Mổ Gai Gót Chân Khi Nào? Quy Trình, Chi Phí và Lưu Ý

Mổ gai gót chân thường được chỉ định thực hiện với những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng điều trị bằng phương pháp nội khoa. Mục đích của việc mổ gai gót chân là loại bỏ gai xương và mô mềm bị tổn thương. Sau điều trị, các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra sẽ được cải thiện đáng kể. Để hiểu rõ hơn về phương pháp mổ gai gót chân thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Mổ gai gót chân là phương pháp điều trị bệnh bằng cách can thiệp ngoại khoa
Mổ gai gót chân là phương pháp điều trị bệnh bằng cách can thiệp ngoại khoa

Mổ gai gót chân là gì? 

Gai gót chân là hiện tượng mọc gai xương ở mặt dưới của gót chân hoặc dưới lòng bàn chân. Gai xương được hình thành do sự lắng đọng canxi bất thường tại khu vực bị tổn thương. Theo thời gian, các gai xương này sẽ phát triển ngày càng lớn gây chèn ép lên dây thần kinh và mô mềm xung quanh. Điều này đã kích thích phản ứng viêm xảy ra và gây ra tình trạng đau nhức rất khó chịu. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gai gót chân là tập thể dục với cường độ cao, đi giày dép không phù hợp, bị viêm khớp hoặc thừa cân,…

Nếu bệnh gai gót chân không gây ra triệu chứng bất thường thì không cần phải điều trị. Nhưng nếu gai xương chèn ép lên mô mềm gây đau nhức dữ dội thì bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Hầu hết các trường hợp bị gai gót chân đều đáp ứng tốt với phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, sử dụng lót giày hỗ trợ,…

Mổ gai gót chân là phương pháp điều trị ngoại khoa, thường được áp dụng để loại bỏ gai xương bám ở gót chân hoặc cân gan bàn chân. Đây là phương pháp điều trị bệnh không được áp dụng phổ biến, chỉ được thực hiện khi phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả tích cực. Phẫu thuật mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng cần có thời gian khá dài để phục hồi chức năng, trung bình là 3 tháng.

Các phương pháp mổ gai gót chân 

Hiện nay, y khoa có hai phương pháp mổ gai gót chân là mổ hở và mổ nội soi. Trong đó, mổ hở là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất vì chúng có thể loại bỏ được toàn bộ gai xương cũng như mô bị tổn thương xung quanh. Dựa vào tình trạng bệnh mà phương pháp mổ gai gót chân sẽ nhằm vào các mục đích sau đây:

Mổ gai gót chân nhằm mục đích loại bỏ gai xương
Mổ gai gót chân nhằm mục đích loại bỏ gai xương

+ Loại bỏ gai gót chân dưới: Viêm cân gan bàn chân là nguyên nhân hình thành nên gai gót chân dưới thường gặp nhất. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành mổ cắt bỏ gai xương để giải phóng áp lực lên gân và dây chằng, mang lại hiệu quả giảm đau nhức và sưng viêm tại mô mềm. Phương pháp mổ gai gót chân này có cách thực hiện rất đơn giản và hiếm gây ra biến chứng nghiêm trọng.

+ Loại bỏ gai gót chân sau: Được áp dụng với những trường hợp gai xương hình thành ở mặt sau của gót chân hoặc bám vào gân Achilles. Mắc bệnh viêm gân Achilles là nguyên nhân hình thành nên gai gót chân sau thường gặp nhất. Các gai xương đơn giản sẽ được cắt bỏ rất dễ dàng. Nhưng nếu gai xương nằm bên trong gân thì việc phẫu thuật sẽ trở nên phức tạp và nhiều rủi ro hơn. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành mổ tháo gân để loại bỏ gai xương nằm sâu bên trong sợi gân, sau đó gắn gân trở về vị trí ban đầu.

Khi nào nên mổ gai gót chân?

