Viêm Gan B Ở Mẹ Bầu

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm gan B là một căn bệnh viêm gan phổ biến do virus HBV gây ra. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như suy gan, xơ gan và ung thư gan. Nhiều mẹ bầu bị viêm gan B thường rất lo lắng nguy cơ lây nhiễm sang cho con và không biết nên làm gì để kiểm soát vấn đề này. Vậy phụ nữ mang thai bị viêm gan B có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào cho đúng? Cùng xem những thông tin được Vietmecgroup chia sẻ chi tiết dưới đây.

Định nghĩa

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm có tác động tiêu cực đến hoạt động của gan và gây ra bởi một loại virus viêm gan B (hay còn gọi là virus HBV). Nếu viêm gan B không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người. Bởi chúng là nhân tố chính gây ra các bệnh như suy gan, xơ gan, ung thư gan,...

Bệnh viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ người lớn, trẻ nhỏ, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai đều  có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B..

Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị viêm gan B thì khả năng lây nhiễm sang cho con là rất cao. Bởi đây là con đường lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất. Thống kê cho thấy có khoảng 90% phụ nữ mang thai bị viêm gan B cấp tính và 10-20% phụ nữ mang thai bị viêm gan mạn tính sẽ lây truyền virus sang cho con.

Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm còn tùy vào từng trường hợp cụ thể:

  • Nếu mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B trong quá trình mang thai thì tỷ lệ lây nhiễm sang cho con sẽ phụ thuộc vào thời điểm thai phụ bị mắc bệnh: Nếu mẹ bị nhiễm virus HBV trong 3 tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ mẹ lây truyền cho con khoảng 1%, 3 tháng giữa là 10% và 3 tháng cuối là 60-70%.
  • Nếu người mẹ bị viêm gan B nhưng không hề biết mình bị bệnh nên không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh thì trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh lên đến 90%. Trong đó sẽ có khoảng 50% trẻ bị viêm gan mạn tính và có thể phát triển thành xơ gan, suy gan, ung thư gan sau này.
  • Nếu mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai nhưng chưa điều trị hoặc điều trị không khỏi sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ. Khi đó tỷ lệ trẻ bị lây nhiễm virus HBV từ mẹ là rất cao. 

Hình ảnh

Triệu chứng

Thời gian mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm đối với nữ giới. Đây là giai đoạn hệ miễn dịch trong cơ thể bị duy giảm để tập trung bảo vệ sức khỏe cho thai nhi. Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm gan B hầu như không có triệu chứng gì rõ rệt, người bệnh sẽ chỉ có một vài dấu hiệu mơ hồ như:

  • Cơ thể mệt mỏi giống với bệnh cảm cúm, đau nhức toàn thân.
  • Có hiện tượng sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Vàng da, vàng mắt, sắc mặt kém, nước tiểu có màu vàng đậm.

Trong thời gian mang thai, ngoài các xét nghiệm để kiểm tra lượng đường huyết, mỡ máu, siêu âm thai nhi, mẹ bầu cũng cần chú ý tới các dấu hiệu của bệnh viêm gan B để tiến hành xét nghiệm sinh thiết gan một cách chi tiết, giúp nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình.

Biến chứng

Mặc dù phụ nữ mang thai bị viêm gan B không gây nguy hiểm đến việc mang thai hay sinh sở. Thế nhưng căn bệnh này có thể gặp phải một vài biến chứng của thai kỳ. Vì thế các mẹ cần điều trị tích cực để phòng ngừa biến chứng xấu nhất có thể xảy ra:

Biến chứng với bà bầu

Phụ nữ mang thai có thể bị nhiễm virus viêm gan B từ trước hoặc trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên đa phần thường là bị bệnh trước lúc mang thai nhưng không được phát hiện sớm. Khi mắc bệnh viêm gan B, sức đề kháng cơ thể người mẹ sẽ bị suy giảm, khiến bệnh có khả năng tiến triển nặng hơn, gây nhiều ảnh hưởng tới chức năng gan cũng như sức khỏe tổng thể. Nếu không được theo dõi cẩn thận, bệnh có thể được tiến triển thành xơ gan, suy gan hoặc tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, phụ nữ bị mắc bệnh gan ở giai đoạn đầu thai kỳ dễ có nguy cơ sảy thai hơn. Đồng thời còn có nguy cơ bị các biến chứng chu sinh dẫn đến: Tăng huyết áp thai kỳ, chảy máu do phình tĩnh mạch, nhau bong non, xơ gan mất bù, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhiễm trùng trong tử cung, sinh non, thai chết lưu. 

