Mẹ Bị Viêm Gan B Có Lây Sang Con Không, Cần Lưu Ý Những Gì?

Hiện nay, vấn đề mẹ bị viêm gan B có lây sang con không đang được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc có ý định mang thai trong thời gian mắc bệnh. Chính vì vậy mà trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp thắc mắc này, đồng thời chia sẻ một số kinh nghiệm quan trọng cho mẹ bầu.

Liệu khi mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi sự tấn công của virus viêm gan B (HBV) vào cơ thể, khiến cho gan bị tổn thương nghiêm trọng. Phần lớn những người nhiễm bệnh ở thể cấp tính đều có thể kiểm soát và loại trừ virus một cách dễ dàng, nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Thế nhưng một số bệnh nhân là người trưởng thành, trong có có phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và hầu hết trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khi mắc viêm gan B rất khó loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Điều này khiến nhiều người lo lắng rằng khi mang bầu mẹ bị viêm gan B có lây sang con không. Câu trả lời chính xác cho vấn đề này là “Có”, bởi bệnh có nguy cơ lây nhiễm theo chiều dọc, nghĩa là truyền trực tiếp từ cơ thể mẹ sang thai nhi.

Mẹ bị viêm gan B có lây cho con không?
Mẹ bị viêm gan B có lây cho con không?

Phần lớn các trường hợp lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra trong giai đoạn chu sinh. Đây là thời kỳ được tính từ tuần thứ 28 của thai kỳ kéo dài cho tới ngày thứ 7 sau khi sinh. Ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra trong những tháng đầu sau sinh, còn virus viêm gan B không gây lây nhiễm qua nhau thai.

Trên thực tế, nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con ở mức khá cao, gần như là tuyệt đối nếu không có các biện pháp phòng tránh. Đồng thời nó cũng là một trong ba con đường lây nhiễm viêm gan B dễ dàng nhất. Tới nay, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy sự lây truyền của virus siêu B khi mang thai, thế nhưng khả năng truyền nhiễm qua bóc tách khi sinh, chăm sóc và cho trẻ bú mẹ là rất cao.

Mẹ bị viêm gan B lây sang con bằng cách nào và khi nào?

Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con vào rất nhiều thời điểm như: Trong thời gian đang mang thai, thời gian chuyển dạ, thời kỳ cho con bú. Cụ thể:

Trong thời kỳ mang thai

Theo các nghiên cứu, tỉ lệ virus viêm gan B truyền từ cơ thể mẹ sang con trong thời kỳ mang thai được xác định không quá 2%. Bình thường, thai nhi và máu hay dịch cơ thể của người mẹ không tiếp xúc với nhau. Thay vào đó chúng sẽ bị ngăn cách bởi một hàng rào bảo vệ là nhau thai, đây cũng là nơi để thực hiện quá trình trao đổi chất dinh dưỡng.

Hàng rào nhau thai bao gồm có 4 lớp vào thời gian đầu thai nghén là: Nội mô mao mạch máu lá nuôi tế bào, mô liên kết và cuối cùng là lá nuôi hợp bào. Tuy nhiên, tới thời kỳ sau thai nghén (tức sau tháng thứ 4), lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng, lá nuôi tế bào biến mất hoàn toàn và mô liên kết giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó thì hàng rào nhau thai cũng mỏng manh hơn rất nhiều.

Trong 4 tháng đầu, thai nhi được bảo vệ bởi hàng rào nhau thai
Trong 4 tháng đầu, thai nhi được bảo vệ bởi hàng rào nhau thai

Chính vì vậy, chỉ cần một tác động đủ mạnh hoặc một chất thương cũng có thể khiến cho hàng rào nhau thai này bị tổn thương. Lúc này máu của người mẹ có chứa virus viêm gan B sẽ liên kết và tiếp xúc với máu của thai nhi. Đây chính là khởi nguồn cho việc bệnh lây truyền từ mẹ sang bào thai.

