Mất Ngủ

Triệu chứng và nguyên nhân

Mất ngủ là dấu hiệu phản ánh sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống và công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, mất ngủ còn khiến cơ thể trở nên yếu ớt, mất cân bằng trao đổi chất và dễ mắc bệnh hơn. Vậy mất ngủ là do đâu và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở trên.

Định nghĩa

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, khi rơi vào trạng thái ngủ đồng nghĩa với việc hoạt động của các cơ quan nội tạng cũng ngừng hoạt động. Lúc này, cơ thể sẽ có thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng và phục hồi năng lượng để chuẩn bị cho hoạt động sống của ngày hôm sau. Một giấc ngủ đảm bảo chất lượng phải đáp ứng được các yếu tố như ngủ sâu giấc, thoải mái và tỉnh táo sau khi ngủ dậy,... Trung bình một ngày, cơ thể người bình thường phải cần 7 - 8 tiếng để ngủ, con số này có thể thay đổi và dao động từ 4 - 11 giờ tùy thuộc vào cơ địa, nhu cầu của mỗi người.

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, tình trạng này được hiểu là gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm, mệt mỏi sau khi ngủ dậy,.... Đây là một trong những vấn đề y tế thường gặp, nếu tình trạng mất ngủ diễn ra kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Mất ngủ được y khoa chia thành 2 dạng là cấp tính và mãn tính. Ở trường hợp cấp tính, mất ngủ thường sẽ kéo dài dưới 1 tháng, nếu tình trạng này kéo dài nhiều hơn 1 tháng thì được gọi là mất ngủ mãn tính. Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thống kê y khoa cho thấy, có đến 1/3 người lớn đã từng mất ngủ ít nhất 1 lần, trong đó có 10 - 15% trường hợp bị rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị mất ngủ đều có các dấu hiệu sau đây:

  • Vào ban đêm mặc dù rất thèm ngủ nhưng người bệnh vẫn phải nằm trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ sâu.
  • Hay bị tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc thức dậy từ rất sớm, sau đó khó để tiếp tục đi vào giấc ngủ.
  • Sau khi ngủ dậy có cảm giác rất mệt mỏi và không có dấu hiệu như được phục hồi năng lượng sau khi nghỉ ngơi.
  • Vào ban ngày, tinh thần luôn trong trạng thái uể oải, lờ đờ, buồn ngủ, khó tỉnh táo, khó chịu,... Cảm thấy khó chịu ở dạ dày và ruột, luôn bị đau đầu.
  • Khi làm việc rất khó để tập trung, dễ tức giận, trí nhớ suy giảm. Khó đưa ra hướng giải quyết về một vấn đề nào đó, đôi khi còn bị ảo giác.
  • Luôn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,...