Biến chứng với thai nhi

Virus viêm gan B từ người mẹ sẽ không lây qua nhau thai mà lây qua dịch tiết khi trong quá trình chuyển dạ. Vì thế bệnh viêm gan B của mẹ sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Em bé sinh ra vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị tật. Tuy nhiên việc hấp thu dinh dưỡng kém ở mẹ bầu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, sự hiện diện của virus HBV sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, vàng da sau sinh, dễ bị tổn thương gan trong giai đoạn thai nhi,… Nếu trẻ sinh ra mắc bệnh viêm gan B bẩm sinh, nguy cơ phát triển thành mãn tính là rất cao, khiến sức khỏe của trẻ bị suy giảm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Phòng ngừa

Dưới đây là một số vấn đề mẹ bầu bị viêm gan B cần lưu ý:

  • Không nên làm việc quá sức trong thời gian dài, bởi bệnh viêm gan B thường sẽ khiến cơ thể mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, stress dẫn đến sảy thai, sinh non, trẻ suy dinh dưỡng,...
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ bởi một số thành phần của thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đa dạng với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh có màu đậm, hoa quả, các loại hạt, protein không chứa chất béo,...
  • Nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm khó tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho gan như thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường, đồ uống có chất kích thích,...
  • Sau khi trẻ được sinh ra, mẹ vẫn có thể cho bé bú như bình thường. Tuy nhiên cần thường xuyên đưa trẻ đến xét nghiệm để kiểm tra lại nồng độ virus viêm gan B trong máu.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Nhiều mẹ bầu có tâm lý hoang mang, lo lắng khi biết mình bị viêm gan B, nhiều người còn hoảng sợ đến mất ăn mất ngủ. Tuy nhiên các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy nhiều trẻ em được sinh từ người mẹ bị viêm gan B vẫn an toàn và không bị lây bệnh nếu mẹ thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

Vì vậy, nếu bạn bị bệnh viêm gan B thì vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên bạn cần thông báo điều này cho bác sĩ và theo dõi bằng một chế độ nghiêm ngặt hơn các thai phụ khác.

Điều bạn cần làm trước tiên đó là hãy tới các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm máu, giúp xác định chính xác bản thân có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu kết quả dương tính thì bạn cần theo dõi sức khỏe định kỳ để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hầu hết các bà bầu hiện nay đều được khuyến cáo điều trị với Tenofovir vì nó cho hiệu quả khá tốt, vừa an toàn cho mẹ, vừa không gây hại cho thai nhi trong bụng. Nếu Tenofovir không đạt hiệu quả như mong đợi, bác sĩ sẽ xem xét điều trị bằng Telbivudine hoặc Lamivudine.

Đồng thời em bé cũng sẽ được tiêm phòng vaccine ngừa viêm gan B ngay sau khi sinh khoảng từ 12-14 giờ. Vaccine cần được tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường em sẽ sẽ được tiêm hai loại thuốc đó là vaccine viêm gan B và huyết thanh globulin kháng virus HBV (HBIG).

Hai mũi tiêm sẽ được tiêm ở hai vị trí khác nhau trên cơ thể. Sau đó trẻ sẽ được tiêm mũi nhắc lại vào thời điểm trẻ được 1 tháng, 2 tháng, 1 tuổi và khi trẻ lớn lên nếu cơ thể chưa đủ miễn dịch.

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào giúp điều trị triệt để bệnh viêm gan B. Các hình thức điều trị do bác sĩ cung cấp chỉ dừng lại ở mức kiểm soát và ức chế sự phát triển của virus HBV giúp ngăn ngừa biến chứng và phục hồi chức năng gan.

Việc điều trị bệnh viêm gan B phụ thuộc vào tình trạng virus, thể trạng của người bệnh và tiền sử bệnh của gia đình. Với những người trong cơ thể có tồn tại virus viêm gan B nhưng virus không hoạt động, người bệnh không cần dùng thuốc điều trị mà chỉ cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, theo dõi sức khỏe định kỳ là được.

Trường hợp virus hoạt động, việc điều trị cần tuân theo phác đồ của bác sĩ. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị tích cực, bệnh có khả năng dẫn tới xơ gan và ung thư gan… Việc điều trị viêm gan B mạn tính cũng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-2-4 tháng.
  • Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 4 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-2-12 tháng.

Đối với người lớn:

  • Chưa từng bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-6 tháng.
  • Đã từng bị nhiễm viêm gan B: Không cần tiêm vắc-xin.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android