Mổ gai gót chân là phương pháp điều trị bệnh không được ưu tiên áp dụng hiện nay. Bác sĩ thường chỉ định thực hiện cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả tích cực. Những trường hợp bắt buộc phải tiến hành điều trị bằng cách mổ gai gót chân là:

  • Điều trị bảo tồn trong 12 tháng nhưng tình trạng bệnh không chuyển biến tốt.
  • Gai xương chèn ép lên dây thần kinh gây cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng đi lại hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động.
  • Gai gót chân kèm theo viêm gân gót chân, viêm cân gan bàn chân tiến triển sang giai đoạn nặng

Tuyệt đối không được mổ gai gót chân điều trị bệnh với những trường hợp sau đây:

Gai gót chân không gây ra triệu chứng có thể tự khỏi mà không cần tiến hành mổ
Gai gót chân không gây ra triệu chứng có thể tự khỏi mà không cần tiến hành mổ
  • Bị rối loạn chảy máu ở mức độ nghiêm trọng
  • Bị tiểu đường kèm theo động mạch ngoại vi
  • Trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Gai gót chân không có triệu chứng

Điều cần biết về phương pháp mổ gai gót chân

Mổ gai gót chân là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao và giúp loại bỏ hoàn toàn gai xương. Mục đích của việc mổ gai gót chân là loại bỏ gai xương, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, quá trình phục hồi tổn thương sau phẫu thuật thường diễn ra khá chậm. Nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách còn có thể để lại biến chứng không mong muốn. Dưới đây là những thông tin cần biết về phương pháp trị bệnh này bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị trước khi mổ gai gót chân

Khi mổ gai gót chân, nhân viên y tế sẽ thông báo cho bạn những điều cần lưu ý trước và sau khi mổ gai gót chân để quá trình phẫu thuật có thể diễn ra suôn sẻ và tránh các rủi ro kho không mong muốn. Một số điều cần lưu ý là:

  • Bắt đầu dừng ăn từ nửa đêm trước lúc làm phẫu thuật. Vào buổi sáng ngày phẫu thuật, người bệnh có thể uống một ít nước nhưng chỉ nên uống với ngụm nhỏ. Trong vòng 4 giờ sau phẫu thuật, không tiêu thụ bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào.
  • Thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng. Đặc biệt là thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm không steroid,… Bác sĩ sẽ yêu cầu dừng thuốc trong 2 – 4 tuần trước phẫu thuật cho đến sau phẫu thuật khoảng 2 tuần.
  • Trước phẫu thuật người bệnh cũng nên ngưng sử dụng thực phẩm chức năng, sản phẩm chiết xuất từ tỏi và lá bạch quả.
Ngưng sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước khi mổ gai gót chân
Ngưng sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước khi mổ gai gót chân

Quy trình mổ gai gót chân

Trước khi tiến hành mổ gai gót chân, người bệnh sẽ được chỉ định làm kiểm tra thể chất và làm xét nghiệm máu để đưa ra đánh giá về tình trạng sức khỏe. Phẫu thuật sẽ được chỉ định tiến hành với những trường hợp đáp ứng yêu cầu. Thông thường, việc mổ gai gót chân sẽ được tiến hành dựa trên quy trình sau đây:

Bước 1: Sát trùng khu vực mổ. Dựa vào tính chất phức tạp của ca mổ mà nhân viên y tế sẽ tiến hành gây tê cục bộ, gây tê màng cứng hoặc gây tê toàn thân.

Bước 2: Tiến hành mổ

  • Trường hợp mổ hở: Bác sĩ sẽ dùng dao rạch một đường ở sau gót chân hoặc dưới bàn chân để tiếp cận với gai xương rồi tiến hành loại bỏ chúng. Sau khi gai xương được loại bỏ, bác sĩ sẽ khâu vết mổ lại.
  • Trường hợp mổ nội soi: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ khoảng 2cm ở bên gót chân để đưa ống nội soi và dùng cụ phẫu thuật vào bên trong rồi tiến hành cắt bỏ gai xương.

Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, người bệnh sẽ được mang nẹp gót cố định bàn chân. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa về phòng theo dõi cho đến khi thuốc tê hết tác dụng. Người bệnh có thể uống ít nước hoặc ăn nhẹ bằng thức ăn lỏng sau 45 phút nếu được bác sĩ cho phép. Hầu hết các trường hợp bệnh đều có thể xuất viện về ngay trong ngày sau khi tình trạng sức khỏe đã ổn định.

Biến chứng sau mổ gai gót chân

Mổ gai gót chân có ưu điểm là loại bỏ hoàn toàn gai xương và mang lại hiệu quả điều trị tận gốc. Tuy nhiên, do đây là phương pháp điều trị ngoại khoa nên rất dễ phát sinh biến chứng trong và sau phẫu thuật. Thông thường, mổ hở sẽ dễ phát sinh biến chứng hơn so với mổ nội soi ít can thiệp. Các biến chứng có thể gặp là:

Sau mổ gai gót chân nhiều trường hợp sẽ bị đau nhức kéo dài vĩnh viễn
Sau mổ gai gót chân nhiều trường hợp sẽ bị đau nhức kéo dài vĩnh viễn
  • Gây mất máu nhiều dẫn đến thiếu máu hoặc mệt mỏi
  • Khu vực mổ bị sưng đỏ, đau nhức, rỉ nhiều dịch hoặc nhiễm trùng
  • Cơn đau diễn ra kéo dài trong vài ngày hoặc vĩnh viễn
  • Gây tổn thương đến gân và dây thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn
  • Làm mất vòm bàn chân gây ra tình trạng bàn chân phẳng
  • Bị chuột rút chân, chân không ổn định hoặc gãy gót chân
  • Co quắp chân do cân gan bàn chân bị co lại sau phẫu thuật

Mổ gai gót chân bao lâu thì lành?

