9 Mẹo Dân Gian Chữa Đau Vai Gáy Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng
Chườm ấm, xoa bóp bấm huyệt, uống trà gừng, đắp gừng tươi,… là những mẹo dân gian chữa đau vai gáy mang lại hiệu quả khá tốt và được rất nhiều người áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, bạn chỉ nên trị bệnh bằng mẹo dân gian với những trường hợp nhẹ. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng, cần điều trị chuyên khoa để tránh phát sinh biến chứng.
Các mẹo dân gian chữa đau vai gáy hiệu quả
Đau vai gáy gây ra triệu chứng đau nhức âm ỉ ở vùng vai gáy khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Cơn đau sẽ tăng lên khi làm việc quá sức hoặc khi trời chuyển biến đột ngột. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm cảm giác tê bì tay, gây khó khăn khi thực hiện một số cử động thông thường.
Tình trạng đau mỏi vai gáy thường khởi phát do ảnh hưởng từ các bệnh lý ở vùng cột sống cổ, thói quen sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học, rối loạn chức năng rễ thần kinh,… Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến bạn gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến khả năng lao động. Nếu chỉ bị đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ, bạn không cần điều trị chuyên khoa mà có thể tự cải thiện tại nhà bằng các mẹo dân gian sau đây:
1. Chườm lạnh chữa đau vai gáy
Chườm lạnh thường được áp dụng để cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh lý xương khớp gây ra. Nhiệt độ lạnh có tác dụng đóng băng mô bị tổn thương, làm co mạch máu và tê liệt dây thần kinh tại đây. Từ đó, quá trình dẫn truyền thông tin đau về não bộ sẽ bị cản trở, giúp đẩy lùi cảm giác đau nhức một cách nhanh chóng. Đồng thời, tình trạng sưng viêm cũng được cải thiện đáng kể nếu có. Bạn có thể tiến hành chườm lạnh giảm đau vai gáy theo hướng dẫn bên dưới đây:
Cách thực hiện:
- Cho vài viên đá lạnh vào trong túi chườm hoặc túi vải sạch, sau đó chườm lên khu vực đang bị đau nhức.
- Nên bắt đầu chườm từ gáy, kéo dài đến cột sống cổ rồi mở rộng ra hai bên vai. Thực hiện từ 15 – 20 phút/lần là được.
- Bạn có thể tiến hành chườm lạnh từ 4 – 5 lần/ngày mỗi khi cơn đau xuất hiện. Chú ý, hai lần chườm cần phải cách nhau từ 2 – 3 tiếng.
Lưu ý: Không chườm đá lạnh trực tiếp lên bề mặt da để tránh bị bỏng lạnh. Không chườm lạnh khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính có kèm theo triệu chứng cứng cổ.
2. Xoa bóp bấm huyệt
Khi bị đau vai gáy, bạn cũng có thể tiến hành xoa bóp bấm huyệt để cải thiện. Tác dụng của việc xoa bóp – bấm huyệt là đả thông kinh mạch để làm tăng tuần hoàn máu diễn ra bên trong cơ thể. Từ đó, dưỡng chất và oxy sẽ tăng cường vận chuyển về xương sụn, giúp phục hồi tổn thương tại cơ quan này. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể tiến hành theo hướng dẫn bên dưới đây:
Cách thực hiện:
- Việc tự tiến hành xoa bóp và bấm huyệt ở vùng vai gáy sẽ rất khó khăn. Vì thế, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của người thân. Người bệnh chỉ cần ngồi thẳng người trên ghế hoặc trên giường, người hỗ trợ xoa bóp sẽ đứng sau lưng người bệnh.
- Thoa một ít dầu nóng lên vùng vai gáy của người bệnh, tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng bằng lực của lòng bàn tay và ngón tay. Sau đó, xoa bóp di chuyển nhẹ nhàng sau hai bên vai theo chuyển động tròn. Duy trì động tác này trong khoảng 3 phút là được.
- Dùng lực của hai ngón tay cái ấn xuống da theo đường đi từ gáy sang hai bên vai. Sau đó nắm tay lại, dùng lực từ khớp ngón tay để day ấn vào khu vực chứa ba huyệt Kiên tỉnh, Phong trì và Đại chùy.
- Tiếp tục dùng lực từ ngón tay cái day ấn lần lượt vào các huyệt Phong trì, Phế du, Phong thủ và Đốc đu. Thời gian day ấn nên kéo dài khoảng 30 giây ở mỗi huyệt để làm nóng huyệt.
- Cuối cùng, dùng ngón tay cái và các ngón tay còn lại để ôm lấy khối cơ ở hai bên vai và vùng cổ vai gáy. Đồng thời, thực hiện động tác bóp vào kéo thịt lên và thả ra một cách nhịp nhàng giúp thư giãn khu vực bị đau.