Nguyên Nhân

Mất ngủ hoặc không ngủ được xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, có thể là do bệnh lý hoặc yếu tố chủ quan xuất phát từ chính người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp nhất bạn có thể tham khảo:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao thì thời gian ngủ sẽ trở nên ít đi, đồng thời giấc ngủ cũng không sâu khiến bạn dễ bị đánh thức bởi những tiếng ồn trong môi trường. Chính vì vậy, người già thường rất dễ bị mất ngủ và họ luôn cảm thấy mệt mỏi trước và sau khi ngủ dậy. Tuổi tác càng cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ ngày càng tăng lên.
  • Ảnh hưởng của thuốc Tây y: Sử dụng một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn giấc ngủ như thuốc giảm đau, thuốc dị ứng, thuốc cảm, sản phẩm giảm cân,... Một số loại thuốc Tây có can thiệp trực tiếp đến giấc ngủ của bạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa hen suyễn hoặc thuốc huyết áp.
  • Căng thẳng, stress: Lo lắng về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày hoặc sức khỏe sẽ khiến não bộ luôn phải hoạt động và dẫn đến tình trạng mất ngủ. Một số lý do trong đời sống dễ khiến bạn rơi vào trạng thái stress gây mất ngủ là bệnh tật, mất việc làm, yêu thương ai đó, ly hôn,...
  • Ăn uống nhiều vào buổi tối: Nếu bị đói bụng không ngủ được thì bạn có thể ăn nhẹ trước khi đi ngủ, ngược lại nếu bạn ăn quá nhiều vào lúc này sẽ gây ra khó chịu khi nằm xuống và không thể đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều trước khi đi ngủ còn khiến bạn bị ợ nóng, ợ hơi và tỉnh ngủ hoàn toàn.
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích vào buổi chiều muộn hoặc tối cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Các loại đồ uống chứa chất kích thích gây mất ngủ phổ biến là cà phê, nước trà, rượu bia, đồ uống có chứa thành phần caffein,...
  • Rối loạn giờ thức và ngủ: Mất ngủ là bệnh lý có thể xảy ra do thói quen ngủ kém của mỗi người như thời gian đi ngủ không cố định, ngủ trưa quá nhiều, sử dụng các thiết bị điện tử có chứa ánh sáng xanh trước khi đi ngủ,..
  • Ít hoạt động thể chất: Thói quen lười vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và ngủ nhiều vào ban ngày, chính điều này đã vô tình gây cản trở việc đi vào giấc ngủ buổi tối.
  • Do bệnh lý: Mất ngủ cũng có thể xảy ra ở một số đối tượng bị mắc các bệnh lý như ung thư, bệnh tiểu đường, hen suyễn, trào ngược dạ dày, viêm xoang, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh đau nhức xương khớp mãn tính, sỏi thận, bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp,...
  • Nguyên nhân khác: Mất ngủ cũng có thể xảy ra do tính chất công việc làm theo ca không cố định, ảnh hưởng của môi trường ngủ, rối loạn nội tiết tố, áp lực từ công việc, thói quen ngáy của người ngủ cùng, lệch múi giờ,...

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn rất nhiều lần so với nam giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nữ giới có tâm lý rất nhạy cảm, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng lo âu. Bên cạnh đó, phụ nữ còn phải trải qua nhiều giai đoạn có nội tiết tố thay đổi như hành kinh, mang thai, giai đoạn mang thai và tiền mãn kinh,...

Biến chứng

Tình trạng mất ngủ nếu diễn ra kéo dài sẽ là yếu tố thúc đẩy cho rất nhiều bệnh lý khác hình thành, điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh như:

  • Teo não, tăng nguy cơ đột quỵ: Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, mất ngủ kéo dài sẽ khiến não có nguy cơ bị teo lên đến 25%. Nếu người trẻ tuổi có thói quen ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 8 lần so với một người bình thường.
  • Rối loạn tâm lý và cảm xúc: Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn ở trạng thái mệt mỏi, lo âu và làm thúc đẩy những suy nghĩ tiêu cực. Điều này sẽ khiến cho người bệnh rất dễ bị suy nhược thần kinh, trầm cảm và giao tiếp xã hội trở nên kém dần.
  • Gây ra bệnh béo phì: Mất ngủ sẽ khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đói và thèm ăn các thực phẩm giàu chất béo. Nếu bạn ăn uống không kiểm soát như vậy sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
  • Ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch: Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc sẽ gây căng thẳng thần kinh, điều này sẽ khiến tim phải chịu một áp lực khá lớn. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ đe dọa lớn đến sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu y khoa tại Châu Âu đã cho thấy, việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn có nguy cơ bị tử vong liên quan về tim lên đến 48%.
  • Suy giảm sức khỏe sinh lý: Một trong những tác hại nghiêm trọng do bệnh mất ngủ gây ra là suy giảm đáng kể nồng độ hormone nội tiết tố testosterone ở nam giới. Điều này sẽ khiến sức khỏe và khả năng sinh lý ở các đấng mày râu bị ảnh hưởng lớn, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như suy giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,...
  • Tăng nguy cơ ung thư: Ngủ quá ít hoặc thường xuyên bị thức giấc sẽ khiến bạn có nguy cơ bị bệnh ung thư rất cao, đặc biệt là bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú.
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc: Người bị mất ngủ thường có tinh thần không tỉnh táo, điều này sẽ làm suy giảm đáng kể năng suất lao động và khả năng học tập. Bên cạnh đó, thiếu tỉnh táo sẽ dễ gây ra tai nạn lái xe hoặc vận hành máy móc khi làm việc.
  • Tác động tiêu cực đến não bộ: Mất ngủ làm ảnh hưởng nồng độ serotonin trong não khiến chức năng thùy trán của não bị suy giảm. Đây là cơ quan có trách nhiệm điều hành suy nghĩ và đưa ra các tương tác xã hội phù hợp. Nếu chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng sẽ khiến não bộ bị mất khả năng ức chế suy nghĩ tự tử, đôi khi là thúc đẩy ý nghĩ tự sát.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, nếu thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh mất ngủ ở trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định mức độ bệnh trạng để được hướng dẫn cải thiện đúng cách.

Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn điền vào nhật ký giấc ngủ để kiểm tra về mô hình giấc ngủ và thức ngủ của bạn. Sau đó, tiến hành khám sức khỏe để xác định xem bạn đang có mắc các bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ hay không. Đồng thời, chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp và một số xét nghiệm khác có liên quan.

Nếu người bệnh có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên khi ngủ thì cần phải ở lại bệnh viện một đêm để làm kiểm tra. Lúc này, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm khi ngủ để theo dõi hoạt động của cơ thể gồm nhịp tim, nhịp thở, sóng não, cử động mắt,...

Biện pháp điều trị

Khi điều trị bệnh mất ngủ, người bệnh cần phải chú trọng loại bỏ các nguyên nhân chủ quan gây ra bệnh, đồng thời điều chỉnh lại thói quen ngủ sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với sử dụng các loại dược liệu tự nhiên an toàn có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ như mật ong, lá hán quả,... Ở những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y. Dưới đây là các cách điều trị bệnh mất ngủ bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng Tây y

Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh mất ngủ thường rất ít khi được áp dụng vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu,... Vì vậy, phương pháp điều trị này chỉ được áp dụng cho những trường hợp bị mất ngủ ở mức độ nghiêm trọng. Một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh mất ngủ là:

  • Thuốc ngủ như Zolpidem, Phenobarbital,...
  • Thuốc bình thần như Bromazepam, Clonazepam, Diazepam,...
  • Thuốc kháng histamin như Dimedrol, Clorpheniramin, Promethazine,...
  • Thuốc an thần kinh mới như Quetiapine, Olanzapine, Amisulpride,...
  • Thuốc trầm cảm 3 vòng hoặc đa vòng như Mirtazapine, Clomipramine,...

Thông thường, các loại thuốc Tây y chữa bệnh mất ngủ sẽ được kê đơn sử dụng không quá 3 ngày để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi bị mất ngủ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng, hãy thăm khám để được kê đơn điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng mất ngủ là phương pháp rất an toàn và mang lại hiệu quả khá tốt. Các bài thuốc này đều có nguồn gốc là các loại dược liệu quen thuộc trong tự nhiên rất dễ kiếm, chúng không gây ra tác dụng phụ mà ngược lại còn có tác dụng tăng cường sức khỏe. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ được áp dụng phổ biến là:

Pha mật ong với trà hoa cúc uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon hơn

Pha mật ong với trà hoa cúc uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon hơn

Chữa mất ngủ bằng mật ong

Dùng mật ong chữa bệnh mất ngủ cũng là một trong những phương pháp khá an toàn và tốt cho sức khỏe. Hai hợp chất glucose và fructose được tìm thấy trong mật ong có tác dụng tạo cảm giác thèm ngủ, thành phần tryptophan giúp kích thích não bộ sản sinh ra melatoin giúp giấc ngủ đến nhanh hơn. Ngoài tra, mật ong còn có tác dụng ổn định quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể, từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

- Cách thực hiện: Trước khi đi ngủ, lấy 2 thìa mật ong nguyên chất hòa tan cùng với 200ml nước ấm cho tan hết rồi sử dụng để uống ngay sau đó. Để tăng hiệu quả mang lại, người bệnh cũng có thể pha mật ong với trà hoa cúc hoặc sữa ấm để uống.

Chữa mất ngủ bằng la hán quả

La hán là dược liệu thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về đường ruột và bệnh về đường hô hấp do tác dụng kháng viêm rất tốt. Y học cũng đã tìm thấy, thành phần glucose trong quả la hán cũng khá cao, khi sử dụng sẽ có tác dụng phục hồi sức khỏe, kích thích cảm giác thèm ngủ và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, uống nước quả la hán còn có tác dụng giảm stress và thanh lọc cơ thể.

