Mẹ Bị Nổi Mề Đay Có Nên Cho Con Bú?

  • Mẹ bị nổi mề đay vẫn có thể cho trẻ bú bình thường vì đây là bệnh không lây truyền và không lây qua đường sữa mẹ
  • Nếu mẹ sử dụng thuốc điều trị mề đay thì nên hạn chế cho trẻ bú vì có thể gây hại cho thần kinh của các bé.

Khi mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Theo các bác sĩ da liễu, nổi mề đay không gây ảnh hưởng tới sữa mẹ nên các bé có thể bú sữa mẹ bình thường. Trẻ nhỏ khi bú sữa mẹ khi mẹ bị mẩn ngứa mề đay vẫn có thể phát triển bình thường và không bị lây nhiễm qua đường sữa mẹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, trong trường hợp mẹ sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh mề đay thì tuyệt đối không cho bé dùng sữa mẹ trong khoảng thời gian này. Thuốc kháng sinh có thể điều tiết qua đường sữa mẹ, làm tích lũy trong cơ thể bé và khiến trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Bởi vậy, mẹ nên tìm kiếm và lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp, an toàn nhất.

Mẹ bị mề đay vẫn có thể cho trẻ bú bình thường
Mẹ bị mề đay vẫn có thể cho trẻ bú bình thường

Cách điều trị bệnh nổi mề đay ở phụ nữ đang cho con bú

Dưới đây là một số cách điều trị và chăm sóc da khi bị nổi mề đay sau sinh và đang trong thời kỳ cho con bú.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, các triệu chứng còn nhẹ, thay vì việc áp dụng các bài thuốc, các mẹ có thể thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc da tại nhà:

  • Uống đầy đủ lượng nước mỗi ngày để da có độ đàn hồi tốt.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ nên bổ sung các loại rau củ, các nhóm vitamin, nhóm chất chứa omega 3 và nhóm thực phẩm lợi sữa..
  • Hạn chế và kiêng nhóm thực phẩm có nhiều đạm, các loại hải sản và thịt đỏ.
  • Không lạm dụng thuốc bổ và sữa khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Nên kiêng gió và hạn chế tới những nơi công cộng.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh mồ hôi tích tụ trên da.
  • Kết hợp bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày, tạo độ ẩm cho da, nên dưỡng ẩm ngay sau khi tắm xong.
  • Hạn chế và tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây mề đay: Lông động vật, phấn hoa, hóa chất…

Áp dụng biện pháp dân gian

Phụ nữ sau sinh có thể sử dụng một số thảo dược, giúp điều trị bệnh hiệu quả. Đây là phương pháp chữa mề đay mẩn ngứa tối ưu được thời gian và chi phí điều trị:

  • Lá tía tô: Chuẩn bị nắm lá tía tô, rửa sạch rồi đem đun cùng 2-3 lít nước, đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và dùng để vệ sinh cơ thể, tắm rửa. Khi tắm có thể lấy bã lá tía tô chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa để việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Rau má: Chuẩn bị rau má, rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã cùng muối trắng. Giã nhuyễn rồi lọc lấy nước, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mẩn ngứa mề đay. Áp dụng bài thuốc liên tục trong khoảng 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng suy giảm.
  • Lá kinh giới: Chuẩn bị lá kinh giới, đem rửa sạch rồi đun sôi với 2 hoặc 3 lít nước. Sử dụng nước lá kinh giới để tắm rửa và vệ sinh cơ thể hàng ngày. Người bệnh áp dụng liên tục khoảng 2 đến 3 tuần để thấy được hiệu quả điều trị của bài thuốc này.

Thực chất việc bị mề đay của mẹ không ảnh hưởng tới sữa mẹ. Tuy nhiên, khi bắt đầu có những triệu chứng của bệnh, mẹ cần nhanh chóng có biện pháp điều trị và chăm sóc kịp thời để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android