Mổ Gai Cột Sống: Các Phương Pháp Và Quy Trình Thực Hiện

Mổ gai cột sống có tác dụng cắt bỏ gai xương, ổn định cấu trúc cột sống và phòng ngừa các biến chứng không mong muốn. Sau phẫu thuật, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể và chức năng vận động cũng dần phục hồi. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này có nguy hiểm không và chi phí thực hiện là bao nhiêu? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa, được áp dụng đối với trường hợp bệnh nặng
Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa, được áp dụng đối với trường hợp bệnh nặng

Mổ gai cột sống là gì? Khi nào nên mổ?

Gai cột sống là một dạng của bệnh thoái hóa cột sống nên thường xảy ra ở những người ngoài độ tuổi trung niên. Khi gai xương mới hình thành sẽ không gây ra triệu chứng bất thường. Nhưng đến khi gai xương phát triển với kích thước lớn, chèn ép lên các cơ quan xung quanh thì sẽ gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê bì, khó cử động,… Chuyên gia cho biết, đây là bệnh lý không gây đe dọa đến tính mạng và thường được điều trị bằng phương pháp bảo pháp bảo tồn như dùng thuốc, vật lý trị liệu, xây dựng lối sống khoa học,…

Còn với những trường hợp gai cột sống đã chuyển biến nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành mổ gai cột sống. Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị thuộc nhóm can thiệp ngoại khoa. Mục đích chính của phương pháp trị bệnh này là loại bỏ gai xương, ổn định cấu trúc cột sống và giải phóng chèn ép lên các cơ quan bị ảnh hưởng. Từ đó, các triệu chứng của bệnh như đau nhức, tê cứng,… sẽ thuyên giảm và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện mổ gai cột sống đối với những trường hợp sau đây:

  • Sau 6 tháng thực hiện điều trị bằng phương pháp bảo tồn nhưng không mang lại hiệu quả tích cực.
  • Gai xương phát triển với kích thước lớn chèn ép lên dây thần kinh ở mức độ nghiêm trọng.
  • Khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không thể đi lại hoặc thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Bệnh gây ra các biến chứng như đau dây thần kinh tọa, yếu cơ, mất kiểm soát đại tiểu tiện.

Các phương pháp mổ gai cột sống

Với sự phát triển của nên y học thì hiện nay đã có rất nhiều phương pháp mổ gia cột sống ra đời. Tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ bệnh trạng, khả năng tài chính, độ tuổi,.. mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các phương pháp mổ phù hợp. Dưới đây là các phương pháp mổ gai cột sống được áp dụng phổ biến trong y khoa mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được tư vấn phương pháp mổ gai cột sống phù hợp
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được tư vấn phương pháp mổ gai cột sống phù hợp
  • Phẫu thuật nội soi cắt gai cột sống: Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, ít gây đau đớn và có thời gian phục hồi nhanh nên được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng. Thông thường, thời gian phục hồi tổn thương của phương pháp trị bệnh này sẽ kéo dài từ 7 – 21 ngày.
  • Mổ gai cột sống truyền thống: Đây là phương pháp trị bệnh có mức độ xâm lấn cao, gây đau nhức nhiều, thời gian phục hồi lâu và nguy cơ phát sinh rủi ro cao. Vì thế, mổ mở là phương pháp không được ưu tiên áp dụng hiện nay. Thông thường, mổ mở chỉ được thực hiện đối với những trường hợp gai xương phát triển với kích thước quá lớn hoặc cột sống có cấu trúc bất thường. Mổ mở giúp bác sĩ quan sát rõ ràng cột sống, khi tiến hành loại bỏ gai xương sẽ tránh gây tổn thương đến dây thần kinh. Đồng thời, trong quá trình phẫu thuật nếu thấy giải phẫu cột sống bất thường thì bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh luôn.
  • Mổ cắt bỏ lá cột sống: Ở phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ một lát mỏng cột sống ngay tại vùng hình thành gai xương. Cách này có tác dụng làm giãn không gian giữa hai đốt sống, tránh để gai xương chèn ép lên đĩa đệm, dây thần kinh, mô mềm và phát sinh biến chứng.
  • Mổ cấy miếng đệm gân mỏm gai: Phương pháp điều trị này được tiến hành bằng cách cấy một miếng đệm vào đầu mỏm gai thông qua phẫu thuật, giúp giảm độ chèn ép lên các cơ quan bị ảnh hưởng và bảo vệ chúng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp gai xương có kích thước nhỏ. Nếu gai xương có kích thước quá lớn, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ để tránh gây ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống.

