Mất Ngủ Kéo Dài

Triệu chứng và nguyên nhân

Mất ngủ kéo dài là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh khó ngủ hoặc gặp khó khăn khi duy trì giấc ngủ trong một thời gian tương đối. Tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, rối loạn tâm lý và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Định nghĩa

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến khiến người bệnh khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Tình trạng này cũng dẫn đến cảm giác buồn ngủ vào ban ngày hoặc cảm thấy mệt mỏi và ngủ không đủ sau khi thức dậy.

Theo các thống kê, có khoảng 50% người trưởng thành thường xuyên bị mất ngủ, trong đó có khoảng 10% mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào, nhưng thường phổ biến ở phụ nữ và những người lớn tuổi. Tình trạng này có thể kéo dài một vài ngày, vài tuần hoặc kéo dài suốt nhiều năm, dẫn đến mất ngủ mãn tính. Căng thẳng, mãn kinh và một số tình trạng sức khỏe nhất định được cho là có thể là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ.

Mất ngủ được phân loại dựa trên thời gian và tần suất mất ngủ. Mất ngủ ngắn hạn được gọi là mất ngủ cấp tính và mất ngủ kéo dài được gọi là mãn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ từ 1 – 3 đêm, kéo dài trong vài tuần. Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ nhiều hơn 3 lần mỗi tuần và kéo dài trong một tháng hoặc hơn.

Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thống thần kinh, tim mạch và các bệnh mãn tính khác.

Hình ảnh

Nguyên Nhân

Có nhiều loại mất ngủ khác nhau, mỗi loại đặc trưng bởi thời gian kéo dài, ảnh hưởng và nguyên nhân cơ bản. Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến mất ngủ bao gồm:

1. Mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ nhiều hơn 3 đêm mỗi tuần và kéo dài trong ít nhất một tháng. Tình trạng này có thể là nguyên phát (không xác định được nguyên nhân và các tình trạng y tế tiềm ẩn) hoặc thứ phát (xảy ra bởi một điều kiện y tế hoặc nguyên nhân liên quan khác).

Các nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài thường bao gồm:

  • Bệnh lý mãn tính như bệnh tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, bệnh Parkinson và các vấn đề cường giáp
  • Có bệnh lý về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lượng cực, tăng động
  • Một số loại thuốc bao gồm thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta
  • Caffeine và các chất kích thích khác như rượu, nicotin và các loại thuốc khác.
  • Yếu tố liên quan đến môi trường sống, làm việc như di chuyển bằng máy bay thường xuyên, làm việc theo ca và có thói quen ngủ trưa

2. Khó ngủ kéo dài

Mất ngủ hoặc khó ngủ kéo dài là tình trạng khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và khó ngủ trở lại. Loại mất ngủ này thường dẫn đến tình trạng lo lắng về việc ngủ lại và không thể ngủ đủ giấc. Điều này cũng có thể gây cản trở giấc ngủ và mất ngủ.

Mất ngủ kéo dài có thể liên quan đến các điều kiện sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm. Ngoài ra, các điều kiện y tế khác có thể gây mất ngủ bao gồm:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Hen suyễn và các tình trạng hô hấp khác
  • Hội chứng chân không yên
  • Rối loạn vận động tay chân

3. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là tình trạng mất ngủ kéo dài ở 25% trẻ em. Tình trạng này được chia thành 3 loại phổ biến như:

  • Mất ngủ khởi phát: Đây là tình trạng mất ngủ liên quan đến các hành động tiêu cực khi cha mẹ rung chuyển hoắc đung đưa để ru trẻ ngủ. Ngoài ra, trẻ có thể bị mất ngủ kéo dài nếu cha mẹ cho trẻ xem TV để đi ngủ hoặc trong khi ngủ. Điều này dẫn đến một thói quen đi ngủ tiêu cực và gây mất ngủ kéo dài nếu không thực hiện các thói quen ngủ.
  • Mất ngủ do thiếu kỷ luật: Đây là tình trạng trẻ em từ chối ngủ nhiều lần và được đáp ứng. Tình trạng này dẫn đến mất ngủ kéo dài đến khi trẻ lớn lên.
  • Mất ngủ kết hợp: Đây là hình thức mất ngủ kết hợp hai loại trên và xảy ra chủ yếu do hành vi thiếu kỷ luật hoặc thói quen xấu của cha mẹ.

Mất ngủ kéo dài ở trẻ em thường có thể cải thiện bằng cách thay đổi hành vi, chẳng hạn như tạo thói quen ngủ lành mạnh và các kỹ thuật thư giãn khi ngủ.

