Lá Tía Tô Có Làm Tăng Huyết Áp Không? [Giải Đáp Chi Tiết]

Tía tô là một trong những loại thảo dược xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian lâu đời và được dùng rộng rãi ở nước ta. Nhiều người cho rằng uống nước lá tía tô giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp. Vậy liệu lá tía tô có làm tăng huyết áp không? Hãy tìm hiểu câu trả lời chi tiết về qua bài viết dưới đây.

Lá tía tô có làm tăng huyết áp không?

Tía tô là loài thực vật quen thuộc với người Việt. Lá tía tô có tên khoa học quốc tế là Perilla frutescens var. crispa. Loài cây này có thể sống quanh năm và thường mọc xung quanh nơi chúng ta sinh sống. Tía tô là loài thân thảo, rễ có màu trắng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, dễ trồng và ưa sáng và độ ẩm cao. 

Lá tía tô là loại thực vật quen thuộc, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam
Lá tía tô là loại thực vật quen thuộc, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Theo nghiên cứu, trong hạt tía tô có chứa đến 40% tinh dầu gồm các loại acid béo chưa bão hòa (Acid Alpha – linoleic). Trong lá tía tô chứa 0.2% tinh dầu với các hoạt chất như: Aldehyde, Hydrocarbon, Xeton, Furan,… Được đánh giá là một loại cây có giá trị sử dụng, tía tô được trồng rộng rãi ở khắc nơi từ Ấn Độ sang Đông Nam Á. 

Có hương vị hơi cay nồng, tía tô được sử dụng như một loại gia vị – rau sống để chế biến thành các món ăn tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, theo Y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay và chứa nhiều chất kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên được coi là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời. 

Vậy lá tía tô có tác dụng gì đến hệ tuần hoàn không? Liệu uống nước hoặc ăn lá tía tô có làm tăng huyết áp không?

Một số công dụng lá tía tô mang đến cho sức khỏe

Trước hết hãy điểm qua một số công dụng tuyệt vời mà lá tía tô mang đến cho sức khỏe người dùng. Một số tác dụng của lá tía tô cho sức khỏe đã được Y học hiện đại chứng minh gồm:

  • Trị hen suyễn: Trong một báo cáo nghiên cứu từ 6/2000 được đăng tải trên tạp chí Archives of Allergy and Immunology, các nhà khoa học đã nhận thấy dầu hạt tía tô tác động nhất định lên bệnh hen suyễn. Các hoạt chất trong tía tô sẽ hỗ trợ tăng khả năng lưu thông khí, đồng thời cải thiện chức năng của phổi để hỗ trợ điều trị hen.
  • Chống viêm và dị ứng: Trong tía tô chứa Acid Rosmarinic, Acid Alpha – linolenic, Quercetin,  Perilla và Luteolin đều khả năng ức chế quá trình sản xuất Histamin và giảm Cytokine, ngăn chặn vấn đề viêm và dị ứng trên cơ thể.
  • Điều trị viêm đau dạ dày: Hoạt chất Tanin và Glucosid có trong tía tô có tác dụng chống viêm hiệu quả và hỗ trợ làm lành nhanh vết loét trên thành dạ dày. Đồng thời, chúng còn có tác dụng trung hòa và giảm lượng acid trong dạ dày.
  • Khả năng chống oxy hóa cao: Aldehyde trong tía tô là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn hình thành và phát triển các gốc tự do, từ đó hạn chế chúng gây tổn thương đến các tế bào và DNA của cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm đau, trị viêm xương khớp: Tinh dầu tía tô còn chứa chất giảm đau tự nhiên, kết hợp chất kháng khuẩn để hạn chế và hỗ trợ điều trị  tình trạng viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.
  • Giúp tỉnh táo và thư giãn đầu óc: Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland đã chỉ ra hoạt chất Apigenin, acid Rosmarinic và acid Acetic chiết xuất từ tía tô có tác dụng trong phòng tránh và điều trị chứng trầm cảm. Đồng thời, chúng còn có khả năng kích thích thần kinh nhẹ để nâng cao tinh thần, giữ cho đầu óc tỉnh táo, giải tỏa tâm trạng và giảm stress.
  • Tác dụng làm đẹp da: Nhiều nghiên cứu của các công ty dược mỹ phẩm cũng phát hiện ra một số hoạt chất trong tía tô có khả năng ức chế sự tổng hợp Melatonin và Tyrosinase để làm sáng da, đồng thời chống viêm làm dịu da nhanh chóng.
  • Phòng chống các bệnh lý tim mạch: Dầu trong hạt và lá tía tô chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào cùng các acid béo không bão hòa gồm Omega – 3 có tác dụng giảm và kiểm soát lượng Cholesterol xấu trong máu. Từ đó giúp bảo vệ hệ tuần hoàn và phòng chống các bệnh lý tim mạch như chứng xơ vữa động mạch, huyết áp thấp hoặc huyết áp cao,…
  • Điều hòa tim mạch: Bên cạnh khả năng phòng chống tim mạch, lượng tinh dầu trong tía tô còn giúp điều tiết hiệu quả cơ chế kiểm soát huyết áp của cơ thể, giúp ổn định huyết áp không quá thấp cũng không bị tăng cao.
Lá tía tô từ lâu đã được coi là loại thảo dược tốt cho sức khỏe
Lá tía tô từ lâu đã được coi là loại thảo dược tốt cho sức khỏe