Quy trình mổ gai cột sống

Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị có độ khó cao, yêu cầu phải thực hiện đúng quy trình để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và hạn chế rủi ro sau phẫu thuật. Thông thường, phương pháp điều trị bệnh này sẽ được tiến hành theo quy trình sau đây:

1. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Trước khi tiến hành mổ gai cột sống, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm hình ảnh như chụp CT, chụp MRI,… để đánh giá tổn thương tại cột sống cũng như các cơ quan lân cận. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp mổ phù hợp nhất. Đồng thời, trước khi mổ gai cột sống bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây:

Người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành phẫu thuật
Người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành phẫu thuật
  • Chủ động khai báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng,…
  • Tuyệt đối không dùng chất kích thích ít nhất 7 ngày trước khi phẫu thuật như đồ uống có cồn, thuốc lá,… Thành phần trong các nhóm thực phẩm này sẽ khiến vết mổ lâu lành, làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và chảy máu.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trị bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật. Đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống đông máu.
  • Tránh thực hiện các thủ thuật xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu trong 7 ngày trước khi phẫu thuật để hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tắm rửa sạch sẽ và ổn định tinh thần, nhịn ăn 6 tiếng và nhịn uống nước 2 tiếng trước khi tiến hành mổ gai cột sống.

2. Tiến hành phẫu thuật

Sau khi đã kiểm tra sức khỏe toàn thân, người bệnh sẽ được đưa đến phòng mổ và tiến hành mổ gai cột sống. Việc mổ gai cột sống sẽ được tiến hành theo quy trình sau đây:

  • Đầu tiên, y tá sẽ tiến hành gây mê toàn thân, gây mê tại chỗ hoặc gây tê từng vùng tùy thuộc vào từng phương pháp mổ. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định vị trí gai xương bị tổn thương và tiến hành cắt bỏ gai, cắt lá mỏng hoặc cấy mô đệm.
  • Sau khi phẫu thuật hoàn thành, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết mổ và đưa bệnh nhân đến phòng hồi tỉnh. Trong khoảng 24 giờ sau khi mổ, y tá sẽ liên tục kiểm tra các chỉ số như nhịp thở, mạch và huyết áp.
  • Sau đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm viện trong vài ngày để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng phục hồi. Nếu có phát sinh biến chứng sẽ đưa ra phương án xử lý kịp thời.

3. Chăm sóc sau khi mổ gai cột sống

Sau khi mổ gai cột sống, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp vết thương nhanh lành và hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng. Cụ thể là:

Chăm sóc sức khỏe đúng cách sau phẫu thuật là điều rất cần thiết để hạn chế phát sinh rủi ro
Chăm sóc sức khỏe đúng cách sau phẫu thuật là điều rất cần thiết để hạn chế phát sinh rủi ro
  • Sử dụng các loại thuốc như giảm đau, thuốc chống phù nề, kháng sinh,… theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tiến hành chăm sóc vết mổ đúng cách, không để vết mổ tiếp xúc với nước để tránh bị nhiễm trùng.
  • Sau khi mổ người bệnh nên sử dụng quần áo rộng rãi và có độ thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc quần áo bó sát khiến vết mổ bị ma sát, chảy máu và gây đau nhức.
  • Tiến hành tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để cải thiện khả năng năng vận động và tăng cường sức khỏe sau phẫu thuật.
  • Trong ăn uống, nên ưu tiên sử dụng các món ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, cần tránh dùng đồ ăn khó tiêu. Hãy chia nhỏ bữa ăn để sử dụng, tránh tình trạng ăn quá no trong một bữa.
  • Chỉ được thực hiện các hoạt động như bơi lội, lao động nặng, quan hệ tình dục, đi xe đạp và xe máy khi đã có sự cho phép của bác sĩ.
  • Cần tránh các hoạt động dễ gây tổn thương đến cột sống trong giai đoạn phục hồi như ngồi xổm, xoay người, cúi gập người,…
  • Tiến hành tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi cơ thể có triệu chứng bất thường.

