Khó Đi Ngoài Do Đâu? Nên Làm Gì, Ăn Gì Dễ Đi Để Cải Thiện

Khó đi ngoài có thể xảy ra do tác động của rất nhiều nguyên nhân. Khi gặp phải tình trạng này bạn cần thăm khám tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra phương án chữa trị phù hợp nhất. Nếu bạn chủ quan trong việc xử lý sẽ tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khởi phát. Vậy khó đi ngoài là do đâu? Nên làm gì và ăn gì để dễ đi? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Khó đi ngoài là triệu chứng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải
Khó đi ngoài là triệu chứng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải

Khó đi ngoài xảy ra do đâu?

Khó đi ngoài là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, kể cả người già và trẻ nhỏ. Đây là cảm giác buồn đi ngoài nhưng không đi được. Nhiều trường hợp ngồi lâu nhiều giờ trong toilet nhưng vẫn không thể đi đại tiện. Ngoài ra, khi mắc phải tình trạng khó đi ngoài bạn còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như bụng căng cứng, đau rát hậu môn, mệt mỏi, buồn nôn,… Một số nguyên nhân gây khó đi đại tiện có thể kể đến là:

  • Do tác động bởi các thói quen xấu như nhịn đi đại tiện nhiều lần, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh,…
  • Ảnh hưởng của thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều chất béo và ít chất xơ, lười vận động, lạm dụng chất kích thích,…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây y trị bệnh như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Sự xuất hiện của các khối u bên trong đường ruột hoặc hậu môn trực tràng, bị dính ruột do phẫu thuật trị bệnh
  • Căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của hàng loạt các cơ quan bên trong cơ thể.

Chuyên gia cho biết, khó đi đại tiện thường xảy ra do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và ăn uống của mỗi người. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác khởi phát như viêm trực tràng, ung thư dạ dày, suy thận,…

Khó đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi gặp khó khăn trong việc đi ngoài, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bệnh táo bón. Bạn có thể nhận biết tình trạng táo bón thông qua tính chất phân khi đào thải ra bên ngoài, lúc này phân sẽ khô cứng và vón cục. Nếu gặp khó khăn trong việc đi ngoài mà không phải do táo bón thì rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về hậu môn và trực tràng như:

  • Bệnh trĩ: Bệnh khởi phát khi hệ thống tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và hình thành nên các búi trĩ. Khi búi trĩ gia tăng về kích thước sẽ dần chiếm hết chỗ của lỗ hậu môn, gây đau rát khi đi đại tiện. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như chảy dịch hoặc máu ở hậu môn, xuất hiện cục thịt thừa tại hậu môn.
Khó đi ngoài là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ
Khó đi ngoài là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi bị rối loạn tiêu hóa bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như đầy bụng khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất nước,… Nếu bệnh rối loạn tiêu hóa diễn ra kéo dài cũng sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc đi đại tiện.
  • Sa trực tràng: Sa trực tràng là sự xuất hiện của khối thịt thừa tại hậu môn khiến bạn gặp khó khăn trong việc đào thải phân ra bên ngoài. Bệnh sa trực tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ biến chứng sang hoại tử niêm mạc.
  • Hội chứng ruột kích thích: Đây là hiện tượng nhu động ruột co bóp bất thường khiến người bệnh muốn đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng lại gặp khó khăn trong việc đào thải phân. Điều này đã khiến cho niêm mạc ống hậu môn dễ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.
  • Bệnh lý nguy hiểm khác: Khó đi ngoài cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác mà bạn cần phải hết sức lưu ý đó là nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng hoặc đại tràng, ung thư trực tràng,…

Xem thêm: 11 bài thuốc dân gian chữa táo bón hiệu quả nhất

Nên làm gì và ăn gì để dễ đi ngoài?

Khi gặp phải tình trạng khó đi ngoài, bạn cần tiến hành thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Nếu do bệnh lý gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng Tây y giúp giải quyết dứt điểm tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với các biện pháp hỗ trợ điều trị sau đây để việc đi ngoài có thể diễn ra thuận lợi hơn:

1/ Mẹo hỗ trợ điều trị tại nhà

Nếu tình trạng khó đi ngoài chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng mẹo dân gian để cải thiện. Một số mẹo hỗ trợ điều trị tình trạng khó đi ngoài có độ an toàn cao và có thể tự áp dụng tại nhà là:

