loại sản phẩm làm thơm vùng kín như nước hoa vùng kín, kem dưỡng vùng kín,..

Nói tóm lại, huyết trắng khi mang thai là dấu hiệu sức khỏe sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu chị em gặp tình trạng này kèm theo nhiều biểu hiện khác như đau rát, nóng rát vùng kín, ngứa ngáy, có mùi hôi,... thì chứng tỏ "cô bé" đang cảnh báo nhiều dấu hiệu bệnh lý. Lúc này, mẹ bầu nên thăm khám sớm để được các chuyên gia tư vấn hướng điều trị, xử lý thích hợp nhất.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android