Mất Ngủ Kinh Niên

Triệu chứng và nguyên nhân

Mất ngủ kinh niên khiến tình trạng sức khỏe của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, chất lượng đời sống và công việc hàng ngày cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhịp sống hiện đại ngày nay đã tạo ra rất nhiều áp lực cho chúng ta, đây là nguyên nhân khiến cho số lượng người mắc bệnh mất ngủ kinh niên ngày càng tăng cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ kinh niên, nguyên nhân gây ra bệnh cũng như các phương pháp điều trị tích cực.

Định nghĩa

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thức dậy khi còn quá sớm,... Nếu các triệu chứng ở trên diễn ra liên tục và kéo dài thì được gọi là mất ngủ kinh niên. Mất ngủ kinh niên hay còn được gọi là mất ngủ mãn tính, lúc này người bệnh sẽ không đáp ứng được về chất lượng và số lượng giấc ngủ trong thời gian dài hơn một tháng.

Thông thường, người bị mất ngủ kinh niên sẽ phải mất từ 30 phút cho đến 90 phút mới đi vào giấc ngủ được và thời gian ngủ chỉ kéo dài được từ 3 - 4 giờ/ngày. Trong giấc ngủ thường xuyên bị thức giấc giữa chừng và rất khó để có thể trở lại giấc ngủ, điều này làm cho chất lượng giấc ngủ bị suy giảm đáng kể. Tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Hình ảnh

Triệu chứng

Nắm rõ các triệu chứng của bệnh mất ngủ kinh niên sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh và tiến hành điều trị đúng cách. Các triệu chứng của bệnh mất ngủ kinh niên mà người bệnh thường xuyên gặp phải là:

  • Khi lên giường nằm ngủ sẽ trằn trọc và rất khó để đi vào giấc ngủ, người bệnh phải cần từ 30 - 90 phút mới có thể ngủ được. Tuy nhiên giấc ngủ sẽ không sâu, dễ bị thức dậy vào ban đêm và khó để tiếp tục đi vào giấc ngủ.
  • Sau khi ngủ dậy sẽ không có có cảm giác thoải mái như vừa được trải qua nghỉ ngơi. Thay vào đó người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thiếu sức sống và buồn ngủ vào ban ngày.
  • Mất ngủ kinh niên khiến tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thường xuyên bị căng thẳng stress và dễ cáu gắt với người khác. Đầu óc rất khó suy nghĩ để giải quyết một vấn đề nào đó, đôi khi còn gặp ảo giác.
  • Sức khỏe của người bệnh bị  ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh vặt thông thường do sức đề kháng bị suy giảm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh mà còn tác động xấu đến cuộc sống của những người xung quanh.

Nguyên Nhân

Khi bị mất ngủ kinh niên, bạn cần phải tiến hành thăm khám chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra phương án điều trị bệnh giúp mang lại hiệu quả tốt nhất. Các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kinh niên thường gặp là:

  • Thiểu năng tuần hoàn não: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kinh niên thường gặp nhất, thống kê cho thấy có hơn 80% bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên xuất phát từ nguyên nhân này. Thiểu năng tuần hoàn não được hiểu là sự suy giảm quá trình máu lưu thông từ tim lên não, khiến não bộ không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất để thực hiện chức năng. Lâu dầu sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược hệ thần kinh trung ương và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có chứng mất ngủ kinh niên.
  • Thiếu hụt serotonin: Serotonin là một chất trung gian dùng để sản xuất ra hormone melatonin giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức của cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu hụt chất trung gian này sẽ khiến bạn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, thao thức và khó đi vào giấc ngủ.
  • Do bệnh lý gây ra: Mất ngủ kinh niên là tình trạng thường gặp ở những đối tượng mắc các bệnh lý về thần kinh, bệnh viêm xoang, rối loạn sinh lý, loét dạ dày, bệnh đau nhức xương khớp mãn tính,... Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc Tây y điều trị bệnh cũng có thể gây ra tác dụng phụ là mất ngủ như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng viêm steroid, thuốc giảm đau,...
  • Do thay đổi nồng độ hormone: Nồng độ hormone trong cơ thể cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu chúng có sự thay đổi bất thường sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ kinh niên do thay đổi hormone xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời gian hành kinh hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh,....
  • Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống: Nếu bạn có thói quen ăn uống khoa học cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và gây ra bệnh mất ngủ kinh niên như ăn quá no vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, uống quá nhiều nước, sử dụng chất kích thích vào buổi chiều tối,...
  • Tác động của môi trường xung quanh: Sống trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn, không gian ngủ chật chội và không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên thường gặp.