Trong lúc chuyển dạ

Theo các kết quả thống kê, có tới hơn 90% những trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra khi chuyển dạ. Nguyên nhân là do trong lúc chuyển dạ, cơ tử cung co thắt mạnh các mạch máu nơi nhau thai bám cũng bị tác động và co thắt. Điều này khiến máu chứa virus của người mẹ và máu của con tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Bên cạnh đó, khả năng lây nhiễm cao cũng xảy ra khi trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo của người mẹ trong thời gian chui qua khỏi ống âm đạo của mẹ. Sự lây truyền sang con sẽ diễn ra ngay tại thời điểm này.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý tới một số trường hợp lây nhiễm sau đây:

  • Trường hợp mẹ có kết quả xét nghiệm HBeAg dương tính và có kết luận bị nhiễm virus viêm gan B, trẻ sau khi sinh sẽ có tới 95% nguy cơ nhiễm virus, nếu không được áp dụng các phương pháp điều trị dự phòng miễn dịch.
  • Trong trường hợp mẹ có kết quả xét nghiệm HBeAg âm tính, nhưng vẫn có kết luận bị nhiễm virus viêm gan B, trẻ nhỏ sau khi sinh ra sẽ có 32% nguy cơ bị lây nhiễm.

Trong thời kỳ cho con bú

Trẻ bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ trong thời gian bú sữa mẹ là trường hợp khá hiếm gặp, thế nhưng không phải là không thể xảy ra. Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra HBV DNA trong sữa non của phụ nữ sau sinh có kết quả dương tính với xét nghiệm HBsAg. Tuy nhiên nồng độ HBV DNA là rất thấp, vì vậy mà khả năng lây nhiễm thông qua sữa mẹ là rất thấp.

Phần lớn các trường hợp trẻ nhiễm virus viêm gan B từ mẹ trong thời kỳ bú sữa là do xuất hiện vết thương hở trên cả miệng trẻ và đầu vú của người mẹ. Lúc này, máu và huyết thanh có chứa virus sẽ tiếp xúc trực tiếp với máu của trẻ thông qua vết thương hở trong miệng.

Trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vết thương hở ở đầu vú
Trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vết thương hở ở đầu vú

Như vậy, nếu mẹ cho con bú mà mắc bệnh viêm gan B vẫn có thể cho con bú bình thường. Tuy nhiên cần dừng lại ngay khi phát hiện trên vú có các vết thương hở, chảy máu, tiết dịch. Đồng thời cũng cần hết sức cẩn thận, tập trung, phòng ngừa chảy máu bằng cách vệ sinh sạch sẽ núm vú trước và sau khi trẻ bú đúng cách.

Xem thêm: Viêm Gan B Lây Qua Đường Nào? 99% Người Bệnh Chưa Hiểu Rõ

Những lưu ý quan trọng để tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Có thể thấy, khả năng truyền nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là vô cùng cao. Chính vì thế người lớn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây để bảo vệ an toàn cho trẻ trước căn bệnh nguy hiểm này.

  • Tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi quyết định mang thai

Hiện nay, dịch vụ tiêm phòng vacxin viêm gan B cho người lớn rất phổ biến, bạn có thể dễ dàng đăng ký tiêm tại các bệnh viện, điểm tiêm chủng trên cả nước. Vì vậy, để tránh những hậu quả phức tạp về sau khi mắc phải viêm gan B, người lớn cần tiêm phòng đầy đủ càng sớm càng tốt, theo đúng như phác đồ mà bác sĩ cung cấp để xây dựng kháng thể cho mình.

Điều này sẽ giúp cho các mẹ chuẩn bị mang thai và sinh nở không bị nhiễm bệnh, đặc biệt là không lây truyền sang cho con. Nhờ đó phòng tránh và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, phá hủy chức năng gan của trẻ. Ngoài ra, phụ nữ cũng nên tránh mang thai nếu bản thân bị nghi nhiễm hoặc được xác định đã mắc viêm gan B.

  • Thường xuyên kiểm tra, thăm khám trong suốt thai kỳ

Nếu thai phụ được chẩn đoán mắc viêm gan B trong quá trình mang thai, cần chú ý thăm khám thường xuyên. Đồng thời tuân thủ điều trị theo đúng như liệu trình đặc biệt của các y bác sĩ, qua đó giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con. Tuỳ theo giai đoạn và mức độ của bệnh, người mẹ có thể cân nhắc đề nghị bác sĩ cho điều trị kết hợp ngay trong thời gian mang thai để tránh lây nhiễm cho con.