3. Mẹo dân gian chữa đau vai gáy từ gừng tươi
Gừng tươi là thảo dược có tác dụng cải thiện triệu chứng đau nhức rất hiệu quả. Hoạt chất zingibain là thành phần chính của gừng tươi, khi đi vào cơ thể sẽ làm thư giãn cơ bắp, cải thiện triệu chứng co cứng cơ và làm dịu cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng gừng tươi để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và đau mỏi vai gáy. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Cách thực hiện:
- Gừng tươi sau khi mua về đem rửa sạch lớp đất cát bên ngoài, để cho ráo rồi đem đi giã nhuyễn cùng với ít muối hạt.
- Đem hỗn hợp trên đi trộn đều với giấm ăn rồi dùng để đắp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức. Sử dụng gạc y tế để cố định lại trong khoảng 20 phút rồi tháo ra rửa sạch lại với nước.
- Bạn nên áp dụng cách này từ 1 – 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng gừng tươi hãm với nước sôi rồi dùng để uống mỗi ngày. Uống trà gừng giúp dược tính trong gừng đi sâu vào cơ thể và hỗ trợ điều trị từ bên trong.
4.Cam nướng hành khô và phèn chua
Cam là thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào, có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm một cách tự nhiên. Đồng thời, thành phần dưỡng chất trong cam còn có khả năng xoa dịu cơn đau, có thể sử dụng để cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp và đau mỏi vai gáy.
Hành khô và phèn chua cũng có tác dụng giảm viêm sưng và đau nhức rất tốt. Khi sử dụng kết hợp với cam để điều trị bệnh đau vai gáy sẽ làm tăng hiệu quả mang lại. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:
Cách thực hiện:
- Người bệnh cần chuẩn bị 1 quả cam tươi, 3 củ hành khô và 3 thìa phèn chua.
- Cam đem rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và khoét bỏ bớt phần ruột bên trong. Sau đó, nhét hành khô đập dập và phèn chua vào bên trong.
- Đem quả cam đi nướng trên bếp than cho đến khi cháy xém lớp vỏ bên ngoài là được. Để cho cam nguội bớt thì dùng dao thái thành lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng cổ vai gáy.
- Để yên như vậy trong khoảng 10 phút giúp làm dịu cơn đau nhức. Nên áp dụng cách này đều đặn từ 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm hẳn.
5. Xoa bóp bằng rượu hạt gấc
Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, hạt gấc là dược liệu có tính ôn và hơi độc. Tác dụng chính của hạt gấc là chống ứ, giảm đau và tiêu thũng. Nếu đang bị đau vai gáy, bạn nên sử dụng hạt gấc để điều trị giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra.
Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong nhân hạt gấc chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm như xenlulo, invedaxa, lipit,…
Cách thực hiện:
- Chọn mua một quả gấc chín già, đem về tách lấy phần hạt. Tiến hành loại bỏ lớp màng bao quanh hạt gấc, rửa sạch sẽ rồi đem phơi nắng cho khô.
- Sau đó, đem hạt gấc đi rang thơm rồi cho vào cối giã nát. Cho toàn bộ hạt gấc đã giã vào trong lọ thủy tinh sạch, đổ ngập rượu rồi đậy kín nắp lại.
- Ngâm rượu hạt gấc trong 1 tuần là có thể lấy ra dùng để trị bệnh. Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy bông y tế thấm vào rượu hạt gấc rồi thoa trực tiếp lên khu vực bi đau nhức.
- Sau đó, dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút để thành phần dược tính trong rượu thấm sâu vào trong cơ thể.
- Bạn có thể tiến hành xoa bóp bằng rượu hạt gấc từ 2 – 3 lần/ngày mỗi khi cơn đau xuất hiện.
Lưu ý: Chỉ sử dụng rượu hạt gấc điều trị đau vai gáy bằng cách thoa ngoài da, tuyệt đối không sử dụng qua đường uống để tránh bị ngộ độc.
6. Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu là thảo dược có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, ấm kinh, kháng viêm và giảm đau. Người ta thường sử dụng chúng để điều trị các bệnh lý như đau mỏi vai gáy, viêm nhiễm ngoài da, rối loạn kinh nguyệt,…
Khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, thành phần dược tính trong ngải cứu cũng khá đa dạng, có thể kích thích tuần hoàn máu ở khu vực cổ vai gáy và giảm áp lực lên các đốt sống cổ. Khi dùng để trị bệnh sẽ giúp cải thiện các triệu chứng như đau nhức, co cứng cơ, viêm sưng,…
Cách thực hiện:
- Người bệnh cần chuẩn bị một bó ngải cứu tươi và 200 gram muối hột to.
- Ngải cứu sau khi mua về đem nhặt bỏ phần hư, rửa sạch rồi để cho ráo nước hoàn toàn.
- Cho ngải cứu và muối hột vào chảo, bắc lên bếp sao nóng rồi bọc trong túi vải sạch.
- Sử dụng túi vải để chườm đắp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức. Nếu thuốc nguội bớt, hãy sao nóng lại rồi tiếp tục chườm.