Biến chứng

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến một số rủi ro, tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và các hoạt động trong ngày. Cụ thể các rủi ro và tác dụng phụ bao gồm:

  • Giảm năng suất công việc hoặc học tập
  • Tăng nguy cơ gây tai nạn
  • Tăng nguy cơ trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tinh thần khác
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, đột quỵ và béo phì

Phòng ngừa

Xây dựng thói quen ngủ khoa học có thể cải thiện các vấn đề về rối loạn giấc ngủ và mất ngủ. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Suy nghĩ tích cực: Tránh đi ngủ với suy nghĩ tiêu cực, áp lực và các lo lắng về cuộc sống cũng như công việc. Cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Ngoài ra, hạn chế ngủ trưa hoặc ngủ vào ban ngày vì những giấc ngủ ngắn có thể khiến người bệnh bớt buồn ngủ vào ban đêm.
  • Tránh sử dụng chất caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày: Caffeine và nicotine là chất kích thích và có thể gây rối loạn giấc ngủ và mất ngủ mãn tính. Rượu có thể gây ra thức giấc trong đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Cố gắng không tập thể dục gần với giờ đi ngủ để tránh kích thích bạn và khiến gây khó ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên tập thể dục trong 4 giờ trước khi đi ngủ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
  • Tránh ăn các bữa ăn lớn: Các bữa ăn lớn và nhiều chất dinh dưỡng vào bữa tối hoặc gần giờ đi ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả hơn.
  • Môi trường ngủ thoải mái: Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ tối, yên tĩnh và không quá ấm hoặc quá lạnh. Nếu phòng ngủ quá sáng, người bệnh có thể tham khảo mặt nạ ngủ, nếu phòng ngủ quá ổn có thể tham khảo nút tai chống ồn.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ: Đọc sách, nghe nhạc, tắm hoặc bất cứ hoạt động khác có tác dụng thư giãn và làm dịu não bộ.
  • Áp dụng quy tắc 20 phút: Nếu không thể ngủ hoặc không cảm thấy buồn ngủ sau 20 phút, hãy đứng dậy, ra khỏi giường và đọc sách hoặc làm điều gì đó không quá kích thích cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể liên quan đến áp lực từ công việc, các mối quan hệ xã hội, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên thức khuya hoặc lạm dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích. Để cải thiện tình trạng này người bệnh có thể thực hành các phương pháp thư giãn và các kỹ thuật hỗ trợ giấc ngủ. Nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể, việc chẩn đoán mất ngủ có thể bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe: Nếu không rõ nguyên nhân gây mất ngủ, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra sức khỏe tổng thể để tìm kiếm các dấu hiệu của các vấn đề y tế có thể gây mất ngủ. Đôi khi, các xét nghiệm máu có thể được chỉ định để kiểm tra các vấn đề tuyến giáp và các tình trạng liên quan khác.
  • Kiểm tra thói quen ngủ: Bác sĩ có thể đặt các câu hỏi liên quan đến giấc ngủ, thói quen ngủ để xác định kiểu ngủ và các vấn đề liên quan. Người bệnh có thể được yêu cầu giữ một quyển nhật ký giấc ngủ trong 2 tuần để bác sĩ xác định các thói quen.
  • Nghiên cứu giấc ngủ: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị người bệnh ngủ lại bệnh viện và thực hiện nghiên cứu giấc ngủ thông qua các thiết bị quan sát. Các xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra và ghi lại hoạt động của cơ thể khi ngủ như sóng não, hơi thở, nhịp tim, cử động mắt và các chuyển động cơ thể.

Biện pháp điều trị

Trong một số trường hợp, mất ngủ có thể được cải thiện bằng cách thay đổi thói quen ngủ và điều trị các vấn đề có thể gây mất ngủ. Nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên người bệnh điều trị hành vi nhận thức, sử dụng thuốc và thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà. Cụ thể các biện pháp điều trị bao gồm:

Thư giãn:

Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ cần hạn chế căng thẳng, giúp não bộ và cơ thể thư giãn để cải thiện tình trạng mất ngủ. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao đối với người bệnh rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, mệt mỏi hoặc áp lực công việc.

Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp thư giãn tại nhà như nghe nhạc, đọc sách, luyện tập yoga, thiền định hoặc các kỹ thuật hỗ trợ giấc ngủ khác. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn cụ thể.

– Tập thể dục:

Luyện tập thể dục vừa phải có thể giúp người bệnh ngủ ngon hơn và có nhiều năng lượng hơn khi thức dậy. Tạo thói quen tập thể dục 20 – 30 phút mỗi ngày và 3 – 4 lần mỗi tuần để điều chỉnh sức khỏe thể chất, hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ.

Điều chỉnh việc tập luyện theo tình trạng thể chất và tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh luyện tập gần với giờ đi ngủ. Trao đổi với bác sĩ về loại bài tập và thời gian tập phù hợp.

– Trị liệu nhận thức:

Thiền định, yoga và trị liệu nhận thức có thể làm giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn. Người bệnh có thể hình dung bản thân đang ở một khung cảnh yên bình trước khi đi ngủ để thư giãn não bộ. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn các kỹ thuật phù hợp.

– Thay đổi môi trường ngủ:

  • Hãy chắc chắn phòng ngủ yên tĩnh và tối. Ánh sáng và âm thanh không phù hợp có thể gây khó ngủ và mất ngủ.
  • Cả trẻ em và người lớn đều có thể khó ngủ nếu bị kích thích quá mức bởi hoạt động hoặc xem tivi ngay trước khi đi ngủ. Ngoài ra, ánh sáng từ điện thoại, máy tính bảng hoặc các thiết bị điện tử có thể gây kích thích não bộ và gây mất ngủ.
  • Do đó, dành 30 – 45 phút trước khi đi ngủ để trò chuyện yên tĩnh, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ để làm dịu não bộ và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android