Mề Đay Mãn Tính

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh mề đay mãn tính là một dạng bệnh dị ứng rất nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong quá trình điều trị, làm ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt đời thường. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý, nguyên nhân cũng như cách điều trị, VietmecGroup đã tổng hợp lại các thông tin quan trọng nhất trong bài viết này.

Định nghĩa

Mề đay vốn là một loại bệnh lý ngoài da thông thường có thể xảy ra ở bất cứ ai. Thông thường, người bị nổi mề đay có thể thuyên giảm sau khoảng 1 tháng rưỡi. Bên cạnh đó, có tới khoảng 5% trường hợp ca bệnh bị kéo dài và tái phát liên tục, thời gian bệnh kéo dài hơn 6 tuần. Đây chính là tình trạng mề đay thể mãn tính.

Người bệnh khi bị dị ứng mề đay mãn tính sẽ có hiện tượng da nổi sần đỏ và thường thấy ngứa, da nóng rát khá khó chịu. Khi các triệu chứng bệnh liên tục kéo dài, tái phát nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, người bệnh suy giảm tập trung. Chất lượng giấc ngủ hàng ngày cũng sẽ bị tác động không ít.

Hình ảnh

Triệu chứng

Các triệu chứng của thể mãn tính gần giống với biểu hiện bệnh mề đay ở giai đoạn cấp tính. Nhưng ở giai đoạn này, bệnh tiến triển tương đối chậm và mức độ lan cũng ít hơn.

Người bệnh sẽ thường chỉ có cảm giác các cơn ngứa âm ỉ. Biểu hiện thường gặp nhất ở giai đoạn này chính là tình trạng phát ban và ngứa ngáy. Người bệnh có thể nhận biết mề đay thể mãn tính thông qua những triệu chứng điển hình sau:

  • Bề mặt da của người bệnh có biểu hiện phát ban và ngứa, nổi sần trên da hơn 6 tuần.
  • Da có dấu hiệu tổn thương, ngứa ở mức độ nhẹ và âm ỉ. Trái ngược với giai đoạn cấp tính, các biểu hiện bộc phát mạnh và nhanh chóng hơn giai đoạn mãn tính rất nhiều.
  • Thông thường, đối tượng mắc chứng mề đay mãn tính đa số là những người trong độ tuổi trưởng thành. Đặc biệt là nữ giới có tỉ lệ mắc khá cao.

Nguyên Nhân

Dựa theo các thông kế của tổ chức y tế, có tới khoảng gần 30% trường hợp người bệnh mắc chứng mề đay mãn tính không rõ nguyên nhân. Còn lại, một số trường hợp bệnh phát tác do những nguyên do sau đây:

  • Bệnh nổi mề đay thể mãn tính do xảy ra các áp lực như: Sự ma sát từ quần áo, từ đồ dùng cá nhân hàng ngày.
  • Do nhiệt độ môi trường tác động quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ có sự thay đổi một cách đột ngột.
  • Bệnh cũng có thể xảy ra sau khi người bệnh tập thể dục, sau khi đi tắm hoặc cảm xúc bị thay đổi đột ngột cũng có thể làm nổi mề đay.
  • Chứng mề đay cũng có thể xảy ra khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở cường độ mạnh. Lâu ngày sẽ chuyển sang chứng mãn tính.
  • Ngoài ra, bệnh mề đay có thể chuyển thành mãn tính nếu bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác như: Phấn hoa, nấm mốc hoặc do thời tiết.

Cùng với đó, các chuyên gia về da liễu cũng đã chỉ ra rằng, có tới khoảng 70% người bệnh mề đay thể mãn tính do những tác động sau gây nên:

  • Người bệnh mắc mề đay do nhiễm trùng mãn tính, nhiễm ký sinh trùng, cụ thể là giun sán gây ra mề đay.
  • Người bệnh mắc phải loại xoắn khuẩn Heli.
  • Người từng có tiền sức hệ miễn dịch kém, hay mắc bệnh ung thư sẽ có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn so với người có sức khỏe bình thường.
  • Những trường hợp bị suy giảm chức năng gan, người gặp phải các vấn đề liên quan tới tuyến giáp hoặc một số bệnh lý tự miễn khác.

