Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Gan B Hiệu Quả Nhất

Để giúp bệnh tiến triển tốt, đẩy nhanh quá trình điều trị thì việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B là vô cùng cần thiết. Vậy cần chăm sóc như thế nào, theo dõi ra sao, phải thực hiện các xét nghiệm gì… chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B chi tiết

Trên thực tế, một phác đồ điều trị viêm gan B tại nhà hiệu quả không thể thiếu bước lên kế hoạch chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần nắm đủ và chính xác thông tin về bệnh lý từ những lần thăm khám, kết quả chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:

  • Người bệnh có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng như chảy máu tiêu hoá hoặc hôn mê gan.
  • Người bệnh có sức đề kháng yếu, cơ thể gầy gò, thể trạng yếu ớt, sức ăn kém, cổ tướng hoặc phù nề do tăng áp lực tĩnh mạch và giảm áp lực kéo.
  • Người bệnh chưa nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, cũng như chưa được trang bị kiến thức về bệnh lý, cách phòng tránh hay tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B chi tiết
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B chi tiết

Do đó, kế hoạch chăm sóc người bị viêm gan B cần phải có tối thiểu những yếu tố quan trọng sau đây:

Xây dựng kế hoạch ăn uống theo chế độ riêng

Đối với người nhiễm virus viêm gan B, chế độ ăn uống cần được đảm bảo dinh dưỡng và có khả năng tăng cường chức năng gan. Bởi gan có nhiệm vụ bài tiết và đào thải độc tố của cơ thể, nếu người bệnh nạp vào quá nhiều món có hại sẽ khiến gan phải làm việc quá tải, ảnh hưởng tới chức năng cũng như quá trình điều trị.

Chính vì vậy, trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B, chúng ta cần chú trọng bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein (như thịt nạc, trứng, hải sản…), rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, sữa, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Chúng có tác dụng làm mát gan, giải độc tốt đồng thời cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, trong một số loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi gan, cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất.

Mặt khác, chế độ ăn của người bệnh cũng cần loại bỏ hoàn toàn một số thực phẩm có hại như: Bia rượu, thuốc lá, cà phê, chất kích thích, đường hóa học, các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… Bởi chúng sẽ khiến tình trạng của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn, dễ chuyển biến sang các giai đoạn nặng hoặc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên

Việc theo dõi sức khỏe thường xuyên là vô cùng cần thiết với người bệnh viêm gan B. Lúc này bác sĩ sẽ nắm được tình hình sức khỏe cụ thể, dựa vào đó đưa ra và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị liệu đã hiệu quả hay chưa, có cần điều chỉnh thêm ở đâu hay không. Nếu phát hiện tình trạng sức khỏe của người bệnh có sự thay đổi, bác sĩ sẽ phải lập kế hoạch chăm sóc mới để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của cơ thể.

Cung cấp thông tin, bổ sung kiến thức cho người bệnh

Hiện nay có rất nhiều người chưa hiểu rõ và còn lơ là, chủ quan với bệnh viêm gan B. Trong khi đó, việc nắm rõ các kiến thức về bệnh, theo dõi, phòng tránh và kiêng cữ đúng cách sẽ giúp cho quá trình điều trị sớm mang đến hiệu quả tốt. Một số thông tin quan trọng mà người bệnh viêm gan B cần phải nắm được như:

Con đường lây nhiễm:

  • Máu: Thực tế, chỉ cần một hành động nhỏ, sơ ý cũng có thể là tác nhân gây truyền nhiễm bệnh cho cộng đồng. Chẳng hạn như: Dùng chung các dụng cụ y tế, đồ dùng cá nhân, dụng cụ làm đẹp có khả năng dính máu, dịch tiết cơ thể mà chưa được sát khuẩn sạch sẽ.
  • Tình dục: Quan hệ tình dục cũng là con đường lây nhiễm thường gặp ở những người có lối sống bừa bãi, không chung thủy.
  • Truyền từ mẹ sang con: Virus viêm gan B có thể tồn tại trong máu và dịch âm đạo của người mẹ, do đó trong thời gian thai kỳ, đặc biệt là khi sinh đẻ khả năng lây nhiễm sang con là rất cao.

Triệu chứng của viêm gan B

Đối với bệnh viêm gan B, thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong vòng 60 – 90 ngày kể từ khi bệnh khởi phát. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C), rối loạn đường ruột, gặp các vấn đề về tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm), cơ thể đau nhức, mất ngủ.

Một số triệu chứng thường gặp của người bệnh viêm gan B
Một số triệu chứng thường gặp của người bệnh viêm gan B

Thời gian toàn phát của bệnh trung bình sẽ kéo dài trong khoảng từ 1 – 4 tuần. Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như: Vàng mắt, vàng da, sau đó các sắc tố vàng trên da sẽ từ từ tăng dần. Ở thời kỳ mãn tính, các tình trạng trên tái phát nhiều lần, nếu để những tổn thương này kéo dài quá 6 tháng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị.