Huyết áp cao có uống được lá tía tô không?

Như vậy, lá tía tô có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và đặc biệt là hệ tim mạch. Việc ăn các món ăn hoặc uống nước nấu từ lá tía tô từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp và kiểm soát lượng Cholesterol trong máu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phân vân liệu lá tía tô có làm tăng huyết áp không

Thực tế, các hoạt chất tinh dầu trong tía tô có thể làm tăng huyết áp khi người uống đang bị hạ huyết áp. Tuy nhiên, chúng không khiến huyết áp tăng quá cao mà nằm ở một mức ổn định và an toàn. Khi người dùng có huyết áp cao, các chất  trong lá tía tô lại làm hạ huyết áp về mức an toàn nhanh chóng. Chính vì vậy, loại lá này mới được Đông y sử dụng để giúp huyết áp trở lại bình thường, phù hợp cho những người có huyết áp không ổn định.

Tuy nhiên, công dụng điều hòa huyết áp của lá tía tô nên áp dụng khi huyết áp ổn định để duy trì mức an toàn, phòng ngừa huyết áp tăng cao hoặc hạ quá thấp. Việc sử dụng là tía tô cho người huyết áp cao đang lên cơ tăng huyết áp hoặc dùng cho người huyết áp thấp đang tụt huyết áp có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Lá tía tô có làm tăng huyết áp không? Lá tía tô giúp điều chỉnh và ổn định huyết áp
Lá tía tô có làm tăng huyết áp không? Tía tô giúp điều chỉnh và ổn định huyết áp

Cách nấu nước lá tía tô uống hàng ngày để ổn định huyết áp

Như vậy, nên người huyết áp cao hay huyết áp thấp đều có thể ăn món ăn hoặc uống nước nấu từ lá tía tô để hỗ trợ kiểm soát huyết áp và Cholesterol trong máu một cách an toàn. Dưới đây là cách nấu nước lá tía tô để có thể sử dụng cho mọi đối tượng mà bạn có thể tham khảo để thực hiện hàng ngày. 

Đầu tiên, bạn sẽ cần chuẩn bị những nguyên liệu bao gồm:

  • Khoảng 200g lá tía tô tươi.
  • 3 – 4 lát chanh tươi.
  • 2 – 2.5l nước lọc.

Cách thực hiện nấu nước lá tía tô rất đơn giản:

  • Bước 1: Sơ chế và rửa sạch lá tía tô, nên ngâm vào nước muối loãng trong khoảng 10 phút để rạch hơn, sau đó vớt ra rồi để ráo nước. Chanh cắt lát
  • Bước 2: Đun sôi nước trong nồi rồi bỏ lá tía tô vào dun thêm trong khoảng 3 – 5 phút rồi tắt bếp. 
  • Bước 3: Sau khi đợi nước nguội thì cho ra chai thủy tinh và rồi bỏ 3 – 4 lát chanh tươi vào, có thể bảo quản lạnh để sử dụng dần dần trong ngày.

Tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe và hệ tim mạch khá chậm và chủ yếu có mục đích phòng ngừa bệnh tật. Do đó, hãy coi đây là một thức uống hỗ trợ và bổ dưỡng, cần kiên nhẫn sử dụng đều đặn và lâu dài.