Biến chứng

Ở giai đoạn mãn tính, bệnh tuy tiến triển nặng nhưng không gây ra ra các nguy hiểm đe dọa tới tính mạng. Nhưng các dấu hiệu của bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều tới ngoại hình, chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân trở nên tự ti trong các giao tiếp xã hội và công việc.

Người bệnh cần biết, khi không chữa trị kịp thời, cải thiện các triệu chứng hoặc điều trị sai cách, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng sau:

  • Da bị biến chứng thâm nhiễm do người bệnh thường đưa tay lên chà xát hoặc gãi ở vùng da bị tổn thương. Tình trạng chà xát da lâu ngày sẽ làm da nổi thêm lớp sừng dày và dẫn tới thâm.
  • Da có thể bị biến chứng chàm hóa bởi mề đay kéo theo các lớp sừng khô dày trên da, da có hiện tượng nứt nẻ. Chàm hóa gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thậm chí để lại sẹo khá khó nhìn trên da. Người bệnh cũng dễ dàng bị bội nhiễm hơn.
  • Ngoài chứng nổi mề đay, cơ thể người bệnh lúc này có thể xuất hiện thêm nhiều chứng dị ứng khác. Nồng độ IgE trong cơ thể tiếp tục tăng nhanh, kích thích cơ thể xảy ra thêm các dạng dị ứng: Bệnh chàm, viêm mũi dị ứng hoặc là bệnh viêm da cơ địa.

Phòng ngừa

Chứng mề đay gây ra nhiều bất lợi cho cuộc sống thường ngày của người bệnh. Đặc biệt là mề đay mãn tính. Vì vậy, chúng ta cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tốt cho bản thân. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để phòng mề đay dành cho các bạn:

  • Mỗi người nên tẩy giun sán thường xuyên để có thể hạn chế nguy cơ gây bệnh. Đặc biệt là những đối tượng dễ mắc bệnh như trẻ nhỏ.
  • Hãy dừng sử dụng các loại thực phẩm, mỹ phẩm khi bạn khi ngờ những sản phẩm này có thành phần gây ra dị ứng. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra dị ứng dẫn tới nổi mề đay.
  • Chúng ta nên hạn chế vận động, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 9h tới 16h mỗi ngày. Đây là khoảng thời gian tia mặt trời chiếu với cường độ mạnh, dễ gây ra các tổn thương trên da.
  • Khi ra ngoài, bạn nên sử dụng khẩu trang, mũ nón che chắn và sử dụng kem chống nắng để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tia UV.
  • Khi da bị nổi mề đay, người bệnh không chà xát mạnh làm da bị trầy xước, làm tăng nguy cơ bội nhiễm cũng như nhiễm trùng da.
  • Chúng ta hạn chế việc sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm. Nên sử dụng các bộ trang phục có chất liệu vải cotton, kích thước rộng rãi thoải mái để không gây bí da.
  • Việc chú ý tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh, khoa học cũng là yếu tố cần thiết để nâng cao sức khỏe. Từ đó có thể phòng tránh tốt bệnh lý mề đay mãn tính.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi bệnh đã phát triển sang giai đoạn mãn tính, các phương pháp điều trị đều sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi bệnh rất dễ tái phát và khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị cũng không được tốt.

Đặc biệt là rất khó xác định nguyên nhân chính xác dẫn tới tình trạng này. Vì vậy, người bệnh cần chú ý tới thăm khám tại bệnh viện để đưa ra các cách điều trị hiệu quả nhất.

Chữa bệnh mề đay mãn tính bằng các loại thuốc Tây y

Khi áp dụng phương pháp chữa trị bằng y học hiện đại, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa kê cho những đơn thuốc để sử dụng trong một thời gian nhất định. Thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng khó chị cũng như hạn chế nguy cơ bệnh bùng phát trở lại.