Các loại vaccine phòng tránh viêm gan B cũng có thể an toàn với thai phụ. Vì vậy mà khi bắt đầu bước vào tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ nên thường xuyên làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra chỉ số HBsAg, đồng thời tiến hành tiêm phòng khi chỉ số này cho kết quả âm tính.

  • Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B ngay sau khi vừa chào đời (12 – 24 giờ đầu tiên). Sau đó cần chú ý tiêm thêm 2 mũi tiếp theo (khi trẻ được 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi). Tiêm phòng theo đúng phác đồ sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng phòng tránh bệnh, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng để phòng lây nhiễm bởi sức đề kháng của trẻ vẫn còn yếu ớt, chưa thật sự tốt.

Các mẹ cũng cần lưu ý rằng, không nên bỏ qua bất cứ mũi tiêm nào, nhằm tránh tình trạng thuốc không đủ liều trình. Từ đó dẫn tới nguy cơ trẻ mắc phải viêm gan B cao hơn.

  • Xây dựng, duy trì chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng

Thai phụ nên chú ý ăn uống sao cho đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nhằm bổ sung sữa cho trẻ, đồng thời tăng tốc độ phục hồi chức nănthuốc lá, bia, rg gan khi mắc bệnh. Song song với đó cũng cần tránh nhóm thực phẩm có hại như chất kích thích, ượu, cà phê… Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn lành mạnh, khoa học và phù hợp.

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không luôn là vấn đề được quan tâm và băn khoăn của các bà mẹ. Chính vì vậy chúng ta nên cẩn trọng, tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu liên quan đến quá trình mang thai và cho con bú. Qua đó bảo vệ thật tốt cho bản thân, đồng thời chuẩn bị sức khỏe, hành trang đối với con trẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ nên uống bia sau 2 tuần tiêm vacxin với liều lượng vừa phải

Chích Ngừa Viêm Gan B Có Uống Bia Được Không, Khi Nào Nên Uống?

Tiêm phòng viêm gan B đang là giải pháp hữu hiệu nhất để bạn phòng tránh và giảm thiểu nguy...

Điều chế thành công thuốc chữa viêm gan B của Nga

Thuốc Chữa Viêm Gan B Của Nga Mang Đến Hiệu Quả Đáng Mong Đợi

Trong nghiên cứu mới đây về thuốc chữa viêm gan B của Nga đã cho những dấu hiệu tích cực,...

Lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc Nam trị viêm gan B

Thuốc Nam Trị Viêm Gan B Có Tốt Không? Top 13 Vị Thuốc Tốt Nhất

Hiện nay, viêm gan B đang là căn bệnh lây nhiễm phổ biến với số ca bệnh ngày càng tăng...

Giá vacxin viêm gan B cho người lớn

Giá Vacxin Viêm Gan B Cho Người Lớn Bao Nhiêu, Tiêm Ở Đâu?

Tiêm vacxin viêm gan B là bước quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn việc lây lan căn bệnh...

Tiêm phòng vacxin viêm gan B ở đâu?

Tiêm Phòng Viêm Gan B Ở Đâu, Top 14 Địa Chỉ Uy Tín Nhất

Viêm gan B là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cực kỳ cao, gây ra nhiều biến chứng. Trong...

Chích ngừa viêm gan b ở đâu?

Chích Ngừa Viêm Gan B Ở Đâu? Chi Phí Tiêm Như Thế Nào

Chích ngừa viêm gan B ở đâu? Chi phí bao nhiêu? là vấn đề được bạn đọc quan tâm. Để...

Người bệnh bị viêm gan B có xin việc được không?

Bị Viêm Gan B Có Xin Việc Được Không, Nghề Nào Nên Tránh?

Viêm gan B hiện đang là mối lo ngại của nhiều người và toàn xã hội bởi khả năng lây...

Người Bị Viêm Gan B Có Được Uống Rượu Bia Không?

Người Bị Viêm Gan B Có Được Uống Rượu Bia Không?

Rượu bia có hại cho gan và có thể khiến các bệnh lý, bao gồm viêm gan B, trở nên...