Biến chứng

Mất ngủ kinh niên được y khoa xếp vào hàng bệnh lý, nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của người, tạo yếu tố tiền đề cho nhiều căn bệnh nguy hiểm khác phát triển, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số ảnh hưởng của bệnh mất ngủ kinh niên đến người bệnh là:

  • Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi và thiếu sức sống vào ban ngày. Rất dễ bị kích động từ các tấc động từ bên ngoài, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
  • Mất ngủ kinh niên khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng, các cơ quan nội tạng phải hoạt động quá sức dẫn đến kiệt quệ. Lâu dần sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thần kinh, bệnh về tim mạch, ung thư, béo phì, thậm chí là đột quỵ.

Vì vậy, khi thấy bản thân có dấu hiệu mất ngủ kéo dài thì bạn phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không được chủ quan để bệnh diễn ra kéo dài, tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Mất ngủ kinh niên là bệnh lý gây hại rất lớn đến sức khỏe cũng như chức năng hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể. Khi gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, làm kiểm tra xác định nguyên nhân để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị khiến cơ thể bị suy nhược, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Chữa mất ngủ kinh niên bằng thuốc Tây y

Đa số các trường hợp bị mất ngủ kinh niên sẽ không được hướng dẫn điều trị bằng thuốc Tây. Việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm, làm suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mộng du và khiến cơ thể gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng.

Tuy nhiên, nếu bị mất ngủ ở mức độ nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y trong thời gian ngắn để có thể phục hồi lại sức khỏe, tránh để tình trạng suy nhược trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thuốc chữa mất ngủ thường được sử dụng là:

  • Thuốc an thần nhẹ không kê toa: Melatonin, Doxylamine succinate, Diphenhydramine,...
  • Thuốc trị mất ngủ theo đơn kê của bác sĩ: Zolpidem, Temazepam, Zaleplon, Suvorexant,...
  • Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn và sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng giúp bảo vệ và cải thiện giấc ngủ.

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh mất ngủ kinh niên, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng dẫn đến phụ thuốc vào thuốc và gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chữa mất ngủ kinh niên bằng thảo dược dân gian

Sử dụng các loại thảo dược trong tự nhiên để cải thiện tình trạng mất ngủ là phương pháp khá lành tính, ít gây ra tác dụng phụ như Tây y, vì vậy rất thích hợp áp dụng để điều trị bệnh trong thời gian dài. Bên cạnh đó, giá thành mua các loại thảo dược này khá thấp, khi tận dụng để chữa bệnh không những mang lại kết quả khả quan mà còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh mất ngủ bằng thảo dược tự nhiên bạn có thể tham khảo:

+ Lá dâu tằm

Dâu tằm được trồng phổ biến ở nông thôn, thường được thu hái lá dùng để nuôi tằm và trái dùng để làm thuốc. Ngoài ra, lá dâu tằm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ kinh niên rất tốt. Với tính hàn, dược liệu này sau khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh lọc cơ thể, chữa chứng đau đầu và làm thư giãn thần kinh rất tốt. Bạn có thể sử dụng lá dâu tằm để chữa bệnh mất ngủ kinh niên theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Lấy 300 gram lá dâu tằm tươi, đem đi rửa sạch rồi phơi khô dưới trời nắng, sau đó cho toàn bộ vào chảo sao nóng lên. Đổ toàn bộ lá dâu tằm đã sao nóng vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp lại rồi đem chôn dưới đất.
  • Sau 15 ngày thì đào lọ thủy tinh lên, lấy một ít lá dâu tằm cho vào nồi sắc cùng với 100ml nước sắc. Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn khoảng 50ml thì tắt bếp.
  • Chia lượng nước sắc được thành 2 phần bằng nhau sử dụng để uống hết trong ngày. Áp dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông khí huyết lên não và ngủ ngon hơn.

