Loãng Xương Uống Thuốc Gì và Uống Trong Bao Lâu?
Người bị loãng xương uống thuốc gì và nên uống trong bao lâu mới có thể ngừng lại là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Việc dùng các thuốc trong điều trị loãng xương cần phải đúng loại, đúng thời điểm, đúng cách thì mới có thể mang đến kết quả tốt nhất. Tốt nhất người bệnh nên gặp gỡ và trao đổi chi tiết với bác sĩ để được chỉ định và hỗ trợ chính xác nhất.
Người bị loãng xương nên uống thuốc gì tốt nhất?
Các dấu hiệu của loãng xương rất khó nhận biết trong thời gian đầu bởi rất mơ hồ cũng không được biểu hiện bằng tình trạng đau nhức. Bởi thế mà hầu hết những người bị loãng xương đều phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến triển sâu dẫn tới việc điều trị gặp nhiều khó khăn và phức tạp, sức khỏe cũng dễ tiến triển xấu hơn.
Các thuốc điều trị loãng xương thường được dùng với mục đích làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện. Người bệnh có thể phải dùng các loại thuốc này trong thời gian dài, kết hợp giữa nhiều loại với nhau, tùy thuộc theo tình trạng sức khỏe.
Vậy người bị loãng xương cần uống thuốc gì để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm?
Nhóm thuốc giảm đau
Paracetamol là nhóm thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến được dùng cho rất nhiều trường hợp, bao gồm cả các bệnh loãng xương. Mục đích chính của loại thuốc này vẫn là giảm đau từ nhẹ đến trung bình nhưng không gây ra quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Các tác dụng phụ của thuốc khá ít hoặc chỉ thoáng qua như buồn nôn, buồn ngủ, nhức đầu hay cảm thấy mệt mỏi nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên thuốc hầu như không có tác dụng với những cơn đau nặng. Do vậy nó thường là một trong những loại thuốc đầu tiên được chỉ định ở giai đoạn đầu nếu bệnh nhân băn khoăn loãng xương uống thuốc gì.
Paracetamol hầu hết chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn, không dùng quá lâu vì dễ gây nhờn thuốc và không còn tác dụng.
Chống chỉ định
- Người có tiền sử bị suy thận, suy gan
- Người bị thiếu máu
- Người dị ứng với các thành phần của thuốc
- Bệnh nhân thiếu glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
- Phụ nữ có thai hoặc người nghiện rượu
Nhóm thuốc chống hủy xương
Thuốc chống hủy xương Bisphosphonate cũng thường được chỉ định cho bệnh nhân với mục đích làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh xuất hiện. Thành phần chính của nhóm thuốc này là pyrophosphate với khả năng làm tăng tuổi thọ của các tế bào xương nhờ đó kiểm soát được quá trình hủy xương, gãy xương do loãng xương.
Các thuốc chống hủy xương đã được chấp nhận sử dụng hiện nay là Alendronat, Risedronat và Ibandronate ở dạng viên uống hay Zoledronate ở dạng tiêm tĩnh mạch. Cụ thể
- Thuốc Alendronate: các nghiên cứu đã chỉ ra, việc dùng Alendronate trong khoảng 3 năm ở phụ nữ bị loãng xương có thể giảm được đến một nửa nguy cơ gãy cột sống và 30% ở các vị trí khác. Mật độ xương của những người sau khi dùng thuốc này cũng được tăng lên đáng kể.
- Risedronate: đây là nhóm thuốc chống hủy xương thế hệ thứ 2, có hiệu quả trong việc phòng chống nguy cơ loãng xương ở cả nam và nữ do lạm dụng corticoid. Các thử nghiệm trong thực tế cho thấy dùng 35mg/ tuần trong 2 năm ở nam giới bị loãng xương giúp mật độ xương ở cột sống được cải thiện đáng kể.
- Ibadronate: được điều chế ở cả dạng viên và dạng tiêm tĩnh mạch, trong đó việc dùng thuốc liên tục trong 3 năm có thể giảm được một nửa nguy cơ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh.
- Zoledronate: được điều chế chính ở dạng tiêm tĩnh mạch, có thể ức chế được quá trình tiêu xương mạnh mẽ cho bệnh nhân loãng xương. Tỷ lệ gãy xương cột sống ở phụ nữ mãn kinh có thể giảm đến 70% sau khi tiêm thuốc này.
Loãng xương uống thuốc gì thì chắc chắn không thể thiếu các nhóm thuốc chống hủy xương. Tuy nhiên việc dùng các thuốc này cũng tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nếu dùng không đúng cách, đúng liều và không phải ai cũng có thể sử dụng.