  • Uống nước cốt chanh: Pha nước cốt chanh tươi với một cốc nước ấm rồi sử dụng để uống ngay sau khi ngủ dậy. Loại nước này có tác dụng làm mềm phân và dễ đi đại tiện hơn, rất thích hợp áp dụng cho những người khó đi ngoài do táo bón.
  • Uống dung dịch muối Epsom: Lấy khoảng 2 thìa cà phê muối Epsom pha với 240ml nước ấm rồi dùng để uống. Chỉ sau vài tiếng bạn sẽ cảm thấy đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Uống nước ép mận: Trong mận chứa hàm lượng lớn đường Sorbitol có tác dụng nhuận tràng. Uống nước ép mận vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng khó đi ngoài khá hiệu quả.
Uống nước ép mận vào buổi sáng giúp kích thích nhuận tràng và dễ đi ngoài hơn
Uống nước ép mận vào buổi sáng giúp kích thích nhuận tràng và dễ đi ngoài hơn

2/ Sử dụng thuốc Tây y

Người bệnh có thể cải thiện tình trạng khó đi ngoài một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng thuốc Tây y. Việc dùng thuốc trị bệnh cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị khó đi ngoài là:

  • Thuốc làm mềm phân: Thuốc được sử dụng bằng đường uống đối với những trường hợp nhẹ.
  • Thuốc nhuận tràng: Thuốc có tác dụng nhuận tràng nên sẽ kích thích người bệnh đi ngoài ngay lập tức.
  • Thuốc thụt hậu môn trị táo bón: Thuốc được sử dụng bằng cách bơm trực tiếp vào hậu môn và trực tràng. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, không được quá lạm dụng.

Tham khảo ngay: Bài thuốc chữa khó đi ngoài từ Đông y – “Khắc tinh” mọi bệnh lý tiêu hóa

3/ Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt

  • Dành thời gian đi bộ mỗi ngày giúp kích thích tiêu hóa và làm tăng nhu động ruột, từ đó việc đi đại tiện sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Luôn giữ cho tinh thần ổn định và thoải mái, căng thẳng là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý khởi phát.
  • Chú ý đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, không được nín nhịn khiến phân trở nên khô cứng và khó đào thải ra ngoài. Tốt nhất, bạn nên hình thành cho bản thân thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày.
  • Khi đi đại tiện, bạn nên nâng cao phần đầu gối bằng cách kê một chiếc ghế bên dưới dân. Ở tư thế này, hậu môn sẽ đứng thẳng giúp phân dễ đẩy ra ngoài hơn.
  • Nếu khó đi đại tiện do táo bón lâu ngày, bạn có thể tiến hành massage bụng để kích thích nhu động ruột và dễ đi ngoài hơn.

4/ Thay đổi chế độ ăn uống

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày như khoa lang, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, trái cây tươi,… Chất xơ có tác dụng giữ nước và làm mềm xốp phân.
Khi gặp khó khăn trong việc đi đại tiện bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh vào trong thực đơn ăn uống
Khi gặp khó khăn trong việc đi đại tiện bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh vào trong thực đơn ăn uống
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ tiêu hóa như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu, thực phẩm giàu đạm,… Nếu tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và gây kích thích không tốt đến niêm mạc hậu môn.
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột thông qua việc ăn sữa chua, sử dụng đồ uống lên men,… Lợi khuẩn có khả năng cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp tăng nhu động ruột, bôi trơn niêm mạc và làm mềm kết cấu phân. Bạn có thể uống nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng khó đi ngoài cũng như cách xử lý bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài, bạn cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn cách xử lý khoa học.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Bình luận

  1. Hồ thanh trọng says: Trả lời

    Bị dính ruột do phẫu thuật từ nhỏ.đi cầu rất khó khăn.cho hỏi có cần phẫu thuật lại để tách ruột đó ra không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

12 Cách Trị Táo Bón Tại Nhà Đơn Giản Hiệu Quả Nhanh

Trị táo bón tại nhà bằng các mẹo đơn giản như uống trà thảo dược, điều chỉnh lại thói quen...

Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng xảy ra khá phổ biến do hệ tiêu hóa của trẻ...

Cách Chữa Táo Bón Bằng Vừng Đen – Hướng Dẫn A-Z

Chữa táo bón bằng vừng đen được rất nhiều người áp dụng tại nhà để cải thiện triệu chứng của...

Táo Bón Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc, Điều Trị

Táo bón ở trẻ em là tình trạng xảy ra khá phổ biến và khiến không ít phụ huynh lo...

7 Thuốc Trị Táo Bón Cho Trẻ An Toàn Và Hiệu Quả

Sorbitol, Duphalac, Lactulose, Natufib,... là những loại thuốc trị táo bón cho trẻ em có độ an toàn cao và...

Dùng Thuốc Xổ Trị Táo Bón Được Không? Điều Cần Biết

Dùng thuốc xổ trị táo bón là phương pháp được rất nhiều người áp dụng tại nhà do tiện lợi...

Táo Bón Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Táo bón là triệu chứng mà bất cứ ai cũng đã từng mắc phải ít nhất một lần trong đời....

Top Các Loại Thuốc Trị Táo Bón Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Duphalac, Bisacodyl, Sorbitol, Normacol,... là những loại thuốc điều trị táo bón tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nếu...