+ Gừng tươi

Gừng là dược liệu quá quen thuộc đối với mỗi người, bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong gian bếp của gia đình. Ngoài công dụng làm gia vị trong nấu nướng, gừng tươi còn có tác dụng đả thông kinh mạch, giảm stress, chữa đau đầu và mất ngủ rất tốt. Cách thực hiện điều trị mất ngủ bằng gừng tươi rất đơn giản, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  • Lấy 1 củ gừng tươi đem đi rửa sạch đất cát bám quanh, gọt bỏ bớt phần vỏ xung quanh rồi dùng vật nặng đập dập.
  • Cho gừng đập dập vào trong nồi cùng với 500ml nước sạch, sau đó bắc lên bếp đun sôi khoảng 5 phút, sau đó cho đường vào và vặn nhỏ lửa lại.
  • Tiếp tục đun trong khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp, dùng ray lọc lấy phần nước và bỏ hết cặn gừng.
  • Chia lượng nước thu được thành 2 phần bằng nhau, sử dụng để uống vào buổi trưa và buổi chiều của mỗi ngày.
  • Áp dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày, chỉ sau thời gian ngắn áp dụng bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

+ Tim sen

Tim sen là một dược liệu quý trong Đông y, có tác dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Dùng tim sen chữa bệnh mất ngủ là một trong những bài thuốc được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả mang lại, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Lấy khoảng 1 - 2 thìa cà phê tim sen sửa sơ với nước để làm sạch bụi bẩn bám quanh, sau đó cho vào ấm hãm với nước sôi.
  • Hãm trong khoảng 15 phút để thành phần dược tính hòa tan vào trong nước là có thể sử dụng để uống.
  • Thời gian uống trà tim sen chữa mất ngủ tốt nhất và vào buổi trưa và buổi chiều tối.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng mất ngủ kinh niên của bản thân thuyên giảm đáng kể.

Các cách giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ

Mất ngủ kinh niên khiến tinh thần của người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động hàng ngày. Ngoài hai cách chữa bệnh ở trên thì bạn cũng có thể áp dụng các liệu pháp tự nhiên giúp thả lỏng cơ thể và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đây là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao và được chuyên gia khuyên dùng. Một số liệu pháp giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ mà người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà là:

+ Hít thở

Hít thở là phương pháp có tác dụng cải thiện giấc ngủ rất tốt, được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả mang lại. Bạn chỉ cần thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp nhanh chóng đi vào giấc ngủ chỉ sau vài phút.

Cách thực hiện:

  • Đưa lưỡi ra phía sau răng trên, thực hiện thở ra bằng miệng và tiến hành đếm từ 1 đến 8.
  • Khi đếm đến 4 thì bạn hít vào một hơi thật sâu bằng mũi rồi nín thở lại và tiếp tục đếm đến số 7, khi tới số 8 thì thở ra một hơi thật mạnh bằng miệng.
  • Lặp lại động tác hít thở này khoảng 4 lần cho một chu kỳ tập luyện, thời điểm tập tốt nhất là khi lên giường và chuẩn bị ngủ.

