Mẹ Bị Viêm Gan B Có Nên Cho Con Bú Không, Cần Lưu Ý Gì?

Chúng ta đều biết, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất để tăng cường sức đề kháng và nuôi dưỡng trẻ trong những ngày tháng đầu đời. Tuy nhiên, với những người mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không, có ảnh hưởng đến sức khỏe của con không đang là vấn đề được nhiều phụ huynh băn khoăn. Vậy hãy cùng Vietmec làm rõ vấn đề này qua bài viết ngay sau đây.

Giải đáp: Khi mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không?

Viêm gan B hay còn được biết đến là viêm gan huyết thanh là bệnh lý có thể lây lan thông qua đường tiếp xúc nước bọt, chất nhầy, máu và các dịch tiết cơ thể khác. Nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó bao gồm xơ gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong. Khác với viêm gan B hay E, viêm gan siêu vi B có khả năng lây lan từ mẹ sang con với tỷ lệ khoảng 85 – 90%.

Virus gây viêm gan B là HBV đã được tìm thấy trong sữa mẹ, tuy nhiên nó chiếm tỷ lệ vô cùng thấp. Đồng thời, hầu hết trẻ nhỏ khi sinh ra đều được tiêm phòng vacxin phòng bệnh. Chính vì vậy mà sữa từ người mẹ bị nhiễm viêm gan b hoàn toàn an toàn đối với trẻ sơ sinh.

Giải đáp: Khi mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không?
Giải đáp: Khi mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không?

Trong trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B cấp tính trong quá khứ và đã được điều trị, cơ thể có kháng thể. Lượng kháng thể này có thể đi qua nhau thai để bảo vệ thai nhi trước sự tấn công của virus viêm gan B trong 6 tháng đầu đời. Điều này có nghĩa là bé được phép thoải mái bú mẹ mà không sợ lây nhiễm virus viêm gan B.

Tuy nhiên, nếu mẹ bị viêm gan B, phần đầu vú có vết thương hở, chảy máu, đồng thời trong miệng trẻ cũng có vết thương hở thì khả năng truyền bệnh cho con là rất cao. Bởi khi đó máu, dịch tiết của mẹ sẽ đi vào cơ thể bé thông qua các vết xước tại miệng. Do vậy, mẹ không nên cho con bú trong những trường hợp này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Xem thêm: Mẹ Bị Viêm Gan B Có Lây Sang Con Không, Cần Lưu Ý Những Gì?

Mẹ bị viêm gan B cần lưu ý những gì khi nuôi con và cho con bú?

Trong trường hợp mẹ dương tính với virus viêm gan B, cần trao đổi với bác sĩ về việc tiêm phòng cho trẻ ngay sau khi chào đời. Quá trình này cần được thực hiện đúng và đủ theo phác đồ để đảm bảo khả năng phòng bệnh tốt nhất. Cụ thể:

  • Tiêm mũi đầu tiên trong vòng 12 – 24 giờ sau khi chào đời.
  • Tiêm mũi thứ 2 khi bé đã đủ 6 tháng tuổi.
  • Tiêm mũi cuối cùng khi bé được 9 – 18 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả phòng ngừa cho trẻ có mẹ bị viêm gan B, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm thêm cho bé một mũi Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Điều này giúp trẻ tạo ra được hệ miễn dịch tự động, giúp trung hòa virus viêm gan B trong khi chờ vacxin phát huy hiệu quả.

Tiêm vacxin phòng bệnh là cách bảo vệ trẻ tối ưu nhất
Tiêm vacxin phòng bệnh là cách bảo vệ trẻ tối ưu nhất

Lưu ý: Hiệu quả phòng ngừa của vacxin viêm gan B sẽ giảm dần theo theo gian, đồng thời vacxin có thể không mang lại được hiệu quả cao nếu thực hiện tiêm phòng sau 7 ngày kể từ lúc trẻ chào đời.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ không nên cho con bú nhằm tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con như:

  • Mẹ đang sử dụng các loại thuốc kháng virus.
  • Người mẹ không được điều trị bệnh viêm gan B theo phác đồ phù hợp.
  • Phần đầu vú của người mẹ có dấu hiệu nứt nẻ, chảy máu, lở loét…
  • Trẻ được chẩn đoán mắc phải hội chứng rối loạn Galactosemia hiếm gặp (tình trạng này được phát hiện ra thông qua quá trình sàng lọc sơ sinh).

Mặc dù trẻ sau khi được chích ngừa viêm gan B thường có ít nguy cơ mắc bệnh hơn thế nhưng cha mẹ không nên chủ quan mà cần quan sát các biểu hiện của trẻ và thông báo cho bác sĩ kịp lúc. Nên đưa con tới các bệnh viện uy tín để thực hiện xét nghiệm viêm gan B định kỳ. Đối với những trẻ có chỉ số HBsAg dương tính, hoặc nghi ngờ bị lây nhiễm thì cần được theo dõi và có biện pháp xử lý phù hợp.

Về cơ bản, với câu hỏi “ mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không” thì chúng ta không cần quá lo lắng bởi virus không lây truyền qua đường sữa mẹ. Tuy nhiên, vẫn cần đặc biệt chú ý bởi bệnh có thể lây sang con qua nhiều cách thức khác. Tốt nhất nên tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ ngay sau khi chào đời, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để biết cách chăm sóc con tốt nhất.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chữa viêm gan B bằng Đông y có hiệu quả không, có tốt không?

Chữa Viêm Gan B Bằng Đông Y Có Hiệu Quả Không, Chữa Thế Nào?

Hiện nay, viêm gan B đang là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus HBV gây ra. Bên cạnh...

Chỉ số HBsAg là gì?

Chỉ số HBsAg Là Gì, Bao Nhiêu Là Bình Thường, Cách Đọc HBsAg?

Viêm gan B là một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể phát triển thành suy gan,...

Lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc Nam trị viêm gan B

Thuốc Nam Trị Viêm Gan B Có Tốt Không? Top 13 Vị Thuốc Tốt Nhất

Hiện nay, viêm gan B đang là căn bệnh lây nhiễm phổ biến với số ca bệnh ngày càng tăng...

Giá vacxin viêm gan B cho người lớn

Giá Vacxin Viêm Gan B Cho Người Lớn Bao Nhiêu, Tiêm Ở Đâu?

Tiêm vacxin viêm gan B là bước quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn việc lây lan căn bệnh...

Tiêm phòng vacxin viêm gan B ở đâu?

Tiêm Phòng Viêm Gan B Ở Đâu, Top 14 Địa Chỉ Uy Tín Nhất

Viêm gan B là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cực kỳ cao, gây ra nhiều biến chứng. Trong...

Chích ngừa viêm gan b ở đâu?

Chích Ngừa Viêm Gan B Ở Đâu? Chi Phí Tiêm Như Thế Nào

Chích ngừa viêm gan B ở đâu? Chi phí bao nhiêu? là vấn đề được bạn đọc quan tâm. Để...

Người bệnh bị viêm gan B có xin việc được không?

Bị Viêm Gan B Có Xin Việc Được Không, Nghề Nào Nên Tránh?

Viêm gan B hiện đang là mối lo ngại của nhiều người và toàn xã hội bởi khả năng lây...

Người Bị Viêm Gan B Có Được Uống Rượu Bia Không?

Người Bị Viêm Gan B Có Được Uống Rượu Bia Không?

Rượu bia có hại cho gan và có thể khiến các bệnh lý, bao gồm viêm gan B, trở nên...