Xem thêm: Tác Hại Của Viêm Gan B Là Gì, Phải Phòng Tránh Như Thế Nào?

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B được xem là hiệu quả khi nào?

Một kế hoạch chăm sóc cho người bệnh bị viêm gan B được đánh giá là thành công nếu người bệnh:

  • Giảm tuần hoàn bàng hệ.
  • Giảm cổ trướng.
  • Không còn các triệu chứng vàng mắt, vàng da.
  • Không còn xuất hiện dấu hiệu chảy máu dưới da, chảy máu chân răng hay chảy máu cam.
  • Người bệnh cảm thấy thể trạng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, tinh thần thoải mái hơn.
  • Người bệnh không xuất hiện bất cứ biến chứng nào.

6 bước chăm sóc bệnh nhân viêm gan B hiệu quả

Khi nắm vững 6 bước quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B sau đây, chúng ta sẽ sớm thu được những hiệu quả tích cực. Đó là:

Bước 1: Theo dõi hô hấp

Người bệnh khi nghỉ ngơi nên nằm ngửa, đầu nghiêng hẳn về một phía để tránh nguy cơ hít phát các chất nông hay chất xuất tiết. Đồng thời cho thở 02, theo dõi nhịp thở và tình trạng tăng tiết.

Bước 2: Theo dõi tuần hoàn

Khi tiếp nhận chăm sóc cho người bệnh bị viêm gan B, chúng ta cần phải đo huyết áp, cặp nhiệt độ và lấy mạch ngay. Sau đó chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết, dịch truyền và thuốc nâng huyết áp.

Bước 3: Theo dõi biến chứng

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm gan tối cấp, viêm gan thể mạn tính, viêm cơ tụy, viêm cơ tim cùng những biến chứng khác.

Bước 4: Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm

Người bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm về viêm gan, đồng thời thêm một số loại xét nghiệm cần thiết khác như: Xét nghiệm nước tiểu, đo tỉ lệ prothrombin, Transaminase, Bilirubin.

Bước 5: Chăm sóc hệ thống các cơ quan

Nếu người bệnh xuất hiện một số biểu hiện sau đây, chúng ta cần phải can thiệp kịp thời:

  • Bệnh nhân có biểu hiện chán ăn, thường xuyên nôn mửa: Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Chăm sóc, làm sạch và vệ sinh bề mặt da như: Tắm bằng nước ấm, giữ cho da không bị lở loét và tẩy uế các chất bài tiết.
  • Sắp xếp cho người bị viêm gan B có khu vực nằm riêng, hạn chế dùng chung nhà vệ sinh.

Bước 6: Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ

Bên cạnh chế độ ăn uống được gợi ý như trên, người bệnh cũng cần được ăn uống và cho uống thuốc đúng giờ. Đặc biệt trong đó người mắc viêm gan tối cấp sẽ có biểu hiện phù nên cho dùng thuốc lợi tiêu, cần chú ý trong thực đơn nên bổ sung Kali.

Với những người bệnh khó ăn, không thể ăn uống có thể sử dụng kèm dịch truyền ưu tương. Trong trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng nôn nhiều, mất nước hoặc hôn mê sẽ được ăn bằng ống thông dạ dày.

Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

Một số lưu ý trong chăm sóc người bệnh viêm gan B

Chúng ta đều biết, cho tới nay vẫn chưa thể tìm ra các loại thuốc hay phương pháp có thể chữa viêm gan B tận gốc. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch chăm sóc hiệu quả thì hoàn toàn ngăn ngừa được các biến chứng và loại bỏ những triệu chứng của bệnh. Trong đó, một số lưu ý quan trọng và không thể bỏ qua khi chăm sóc cho người bệnh bị viêm gan B là:

  • Người bệnh cần được kiểm tra định kỳ chỉ số men gan và HBeAg tối thiểu 6 tháng/lần.
  • Người bệnh cần kiêng tuyệt đối rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Người bệnh không cần phải sử dụng các loại thuốc điều trị viêm gan B nếu như men gan không có dấu hiệu tăng và HBeAg âm tính.
  • Người thân của bệnh nhân nên đi xét nghiệm để biết có bị lây nhiễm hay không, nếu không thì cần tiêm phòng vacxin viêm gan B càng sớm càng tốt.
  • Khi băng bó các vết thương hở cho người bệnh cần đeo bao tay và đặc biệt cẩn thận.
  • Không nên quá lo lắng đồng thời không được quá chủ quan về vấn đề truyền nhiễm virus viêm gan B.
  • Người bệnh nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, lạc quan để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B một cách chính xác và hiệu quả nhất. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới thành công của quá trình điều trị bệnh, vì vậy chúng ta cần thật sự kiên trì, thực hiện theo đúng như kế hoạch và phác đồ được bác sĩ chuyên khoa đưa ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android