+ Thiền ngủ

Thiền ngủ có tác dụng chính là làm tâm thanh tịnh, loại bỏ những suy nghĩ và lo âu ra khỏi đầu, từ đó giúp bạn dễ dàng đi ngủ hơn. Đồng thời, phương pháp thiền ngủ này còn giúp cơ thể phục hồi lại năng lượng, luyện tâm và tăng cường sức đề kháng của cơ cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm thẳng người trên sàn, đặt hai tay song song và úp vào thân mình. Khi nằm không nên dùng gối, nếu không quen do mới tập luyện thì bạn có thể dùng một chiếc gối mỏng kê dưới đầu.
  • Bước 2: Hít thật sâu vào sau đó thở dài ra tồi nín thở lại, tiếp tục hít thơ trở lại rồi thở dài ra nhưng thực hiện chậm hơn, lặp lại cách hít thở này khoảng 10 lần.
  • Bước 3: Tiếp đến thực hiện hít vào một hơi sâu và dài, nín thở lại và đếm từ 1 - 3, sau đó thở ra một cách từ từ và thật chậm. Lặp lại động tác hít thở này liên tục nhiều lần và đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

+ Ngâm chân bằng nước ấm

Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng kích thích lưu thông máu trong cơ thể, xua tan cảm giác mệt mỏi, tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng và dễ ngủ hơn. Ngoài ra, việc ngâm chân còn có tác dụng điều hòa cơ thể, cân bằng âm dương, tăng cường sức khỏe và sắc đẹp. Cách đơn giản nhất là pha nước ấm để ngâm chân, để nâng cao hiệu quả mang lại bạn có thể hòa tan nước với một chút tinh dầu tự nhiên hoặc đun sôi nước với dược liệu rồi dùng để ngâm chân.

Cách thực hiện:

  • Cho 1 lít nước vào nồi bắc lên bếp đun sôi lên, nếu có thể bạn hãy cho thêm vài lát gừng vào đun chung.
  • Đun trong khoảng 10 phút thì đổ nước ra chậu, hòa thêm một ít nước lạnh để cho bớt nóng rồi sử dụng để ngâm chân cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
  • Nếu bạn chỉ dùng nước đun sôi để ngâm chân mà không có dược liệu, hãy cho thêm một chút tinh dầu hoa hồng hoặc tinh dầu oải hương vào giúp thư giãn tinh thần.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Khi bị bệnh mất ngủ kinh niên, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn:

  • Không nên làm việc quá sức hoặc vận động nhiều trước khi đi ngủ, điều này sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều cholesterol và tạo cảm giác khó ngủ. Có các biện pháp giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi, tránh để những lo âu và muộn phiền đó lên giường ngủ.
  • Không sử dụng các loại đồ uống gây kích thích đến thần kinh và tạo cảm giác hưng phấn như cà phê, đồ uống có chứa caffein,... Nếu có thì bạn cần phải uống trước khi đi ngủ khoảng 8 tiếng. Không nên uống rượu bia trước khi đi ngủ vì chúng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung khi tỉnh dậy.
  • Không để bụng đói khi đi ngủ vì acid dạ dày tiết ra sẽ tạo cảm giác cồn cào và khó ngủ, thay vào đó bạn hãy ăn một chút đồ ăn nhẹ để xua tan đi cảm giác đói giúp dễ ngủ hơn. Bạn cũng cần lưu ý là không được ăn quá no vì thức ăn không có thời gian tiêu hóa hết sẽ tồn tại trong bụng và gây ra cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
  • Giữ gìn vệ sinh phòng ngủ thật sạch sẽ, thông thoáng và tránh để ánh sáng bên ngoài chiếu vào. Cách này sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái, giúp thả lỏng tinh thần và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Khi đi ngủ nên ưu tiên những trang phục rộng rãi thoải mái để tránh cản trở quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về các loại thực phẩm có tác động tích cực đến giấc ngủ và bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Một số loại thực phẩm có tác dụng đẩy lùi chứng mất ngủ kinh niên là rau cần tây, chuối, đậu nành và chế phẩm từ đậu nành, súp lơ,...
  • Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động thể chất giúp quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Vận động sẽ giúp làm chắc khỏe xương khớp, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh lý và giảm căng thẳng stress rất tốt.

Mất ngủ kinh niên là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cần phải tiến hành điều trị ngay từ sớm và kịp thời để tránh gây ra những hệ lụy đáng tiếc. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp cải thiện đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hình thành cho bản thân chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt tích cực, điều này sẽ có tác dụng rất tốt đến quá trình điều trị bệnh mất ngủ kinh niên.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android