Lao Cột Sống Có Lây Không?

  • Bệnh lao cột sống có thể gây lây nhiễm, nhưng khả năng thấp hơn so với bệnh lao phổi. 
  • Vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể từ lao phổi hoặc hạch bạch huyết và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, niêm mạc hoặc vết thương.

Lao cột sống có lây không?

Mặc dù khả năng lây nhiễm của bệnh lao cột sống thấp hơn so với lao phổi, nhưng nó vẫn có thể truyền từ người sang người trong một số trường hợp.

  • Lây nhiễm từ người mắc lao phổi: Nếu một người mắc bệnh lao phổi đang trong giai đoạn hoạt động (vi khuẩn đang nhân lên và gây bệnh) và chưa được điều trị thì họ có thể vô tình truyền vi khuẩn lao sang người khỏe mạnh qua đường không khí khi ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện. Vi khuẩn lao sau đó có thể di chuyển đến cột sống và gây bệnh.
  • Lây nhiễm qua vết thương hở: Trong một số trường hợp hiếm, vi khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào cột sống qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc. 
Lao cột sống không trực tiếp lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Tốt nhất, khi biết bản thân bị nhiễm khuẩn lao bạn nên thăm khám chuyên khoa để xác định vị trí tồn tại của vi khuẩn bên trong cơ thể. Nếu bị nhiễm vi khuẩn lao ở cả phổi và cột sống, bạn cần được cách ly và điều trị kịp thời, tránh tình trạng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Biến chứng của bệnh lao cột sống

  • Đau nhức và khó chịu khi thay đổi tư thế, nhất là khi cúi người hoặc ngửa người.
  • Suy giảm khả năng vận động, có thể dẫn đến tàn phế..
  • Đe dọa tính mạng, đặc biệt trong các trường hợp nghiêm trọng khiến cho hệ thống miễn dịch suy yếu và mở ra cửa cho các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng và suy hô hấp.

Không chỉ làm suy giảm sức khỏe, lao cột sống gây mất tự tin và giảm khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội. Do đó, việc nhận biết và điều trị kịp thời bệnh lao cột sống là vô cùng quan trọng để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm này và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Cách phòng tránh bệnh lao cột sống

  • Dùy trì lối sống khỏe mạnh và chế độ dinh dưỡng cân đối.
  • Giảm tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh lao.
  • Đảm bảo tiêm chủng phòng bệnh lao đúng lịch và đầy đủ.
  • Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đúng cách.
  • Tăng cường vận động và tập thể dục đều đặn.
  • Tìm hiểu thông tin về bệnh lao, đặc biệt là trong các khu vực có nguy cơ cao.
  • Nếu bạn không may đã tiếp xúc lâu dài với người nghi nhiễm bệnh, hãy tìm đến bác sĩ để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của mình.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android