Dựa theo tình trạng bệnh lý, thể trạng sức khỏe, độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc chữa trị bệnh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Thuốc có công dụng làm giảm tình trạng viêm sưng và ngứa ngáy khi bị nổi mề đay toàn thân. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc chính là có thể gây ra tác dụng phụ là mất tập trung, dễ bị buồn ngủ.
  • Nhóm thuốc chứa thành phần Corticoid: Đây là thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch. Đồng thời chống viêm và chống dị ứng, tham gia và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc không thể sử dụng trong thời gian dài. Thuốc chỉ được dùng khi nhóm kháng Histamin không phát huy tác dụng.
  • Nhóm thuốc kháng Leukotriene: Đây là một loại hoạt chất trung gian có khả năng kích thích những phản ứng dị ứng. Nhóm thuốc sẽ được sử dụng kết hợp khi cơ thể người bệnh không đáp ứng thuốc kháng Histamin.
  • Nhóm thuốc Omalizumab: Được sử dụng khi người bệnh mắc mề đay mãn tính vô căn nhờ ức chế kháng thể IgE. Làm giảm lượng Histamin được giải phóng trong cơ thể để cải thiện các biểu hiện bệnh nhanh chóng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân mề đay giai đoạn mãn tính cũng có thể sử dụng một số thuốc có công dụng ức chế miễn dịch để làm giảm các triệu chứng do mắc chứng bệnh tự miễn. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ khá hại cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Ngoài phương pháp chữa bằng Đông y, Tây y, dân gian ta cũng có không ít các bài thuốc mẹo chữa chứng mề đay. Những bài thuốc này đều tận dụng nguồn nguyên liệu quen thuộc, có sẵn trong thiên nhiên. Các phương pháp chế biến và sử dụng cũng rất đơn giản, hiệu quả đạt được cũng khá tốt.

Bệnh nhân có thể tham khảo một số phương thuốc chữa trị sau đây:

Sử dụng cây chó đẻ:

Cây chó để là loại thảo dược quen thuộc với công dụng giải độc, làm tiêu viêm và kháng khuẩn. Nguyên liệu này được đánh giá có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh về mề đay và bệnh lý về gan. Bài thuốc thực hiện như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị một nắm nhỏ lá cây chó đẻ, đem rửa sạch và ngâm với nước muối.
  • Lá sau khi đã rửa sạch đem đi giã nhuyễn. Bạn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và đắp trực tiếp lá lên da. Thời gian đắp khoảng 30 phút và rửa lại da bằng nước sạch.

Lá trầu không:

Lá trầu không được tận dụng trong rất nhiều bài thuốc của dân gian. Y học cũng đã chỉ ra rằng, lá trầu không có lượng chất kháng viêm rất lớn. Hoạt chất này giúp chúng ta kiểm soát cũng như chống đỡ hiệu quả các tác nhân gây ra bệnh mề đay. Đồng thời trầu không có thể làm giảm cơn ngứa. Người bệnh sử dụng nguyên liệu này theo phương pháp:

  • Chuẩn bị một ít lá trầu không, đem lá rửa sạch và nấu với khoảng 1,5 – 2 lít nước sạch.
  • Nước lá trầu không người bệnh lấy ra để tắm hàng ngày. Phần bã lá có thể vò nát và chà xát nhẹ lên da. Phương pháp áp dụng thường xuyên có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh.

Phương pháp sử dụng lá hẹ:

Lá hẹ nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, chống viêm và giải độc rất tốt. Trong lá hẹ có chứa lượng vitamin B dồi dào giúp làm sạch da cũng như tăng cường hồi phục da nhanh chóng hơn. Người bị bệnh mề đay có thể áp dụng theo cách làm sau:

  • Bạn chuẩn bị một lượng vừa đủ lá hẹ, rửa sạch và cắt lá thành từng khúc.
  • Sau đó, đem lá sao trên bếp lửa nhỏ và bọc lại lá bằng một chiếc khăn sạch. Bạn chườm lá nhân lúc còn nóng lên vùng da mẩn ngứa để làm giảm tổn thương trên da. Lưu ý không chườm lá khi còn quá nóng để tránh làm bỏng da.

Bệnh nhân trong quá trình sử dụng những mẹo chữa dân gian cũng cần chú ý. Các mẹo chữa này tùy từng cơ địa mỗi người sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau. Có người đạt hiệu quả rõ rệt nhưng có người lại không thấy có chuyển biến.

Vì vậy, nếu sử dụng các biện pháp chữa này nhưng không thấy có sự thay đổi, người bệnh cần dừng sử dụng. Đồng thời tới các bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị tích cực hơn.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android