- Nên tiến hành chườm trong khoảng 15 phút/lần và thực hiện với tần suất 2 – 3 lần/ngày.
Ngoài bài thuốc chườm ở trên, bạn cũng nên áp dụng kết hợp với thuốc uống trong để quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần xay ngải cứu với 300ml nước lọc. Sau đó lọc lấy phần nước cốt, chia thành 2 phần rồi dùng để uống hết trong ngày.
7. Tận dụng lá lốt trong vườn nhà
Lá lốt cũng được sử dụng khá phổ biến trong các mẹo dân gian điều trị bệnh lý xương khớp. Tác dụng chính của loại thảo dược này tương tự như ngải cứu, có khả năng kháng viêm và giảm đau rất mạnh. Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, thành phần ancaloit và benzylaxetat trong lá lốt còn làm tăng tuần hoàn máu bên trong cơ thể, giúp cải thiện triệu chứng sưng đau và co cứng khớp khá hiệu quả. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng kết hợp cả phương pháp uống trong lẫn đắp ngoài.
Cách thực hiện:
- Đắp ngoài: Rửa sạch lá lốt rồi đem sao nóng với muối hột. Bọc hỗn hợp trên trong túi vải rồi dùng để chườm đắp lên khu vực bị đau nhức. Khi dược liệu nguội thì sao nóng rồi tiến hành chườm thêm một lần nữa. Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày và mỗi lần nên kéo dài khoảng 15 phút.
- Uống trong: Rửa sạch lá lốt, đem sắc cùng với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát. Chia nước sắc thu được thành 2 phần, sử dụng để uống vào buổi sáng và tối. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 10 ngày mới mang lại hiệu quả.
8. Chữa đau vai gáy bằng cây trinh nữ
Cây trinh nữ hay còn được gọi là cây xấu hổ, loại cây này thường mọc hoang dại ở vùng đất trống. Cây trinh nữ được biết đến là thảo dược có tính hàn với công dụng chính là kháng viêm, giảm đau, an thần và tiêu thũng. Bạn có thể tận dụng cây trinh nữ để điều trị các bệnh lý xương khớp tại nhà ở mức độ nhẹ, trong đó có cả bệnh đau vai gáy.
Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã tìm thấy một số hoạt chất có tác dụng ức chế dây thần kinh bên trong cây trinh nữ. Khi các hoạt chất này đi vào cơ thể sẽ ngăn chặn dẫn truyền thông tin đau nhức lên não bộ, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 30 gram rễ trinh nữ tươi, đem đi rửa sạch đất cát và bụi bẩn bám quanh rồi để cho ráo.
- Thái dược liệu thành lát mỏng rồi cho vào chảo sao vàng cùng với một ít rượu trắng. Sau đó, cho tất cả vào ấm sắc cùng với 500ml nước lọc trên lửa nhỏ.
- Sắc cho đến khi nước cạn còn 250ml thì tắt bếp, chắt lấy nước để nguội rồi chia thành 2 phần bằng nhau. Sử dụng nước sắc để uống vào sau bữa ăn sáng và bữa ăn tối.
9. Hỗ trợ điều trị bệnh bằng rau kinh giới
Trong rau kinh giới có chứa một số thành phần hoạt chất có tác dụng giãn cơ, giảm viêm đau và làm tăng tuần hoàn máu bên trong cơ thể. Chính vì thế, người ta cũng thường tận dụng chúng để điều trị các bệnh lý về xương khớp. Nếu đang bị đau vai gáy, bạn cũng có thể sử dụng rau kinh giới để điều trị tại nhà theo hướng dẫn bên dưới đây:
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá và hoa kinh giới, đem rửa sạch sẽ rồi phơi khô dưới bóng râm.
- Cho dược liệu vào trong vỏ gối rồi sử dụng để kê bên dưới vùng đầu và vùng vai gáy khi đi ngủ.
- Áp dụng cách trị bệnh này liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng đau nhức thuyên giảm đáng kể.
Lưu ý khi chữa đau vai gáy bằng mẹo dân gian
Chữa đau vai gáy bằng mẹo dân gian có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả khá tốt đối với trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Hiệu quả mang lại khá chậm, cần phải áp dụng đều đặn trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Đồng thời, hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên không có sự đồng nhất giữa tất cả các trường hợp.
- Hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh giúp quá trình điều trị bệnh nhanh mang lại hiệu quả. Cần loại bỏ các thói quen xấu gây tác động không tốt đến vùng cổ vai gáy.
- Sau thời gian dài điều trị bằng mẹo dân gian, nếu tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt thì bạn nên thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị khác tích cực hơn.
Trên đây là 9 mẹo dân gian điều trị bệnh đau vai gáy, bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Đau vai gáy có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, bạn cần thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ lên phác đồ điều trị cho phù hợp. Với những trường hợp đau vai gáy do bệnh lý, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!