Loãng Xương Ở Người Trẻ

Triệu chứng và nguyên nhân

Loãng xương ở người trẻ tuổi là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay khi mà số người trong độ tuổi 20 - 30 mắc bệnh ngày càng tăng. Bệnh loãng xương gây ra triệu chứng đau nhức kéo dài khiến chất lượng cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng và làm giảm khả năng lao động ở những người trẻ. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh loãng xương ở người trẻ bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

Định nghĩa

Loãng xương là hiện tượng mật độ xương giảm thấp khiến xương trở nên giòn, xốp và dễ gãy. Bệnh lý này xảy ra khi quá trình tái tạo xương mới và quá trình tiêu hủy xương cũ bị mất cân bằng. Người già và người trong độ tuổi mãn kinh là những đối tượng có nguy cơ bị loãng xương rất cao.

Hiện nay, bệnh loãng xương đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa khi mà số người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thói quen lười vận động và ăn uống thiếu khoa học của giới trẻ hiện nay.

Khác với người cao tuổi, bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi có tiến triển âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng nên khó phát hiện. Chỉ khi bạn tiến hành xét nghiệm hoặc khám sàng lọc y khoa mới có thể phát hiện ra bệnh.

Hình ảnh

Triệu chứng

Cũng tương tự như người già, khi bệnh loãng xương khởi phát ở người trẻ tuổi sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức kéo dài tại cột sống, xương cổ tay, xương cổ chân và xương nhánh dài
  • Đau mỏi lưng và các khớp
  • Dáng đi hơi khòm, gù và không thể giữ thẳng lưng
  • Chiều cao giảm do đốt sống bị sụt lún
  • Đổ mồ hôi khắp người, đôi khi sẽ có cảm giác ớn lạnh
  • Móng chân và móng tay giòn, dễ gãy
  • Túi nướu lợi bị tiêu hủy
  • Mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao

Nguyên Nhân

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi có thể khởi phát do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, các bạn trẻ cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh để chủ động trong việc phòng ngừa. Nếu bệnh loãng xương xảy ra khi tuổi đời còn quá trẻ sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống sau này. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

  • Di truyền: Nếu có bố mẹ hoặc anh chị em bị loãng xương thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị loãng xương ở tuổi đời còn trẻ. Do gen di truyền là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát nên với trường hợp loãng xương do di truyền sẽ rất khó phòng ngừa và điều trị dứt điểm.
  • Suy giảm estrogen: Ở nữ giới, bệnh loãng xương cũng có thể khởi phát do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể bị giảm thấp. Estrogen là một loại nội tiết tố có tác dụng bảo vệ và duy trì mật độ xương, giúp xương khớp luôn chắc khỏe. Nếu estrogen giảm thấp cũng sẽ khiến xương dần suy yếu và gây ra bệnh loãng xương.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người trẻ. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hại, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp, thực phẩm nhiều muối,... sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và làm gia tăng nguy cơ mất xương. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo điều kiện cho bệnh loãng xương khởi phát.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, thuốc điều trị ung thư, thuốc corticosteroid, thuốc ức chế bơm proton,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất xương và giảm hấp thụ canxi. Nếu phải sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài, bác sĩ yêu cầu sử dụng thêm viên uống bổ sung canxi và vitamin D để phòng ngừa mất xương.
  • Do bệnh lý: Bệnh loãng xương cũng có thể khởi phát ở người trẻ tuổi nếu bạn đang mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh về nội tiết, tiểu đường, bệnh thận, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng kém hấp thu,...
  • Ít vận động: Hiện nay, người trẻ phải chịu áp lực rất lớn từ công việc và cuộc sống nên không có thời gian để vận động cơ thể. Điều này đã tạo cơ hội cho quá trình phá hủy xương diễn ra ngày càng mạnh mẽ và kích hoạt khởi phát các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh loãng xương.
  • Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D, đây là thành phần khoáng chất đặc biệt cần thiết đối với xương khớp. Nếu bạn ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sẽ khiến cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin D, gây thiếu hụt vitamin D và tạo cơ hội cho bệnh loãng xương khởi phát.
  • Lối sống thiếu khoa học: Bệnh loãng xương cũng có thể khởi phát ở những người trẻ tuổi có lối sống thiếu khoa học như lười vận động, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, ăn uống kiêng khem quá mức và thiếu khoa học, không tập thể dục, thừa cân béo phì,....