Sau phẫu thuật, người bệnh nên mang nẹp hoặc băng cố định gót chân từ 1 – 2 tuần giúp hạn chế vận động ở khu vực này. Trong vài tuần sau mổ, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hạn chế đi lại. Tuyệt đối không được thực hiện các hoạt động mạnh cho đến khi gót chân khôi phục hoàn toàn. Để quá trình phục hồi diễn ra một cách tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ kết hợp với lối sống và chế độ ăn uống khoa học.

Mổ gai gót chân nếu được chăm sóc tốt và không phát sinh biến chứng thì vết mổ sẽ lành lại chỉ sau 6 tuần. Khi chăm sóc tại nhà, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay sau đó. Tiến hành tái khám theo đúng lịch hẹn để có thể đưa ra biện pháp xử lý đúng cách nếu chẳng may phát sinh rủi ro.

Sau mổ gai gót chân, gai xương vẫn có thể tái phát trở lại nếu bạn tiếp tục duy trì các thói quen xấu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để phòng ngừa, bạn cần sử dụng giày dép cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm đế vào bên trong giày để làm giảm áp lực lên vùng gót chân khi vận động.

Chi phí mổ gai gót chân

Đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về chi phí mổ gai gót chân
Đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về chi phí mổ gai gót chân

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, chi phí mổ gai gót chân còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại hình phẫu thuật, bác sĩ phụ trách, nơi thực hiện,… Trung bình, mỗi ca mổ gai gót chân sẽ có mức chi phí dao động từ 2.5 – 3.5 triệu đồng. Bác sĩ sẽ thông báo rõ cho bệnh nhân về các khoản tiền cần chi trả trước khi tiến hành phẫu thuật.

Thông thường, mổ gai gót chân ở bệnh viện công sẽ có mức chi phí thấp hơn so với bệnh viện tư nhân và bệnh viện quốc tế. Với những bệnh nhân có điều kiện họ sẽ chỉ định chuyên gia, bác sĩ trưởng khoa hoặc phó khoa làm phẫu thuật để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ nhất có thể. Ở trường hợp này chi phí mổ cũng sẽ tăng lên khá cao. 

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về phương pháp mổ gai gót chân bạn có thể tham khảo. Đây là phương pháp điều trị bệnh bằng cách can thiệp ngoại khoa nên tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng và chỉ tiến hành mổ khi thực sự cần thiết. Chú ý, nên lựa chọn mổ gai gót chân tại những cơ sở y tế uy tín để tránh các rủi ro không mong muốn. Ví dụ như Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 103,…

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bị gai gót chân uống thuốc gì

Bị Gai Gót Chân Uống Thuốc Gì Giảm Đau, Mau Khỏi?

Bị gai gót chân uống thuốc gì giúp giảm đau nhanh, nhanh phục hồi chính là băn khoăn của hầu...

Viêm Gân Gót Chân (Achilles): Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Viêm gân gót chân là một dạng chấn thương thường gặp. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn sử...

Đau Thốn Gót Chân: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý, Điều Trị

Đau thốn gót chân là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân...

Vì Sao Đau Gót Chân Khi Ngủ Dậy? Cách Khắc Phục

Hiện tượng đau gót chân khi ngủ dậy do nhiều nguyên nhân gây ra như đi lại nhiều, đứng lâu...

TOP 5 Bài Tập Chữa Đau Gót Chân Đơn Giản, Hiệu Quả

Thực hiện các bài tập chữa đau gót chân tại nhà để cải thiện triệu chứng đau nhức là phương...

10 Cách Trị Gai Gót Chân Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Nhiều cách trị gai gót chân tại nhà đơn giản nhưng có hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ...

Cách Trị Gai Gót Chân Bằng Xương Rồng Ngay Tại Nhà

Chữa gai gót chân bằng xương rồng được rất nhiều người áp dụng tại nhà và phản hồi tích cực...