- Cách thực hiện: Quả la hán đem đi rửa sạch, sau đó dùng dao thái thành lát mỏng đem đi hãm với 1 lít nước sôi. Sử dụng nước này để uống thay thế cho nước trà trong ngày.

Chữa mất ngủ bằng cây trinh nữ

Trinh nữ là một trong những dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ rất tốt mà người bệnh không nên bỏ qua. Thành phần dược tính bên trong trinh nữ có tác dụng chính là ức chế thần kinh, giúp kéo dài giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Dưới đây là cách điều trị bệnh mất ngủ bằng cây trinh nữ bạn có thể tham khảo:

- Cách thực hiện: Lấy khoảng 20 lá cây trinh nữ đem đi rửa sạch, rồi cho vào ấm đun sôi với 100ml nước trong khoảng 10 phút. Chắt lấy lượng nước thu được sử dụng để uống trước khi ngủ giúp an thần và dễ đi vào giấc ngủ.

Chữa bệnh mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý có tác dụng giúp người bệnh thư giãn và thả lỏng tinh thần, từ đó giấc ngủ sẽ đến một các tự nhiên dễ dàng hơn. Các liệu pháp tâm lý điều trị bệnh mất ngủ đều bắt nguồn từ tập luyện như yoga, luyện khí công, tập dưỡng sinh, ngồi thiền,...

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng các liệu pháp trong Đông y như massage, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,... Nếu người bệnh không thể tự điều chỉnh được tâm lý của bản thân thì cần phải thực hiện điều trị với bác sĩ tâm lý.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Để phòng tránh tình bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày và công việc hàng ngày thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Nên cố gắng hình thành thói quen đi ngủ và thời gian thức dậy cố định vào một khung giờ cố định mỗi ngày. Nếu không buồn ngủ thì bạn không nên gượng ép bản thân ngủ, hạn chế các giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
  • Không ăn quá no hoặc ăn thực phẩm khó tiêu hóa trước khi đi ngủ, điều này sẽ gây nặng bụng và khó để đi vào giấc ngủ. Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích và đồ uống có chứa caffein vào buổi chiều và buổi tối.
  • Nếu bị mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh, bạn có thể kiểm tra và trao đổi ý kiến của bác sĩ xem có thể thay thế bằng loại thuốc khác hay không. Nếu bị đau nhức gây mất ngủ bạn có thể xem xét sử dụng thuốc giảm đau.
  • Loại bỏ hoàn toàn những căng thẳng và áp lực từ công việc ra khỏi đầu sau khi đã kết thúc công việc và lên giường ngủ. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giúp thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, ngồi thiền, massage cơ thể, đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tâm sự với bạn đời,...
  • Môi trường ngủ cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì vậy bạn hãy thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, luôn giữ cho không gian ngủ sạch sẽ và thoáng mát. Giường ngủ chỉ dùng để ngủ và không dùng để giải trí hoặc công việc, bạn hãy tập thói quen đi ra khỏi giường nếu không ngủ.
  • Nên dành thời gian vận động thể chất mỗi ngày, cách này sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm rất tốt. Thời điểm vận động tốt nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buồi chiều tối.
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm có tác dụng an thần và ngủ ngon hơn như hạt sen, long nhãn, rau thiên lý, súp lơ xanh, các loại đậu,... Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt,...
  • Các loại thuốc ngủ thường chứa một số chất có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra các biến chứng ở gan, tim và hệ thân kinh. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được lạm dụng thuốc ngủ để tránh tình trạng bị lệ thuộc vào thuốc và tác động xấu đến cơ thể.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh mất ngủ mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra chứng mất ngủ của bản thân và có các biện pháp điều trị đúng cách. Mất ngủ là bệnh lý xảy ra khá phổ biến mà nhiều người chủ quan bỏ qua không tiến hành điều trị, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Một số loại thực phẩm như kiwi, anh đào, sữa, cá béo, các loại hạt và gạo đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ thư giãn và ngủ ngon.
  • Tránh dùng caffeine, rượu để hạn chế tình trạng mất ngủ.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Đương
ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Đương
ThS.BS Nguyễn Hữu Lĩnh
ThS.BS Nguyễn Hữu Lĩnh
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android