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?

Mổ gai cột sống mang lại hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng không mong muốn. Vì thế, đây được xem là phương pháp điều trị cuối cùng, chỉ được thực hiện khi tất cả các phương pháp trị bệnh khác không mang lại hiệu quả tích cực. Để đảm bảo an toàn, bạn nên làm phẫu thuật tại cơ sở y tế uy tín có đầy đủ trang thiết bị và được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh rủi ro. Đồng thời, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật để đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết mổ.

Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 85% trường hợp điều trị gai cột sống bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa và mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp gặp phải biến chứng và rủi ro sau phẫu thuật. Thường gặp là:

  • Nhiễm trùng vết mổ: Nhiễm trùng xảy ra khi dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo vô trùng hoặc người bệnh không chăm sóc vết mổ đúng cách. Đây là biến chứng thường gặp nhất với dấu hiệu đặc trưng là vết mổ bị sưng đau và ứ mủ, cơ thể sốt cao, buồn nôn,.. Ở trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng thường gặp nhất sau khi mổ gai cột sống
Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng thường gặp nhất sau khi mổ gai cột sống
  • Dị ứng thuốc gây mê, thuốc gây tê: Người bệnh có thể phát hiện ra biến chứng này thông qua các triệu chứng như viêm da, đỏ da, ngứa ngáy, da bị phù nề, co thắt phế quản,… Nếu tình trạng dị ứng diễn ra với mức độ nặng sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như suy hô hấp, thiếu oxy máu, ngừng thở,…
  • Chảy máu kéo dài: Sau phẫu thuật, vết mổ thường chỉ chảy máu từ 1 – 2 giờ rồi ngừng hẳn. Nhưng nếu người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu trước khi phẫu thuật hoặc bị rối loạn đông máu thì tình trạng này sẽ diễn ra kéo dài trong nhiều giờ liền. Chảy máu kéo dài mà không xử lý đúng cách sẽ khiến cơ thể bị mất máu nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng như hạ thân nhiệt, da nhợt nhạt, khát nước,… Nếu phát hiện bệnh nhân bị chảy máu kéo dài, bác sĩ sẽ yêu cầu truyền máu để làm tăng thể tích máu trong cơ thể, chống sốc dẫn đến tử vong.
  • Biến chứng khác: Một số biến chứng cũng có thể xảy ra sau khi tiến hành mổ gai cột sống là tổn thương đến dây thần kinh, tái phát gai xương, để lại sẹo lồi trên da,….

Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ gai cột sống còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật, phương pháp mổ, mức độ bệnh trạng, thời gian nằm viện và biến chứng sau phẫu thuật,… Để biết rõ hơn về chi phí, bạn nên đến bệnh viện làm kiểm tra và được bác sĩ tư vấn chi tiết. Dưới đây là bảng chi phí mổ gai cột sống cơ bản bạn có thể tham khảo:

  • Mổ mở truyền thống: 15.000.000 – 2.000.000 VNĐ
  • Mổ nội soi loại bỏ gai xương: 20.000.000 – 40.000.000 VNĐ
  • Ca bệnh có tiến triển phức tạp: > 50.000.000 VNĐ

Nếu có BHYT, bạn nên đến bệnh viện nhà nước để thực hiện phẫu thuật. BHYT sẽ giúp bạn chi trả một phần chi phí phẫu thuật giúp việc điều trị đỡ tốn kém hơn.

Nên lựa chọn mổ gai cột sống tại những cơ sở y tế uy tín và được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề
Nên lựa chọn mổ gai cột sống tại những cơ sở y tế uy tín và được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề mổ gai cột sống bạn có thể tham khảo. Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng dễ phát sinh biến chứng, không phải ai cũng có thể thực hiện điều trị bằng phương pháp này. Nếu bị gai cột sống ở mức độ nặng và muốn phẫu thuật, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android