Cần chú ý không nên đun nước lá quá 15 phút vì có thể làm mất hết các hoạt chất tốt trong lá. Ngoài ra, bạn không nên uống quá nhiều nước lá tía tô vào cùng một lần uống, chỉ nên uống dưới 500ml/lần và khoảng 2 – 2.5l nước lá tía tô mỗi ngày. Việc làm dụng có thể gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi và khó chịu dạ dày.

Chỉ nên bảo quản và sử dụng nước lá tía tô tối đa 24 tiếng vì càng lâu thì các dưỡng chất càng mất tác dụng và biến chất. Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô là khoảng 30 phút trước bữa ăn.

Huyết áp cao có uống được lá tía tô không? CÓ nếu đúng cách và liều lượng
Huyết áp cao có uống được lá tía tô không? CÓ nếu đúng cách và liều lượng

Một số lưu ý khi sử dụng lá tía tô cho bệnh nhân có vấn đề về huyết áp

Lá tía tô có tác dụng kiểm soát và điều hòa huyết áp, do đó nhiều bệnh nhân cao huyết áp hoặc huyết áp thấp sử dụng loại cây này như một bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng lá tía tô cho bệnh nhân có vấn đề về huyết áp cần chú ý một số điểm sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước để tránh gây ảnh hưởng đến tác dụng của loại thuốc đang được kê cũng như để nhận được chỉ dẫn về liều dùng, cách dùng phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.
  • Ngoài bệnh nhân huyết áp cao hoặc thấp, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em cũng cần cẩn trọng khi ăn các món ăn có lá tía tô hoặc uống nước nấu từ loại cây này. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sử dụng đúng cách và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Hoạt chất trong lá tía tô có thể xung đột với một số loại thảo dược, thực phẩm khác nên tuyệt đối không sử dụng chúng cùng nhau. Hãy tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để sử dụng loại lá này đúng cách.
  • Theo Đông y, không nên sử dụng lá tía tô cho người đang bị cảm nóng, ra nhiều mồ hôi hoặc người đang bị tiêu chảy,…
Cần cẩn trọng sử dụng nước lá tía tô cho một số đối tượng
Cần cẩn trọng sử dụng nước lá tía tô cho một số đối tượng

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi: Lá tía tô có làm tăng huyết áp không? Hy vọng bài viết trên đã giúp bệnh nhân cao huyết áp hoặc huyết áp thấp biết cách sử dụng đúng liều lượng nước lá tía tô để hỗ trợ cải thiện sức khỏe và hỗ trợ tim mạch hoạt động ổn định.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cao huyết áp uống nước dừa được không

[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Uống Nước Dừa Được Không?

Nước dừa không chỉ là một loại thức uống giải khát mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức...

huyết áp cao có uống được hà thủ ô không

[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Có Uống Được Hà Thủ Ô Không?

Hà thủ ô là một loại dược liệu thường xuyên xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian và Y...

Huyết Áp Cao Có Uống Được Linh Chi Không? [Giải Đáp Chi Tiết]

Huyết Áp Cao Có Uống Được Linh Chi Không? [Giải Đáp Chi Tiết]

Nấm linh chi là thảo dược quý hiếm rất tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, những trường hợp...

Người bệnh huyết áp cao ăn được trứng không

[Giải Đáp] Người Bệnh Huyết Áp Cao Ăn Trứng Được Không?

Người bệnh huyết áp cao ăn được trứng không là vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay....

huyết áp cao nên ăn quả gì

Huyết Áp Cao Nên Ăn Quả Gì? 18 Loại Quả Cực Tốt Cho Sức Khỏe

Huyết áp cao là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bên cạnh việc...

Sâm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

[Giải Đáp] Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không?

Hiện nay số người bị huyết áp cao đang tăng lên đáng kể, nếu không được can thiệp, chứng bệnh...

Bị Cao Huyết Áp Có Uống Nước Chanh Được Không? [Góc Chuyên Gia]

Bị Cao Huyết Áp Có Uống Nước Chanh Được Không? [Góc Chuyên Gia]

Cao huyết áp có uống nước chanh được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Đây là...

Nattokinase 2000fu Orihiro - Sản phẩm ổn định huyết áp của Nhật rất được ưa chuộng

TOP 3 Loại Thuốc Ổn Định Huyết Áp Của Nhật Bản Được Tin Dùng

Các dòng thuốc ổn định huyết áp của Nhật Bản luôn được ưa chuộng rất nhiều tại thị trường châu...