Biến chứng

Bệnh loãng xương xảy ra ở người trẻ được giới chuyên môn đánh giá là khá nguy hiểm vì chúng có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Loãng xương sẽ gây ra cơn đau nhức kéo dài dọc theo đầu xương hoặc tay chân, tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng hơn khi về đêm. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách và kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như:

  • Chuột rút do xẹp đốt sống
  • Cong vẹo cột sống
  • Rối loạn tư thế cột sống
  • Lún cột sống, gù lưng
  • Gãy xương chỉ với va chạm nhẹ

Cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay và xương cổ chân là những vị trí dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Khi bị loãng xương nặng, các nhóm xương này rất dễ bị gãy và gây tàn phế vĩnh viễn. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Phòng ngừa

Loãng xương là bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp và có thể phát sinh ra nhiều rủi ro không mong muốn khi chuyển biến nặng. Mặc dù, đây là bệnh lý không khó điều trị nhưng việc điều trị thường diễn ra kéo dài gây tốn thời gian và tốn chi phí. Tốt nhất, bạn nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này. Cụ thể là:

  • Hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương và tăng khả năng hấp thụ canxi. Một số bài tập nên thực hiện là yoga, bơi lội, đạp xe, thể dục nhịp điệu,... Ngoài ra, tập thể dục còn mang lại nhiều lợi ích khác như giải tỏa stress, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh lý.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho khoa học và hợp lý. Để phòng ngừa bệnh loãng xương, bạn cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, protein, magie,.. vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe xương khớp như đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn mặn nhiều muối, đồ ăn ngọt nhiều đường,...
  • Xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh loãng xương. Ví dụ như ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh thức khuya, ăn đúng giờ và đủ bữa, nói không với chất kích thích, tránh căng thẳng kéo dài,...
  • Tắm nắng đúng cách cũng là cách giúp bạn phòng tránh bệnh loãng xương khá hiệu quả. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sẽ giúp da tự tổng hợp vitamin D cần thiết cho cơ thể. Bạn chỉ nên tắm nắng khoảng 15 phút/ngày và thời điểm tắm nắng tốt nhất là từ 6 - 8 giờ sáng, đây là thời điểm tia nắng mặt trời không có các tia cực tím gây hại cho da.
  • Tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc Tây y trong điều trị bệnh lý, đặc biệt là thuốc giảm đau chứa corticoid. Thành phần hoạt chất trong nhóm thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và tăng đào thải canxi qua thận. Tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
  • Tiến hành khám sức khỏe xương khớp định kỳ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Cách này giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh loãng xương cũng như các bệnh lý khác, từ đó bạn có thể đưa ra phương án xử lý sao cho phù hợp. Trường hợp phát hiện bệnh quá muộn sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và có nguy cơ phát sinh biến chứng cao.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi nghi ngờ bản thân bị loãng xương, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được xác định chính xác bệnh lý và lên phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán bệnh loãng xương là chụp x-quang, chụp CT, chụp MRI, đo khối lượng xương ngoại vi, đo mật độ xương BMD,... Sau đó, bác sĩ sẽ dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của WHO để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý. Đồng thời, bệnh loãng xương cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như ung thư di căn xương, xương thủy tinh, gãy xương không do loãng xương.

Sau khi xác định chính xác bệnh lý mà người bệnh mắc phải cũng như mức độ loãng xương, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tình trạng mất xương tiếp tục diễn ra. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học giúp quá trình điều trị bệnh nhanh mang lại hiệu quả.

Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh và có cách thực hiện đơn giản nên được ưu tiên áp dụng hiện nay. Liệu trình điều trị bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi thường diễn ra kéo dài, đồng thời người bệnh cần được theo dõi sau điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi là:

  • Thuốc Calcitonine
  • Thuốc Bisphosphonates: Alendronate (Fosamax), Ibandronate (Boniva), Estrogen agonists, Risedronate (Actonel, Atelvia)
  • Thuốc kháng thể đơn dòng: Denosumab (Prolia, Xgeva)
  • Thuốc thúc đẩy phát triển xương: Teriparatide (Forteo), Romosozumab (Evenity), Abaloparatide (Tymlos),...

Thành phần dược tính trong các loại thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ làm chậm quá trình tiêu hủy xương, giúp cải thiện mật độ xương và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Dựa vào độ tuổi cũng như mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh còn được kê đơn viên uống bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể.

Với những trường hợp loãng xương do thiếu hụt estrogen, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng liệu pháp hormone giúp duy trì nồng độ estrogen ở mức độ ổn định. Ở trường hợp này, người bệnh cần được thăm khám và đánh giá kỹ lượng tình trạng bệnh, điều này giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn.

Việc dùng thuốc Tây y trị loãng xương có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu, đau thực quản, viêm loét dạ dày và gia tăng nguy cơ ung thư vú,.. Vì vậy, bạn cần dùng thuốc trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa các tác dụng phụ trên.

Dùng thuốc Đông y

Khi bị loãng xương bạn cũng có thể dùng thuốc Đông y để điều trị. Thuốc Đông y có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên khá lành tính, an toàn đối với sức khỏe ngay cả khi bạn dùng trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh loãng xương bằng thuốc Đông y mang lại hiệu quả khá chậm, bạn cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài thì bệnh mới có chuyển biến tốt. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị loãng xương theo từng thể bệnh bạn có thể tham khảo:

- Bài thuốc chữa loãng xương thể tỳ hư: Chuẩn bị  12 gram phòng sâm, 12 gram lá lốt, 12 gram thần khúc, 12 gram bạch truật, 12 gram hậu phác, 10 gram cao lương khương, 10 gram sa nhân, 10 gram sơn tra, 10 gram bạch linh, 10 gram bán hạ, 10 gram trích thảo. Rửa sạch dược liệu, đem sắc với nước rồi dùng để uống.

- Bài thuốc chữa loãng xương thể dương hư: Chuẩn bị 16 gram ngũ gia bì, 16 gram nam tục đoạn, 12 gram bạch truật, 12 gram cam thảo, 12 gram khởi tử, 12 gram lá lốt, 12 gram sơn thù, 6 gram quế chi. Các dược liệu trên đem hợp thành 1 thang thuốc. Đem tất cả đi sắc nước uống. Mỗi ngày dùng một thang.

- Bài thuốc chữa loãng xương thể huyết ứ: Chuẩn bị 20 gram tô mộc, 16 gram hoàng kỳ, 12 gram huyết đằng, 12 gram xa tiền, 12 gram bạch truật, 12 gram xuyên khung, 12 gram tục đoạn, 12 gram hương phụ tử, 12 gram cam thảo, 12 gram phòng sân, 10 gram uất kim, 10 gram trần bì, 10 gram ngải diệp, 10 gram hồng hoa. Dược liệu đem rửa sạch, sắc kỹ với nước rồi chia thành nhiều phần dùng để uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa loãng xương thể thận âm suy tổn: Chuẩn bị 12 gram quy bản khiếm thực, 12 gram đương quy, 12 gram thục địa, 12 gram cam thảo, 12 gram khởi tử, 12 gram tang thầm, 12 gram sơn thù, 12 gram hoàng bá, 10 gram bạch linh, 10 gram ngân hoa, 10 gram đại táo. Cũng tương tự các bài thuốc trên, đem dược liệu đi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android