Các tác dụng phụ
- Chán ăn, ăn không ngon, giảm cân bất thường
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy, táo bón
- Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ
- Có cảm giác như bị đau xương, đau khớp
- Tê hoặc ngứa ran
- Ho, khó thở
- Một số vấn đề về hormone, chẳng hạn căng tức tuyến vú
- Sốt, ớn lạnh hay có triệu chứng cúm
- Tăng nguy cơ mắc một số vấn đề như hỏng răng, hoại tử xương hàm, viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ gãy xương, vô sinh..
Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Bệnh nhân khó nuốt, không thể ngồi thẳng trong 30 phút
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm như suy gan, suy thận nặng
- Người có lượng canxi máu thấp
- Người đã làm một số phẫu thuật liên quan đến dạ dày, ruột hay tuyến giáp
- Người từng, đang hoặc chuẩn bị làm các thủ thuật về răng miệng
- Bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng hóa trị, xạ trị
- Người dùng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, canxi, sắt, aspirin….
Lưu ý khi uống thuốc bạn nên uống nguyên 1 viên, chỉ nên dùng nước lọc, nên đứng thẳng trong ít nhất 5 phút để đảm bảo thuốc trôi hoàn toàn xuống dạ dày. Với các dạng thuốc tiêm cần đảm bảo có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thực hiện.
Các nhóm thuốc bổ sung canxi và Vitamin D3
Loãng xương uống thuốc gì chắc chắn cần bổ sung canxi cho xương vì đây chính là thành phần chính để cấu tạo nên xương. Thiếu hụt canxi khiến mật độ xương giảm, xương yếu, giòn, dễ gãy, dễ tăng nguy loãng xương. Ở một số đối tượng đặc biệt, chẳng hạn như người già hay phụ nữ có thai nếu chỉ bổ sung canxi qua nguồn thực phẩm sẽ không thể đủ và dẫn đến loãng xương.
Tuy nhiên cần chú ý, việc bổ sung canxi nếu muốn hiệu quả thì phải kết hợp sử dụng song song với hàm lượng vitamin D tương ứng. Vitamin D giống như một chất dẫn truyền để đưa canxi vào tới xương, nếu thiếu chất này thì canxi sẽ bị đào thải tại thận. Do đó nếu chỉ tập trung vào bổ sung canxi mà thiếu vitamin D sẽ không thể có hiệu quả, thậm chí còn gây nguy hiểm ngược lại.
Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc bổ sung hai chất này chuyên sâu hoặc dùng các dạng thực phẩm chức năng để hạn chế một số tác dụng phụ không mong muốn. Người dùng cũng cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai hay người đang cho con bú
- Người mắc hội chứng tăng calci máu, calci niệu hoặc bệnh nhân nhiễm độc vitamin D.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý như u ác tính, loãng xương vì nằm liệt, rung thất khi thực hiện hồi sức tim hay người đang dùng digitalis.
Tác dụng phụ
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
- Giãn mạch ngoại vi
- Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn,
- Đỏ da, nổi ban
Thuốc kháng thể đơn dòng Denosumab
Denosumab là loại thuốc kháng thể đơn dòng với mục đích làm tăng mật độ xương, có hiệu quả tương tự nhóm bisphosphonates, thậm chí còn được đánh giá tốt hơn trong việc giảm nguy cơ gãy xương ở người loãng xương. Thuốc được điều chế dưới dạng tiêm, dùng 6 tháng một lần để duy trì mật độ xương ổn định.
Tuy nhiên một vài nghiên cứu cho rằng nếu dùng Denosumab có thể phải dùng đến suốt đời vì nếu ngưng thì mật độ xương sẽ giảm trở lại và có thể làm gãy cột sống nếu để xảy ra tình trạng này. Vì vậy thuốc chỉ được kê khi các phương pháp khác không còn đem đến kết quả tốt nhất.
Loãng xương uống thuốc gì – Raloxifene
Raloxifene thực tế là chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc có liên quan đến hormone, cũng được cho là có hiệu quả trong việc điều trị cho bệnh nhân loãng xương. Thuốc có khả năng trì hoãn quá trình loãng xương do thay đổi estrogen đột ngột nhưng không gây ra nhiều tác dụng phụ như khi bổ sung estrogen.
Dùng Raloxifene còn giúp giảm được nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau điều trị loãng xương. Ở nam giới có thể phải kết hợp dùng thuốc này cùng bổ sung testosterone. Loãng xương uống thuốc gì, trong bao lâu thì Raloxifene có thể được yêu cầu dùng duy trì trong 5 năm với phụ nữ bị loãng xương để làm chậm các tiến triển nguy hiểm ở hệ thống xương khớp.
Tác dụng phụ
- Nóng trong người, dễ nổi mụn, thay đổi da vì có liên quan đến yếu tố hormone
- Tăng nguy cơ làm đông máu với các triệu chứng như ho ra máu, thị lực thay đổi đột ngột, đau/sưng/đỏ/ấm ở chân hoặc cánh tay
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai hay người đang cho con bú
- Người mắc bệnh máu đông, đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh gan, suy tim, ung thư
Một số thuốc khác
Loãng xương uống thuốc gì tốt nhất thì cũng còn phụ thuộc vào hướng điều trị và hiệu quả mà các phương pháp điều trị trước đó đem lại. Một số nhóm thuốc khác cũng đã và đang được dùng cho những bệnh nhân loãng xương mà bạn có thể tham khảo như
- Fluor: có tác dụng kích thích tổng hợp collagen để hình thành lại các đoạn xương bị gãy, đồng thời kích thích nguyên bào xương để tạo xương. Tuy nhiên hiện nay loại thuốc này đã còn ít hoặc không còn nhiều bệnh viện sử dụng.
- Calcitonin: là một loại peptide acid có thể ức chế các tế bào hủy xương được sản xuất bởi tuyến giáp. Một số nghiên cứu cho thấy người bị loãng xương dùng 100IU Calcitonin hằng ngày có thể làm tăng mật độ xương ở tay, cột sống cổ, xương đùi hoặc ngăn chặn nguy cơ mất xương. mỗi ngày có thể ngăn chặn tình trạng mất xương hoặc làm tăng mật độ xương ở xương tay, cột sống và cổ xương đùi. Tuy nhiên hầu hết loại thuốc này chỉ thể hiện tác dụng ngăn ngừa nguy cơ gãy xương cột sống và được dùng khi các thuốc khác không đem đến kết quả.
- Strontiumranelat: có tác dụng ức chế quá trình hủy xương, tăng khả năng tạo xương để cấu trúc cột sống, xương them vững chắc. Tuy nhiên nó có thể làm hạn chế việc hấp thụ calci nên cũng không được sử dụng nhiều.
Thuốc loãng xương dùng trong bao lâu, cần lưu ý gì?
Loãng xương uống thuốc gì, uống trong bao lâu thì có hiệu quả chính là băn khoăn lớn nhất của bệnh nhân. Tuy nhiên thực tế điều này khá khó nói vì còn phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa chỉ bệnh nhân, rất khó nói trước điều gì.
Một số bệnh nhân dùng thuốc duy trì trong vài tháng đã bắt đầu có những cải thiện nhưng có những người phải dùng cả năm mới thay đổi. Một số thuốc chỉ cần dùng trong vài tuần nhưng một số loại thuốc cần phải duy trì dùng trong 3- 5 năm để đảm bảo sự ổn định của mật độ xương khớp.
Tuy nhiên hầu hết các nhóm thuốc này đều chỉ được dùng tối đa trong 5 năm bởi nếu dùng quá lâu thậm chí có thể gây gãy xương ngược lại. Ngoài ra thời gian dùng thuốc còn phụ thuộc vào đó là thuốc dạng tiêm hay thuốc dạng uống. Vì vậy tốt nhất bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Một số lưu ý khác khi dùng các thuốc điều trị loãng xương bao gồm
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thêm/ bớt thuốc hay ngưng thuốc giữa chừng
- Thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào hay đang điều trị bệnh lý nào
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung nguồn khoáng chất từ thực phẩm hay các loại sữa cho người loãng xương để đảm bảo cân bằng các dưỡng chất
- Kết hợp với tắm nắng để bổ sung vitamin D3 tự nhiên, nhờ đó tổng hợp canxi dễ dàng hơn
- Tập thể dục thể thao hằng ngày để đảm bảo sự ổn định của hệ thống xương khớp nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ
- Thực hiện đo loãng xương định kỳ để hiểu rõ về mật độ xương hiện tại, từ đó có hướng phục hồi ổn định
Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn loãng xương uống thuốc gì, uống trong bao lâu là đủ, hy vọng đã giải đáp cho bạn những băn khoăn này. Mỗi người nên bắt đầu thay đổi thói quen sống lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất đa dạng hơn để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!