Phương Pháp Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên từng tình trạng của người bệnh sau khi đã thực hiện đầy đủ các kiểm tra chi tiết. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn mạnh về chuyên khoa xương khớp, có bác sĩ giỏi, có đầy đủ hệ thống máy móc cơ sở vật chất cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi phẫu thuật.

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thông thường với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp bảo tồn như dùng thuốc, nhiệt trị liệu hay các bài tập trị liệu để dần ổn định lại chức năng. Các phương pháp nội khoa hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu của bệnh để kiểm soát các tiến triển xấu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người bệnh.

phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được áp dụng khi các biện pháp nội khoa không còn tác dụng

Tuy nhiên nếu các biện pháp bảo tồn không đáp ứng với người bệnh khiến các triệu chứng ngày càng càng tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh thường xuyên sống trong cơn đau nhức khó chịu, thậm chí là không di chuyển được sẽ được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng để hạn chế tối đa các biến chứng.

Cụ thể, các trường hợp thường được chỉ định phẫu thuật gồm

  • Điều trị nội khoa thất bại sau 5-8 tuần
  • Người dùng các loại thuốc giảm đau mạnh cũng không còn tác dụng
  • Chèn ép rễ thần kinh làm giảm trương lực cơ dẫn đến yếu hoặc có nguy cơ liệt các nhóm cơ bị chi phối bởi rễ thần kinh hoặc dẫn đến hội chứng đuôi ngựa
  • Bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn bàng quang, không kiểm soát được việc tiểu tiện do ảnh hưởng bởi các dây thần kinh chèn ép
  • Mất cảm giác ở hai chân, tê cứng, bại liệt, không thể đi lại hay hoạt động như bình thường
  • Gây chèn ép thần kinh cấp tính
  • Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú

Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm kiểm tra chi tiết thông qua x quang, MRI, nội soi, CT, kiểm tra máu… Nếu thấy có các dấu hiệu nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng xấu sẽ nhanh chóng trao đổi với bệnh nhân và yêu cầu thực hiện phẫu thuật. Người bệnh sẽ cần nhập viện nhanh chóng và được sắp xếp thời gian mổ dựa trên từng tình trạng.

3 Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên từng tình trạng của người bệnh, trạng thái sức khỏe và dựa trên tiên tượng của từng phương pháp. Bác sĩ cần giải thích chi tiết từng phương pháp cho bệnh nhân và người nhà, chỉ khi bệnh nhân ký chấp thuận mới tiến hành thực hiện.

Phẫu thuật mở

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp mổ hở là phương pháp truyền thống đã được áp dụng lâu đời nhằm mục đích loại bỏ nhân thoát vị, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép nhanh chóng, đồng thời lấy được những khối thoát vị, xương chồi hay dây chằng bị tổn thương do bị đĩa đệm bị chèn ép ra khỏi cơ thể, nhờ đó hạn chế nguy cơ bại liệt hay đau nhức tái diễn.

phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Mổ hở dù có thể mang lại nhiều cải thiện cho bệnh nhân nhưng cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm

Với phương pháp này, bệnh nhân cần được gây mê toàn thân nội khí quản, sau đó bác sĩ sẽ rách một đường mổ từ lối sau qua ống sống ở vị trí cách vị trí đĩa đệm thoát ra khỏi khoảng 3cm. Tiếp đó bác sĩ sẽ cắt dây chằng vàng một bên, có thể sử ống banh (quadrant) và kính lúp để đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài. Sau đó tiến hành khâu phần da vừa rạch trở lại.

Thời gian hoàn thành ca mổ có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ tùy trường hợp. Sau đó người bệnh thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ được đưa về phòng hồi sức để theo dõi tình trạng rồi mới đưa về phòng thường, tiếp tục theo dõi trong vài ngày đến khi các chỉ số ổn định mới được cho phép xuất viện.

Tuy là một trong những phương pháp lâu đời nhưng mổ hở vẫn có rất nhiều nhược điểm như

  • Vết mổ dài, mở cung sau nhiều.
  • Thường để lại một vết sẹo lớn trên lưng hoặc có nguy cơ hình thành các sẹo xơ gây dính các tổ chức thần kinh sau mổ.
  • Nguy cơ nhiễm trùng trong mổ hở do không được chăm sóc đúng cách hoặc thậm chí là do ekip mổ kém chuyên nghiệp
  • Thời gian bệnh nhân nằm viện và phục hồi lâu hơn bình thường, các cơn đau trong thời gian đầu cũng nghiêm trọng hơn
  • Sau mổ bệnh vẫn có có thể tái phát thoát vị đĩa đệm

Mổ nội soi

Mổ nội soi với nhiều ưu điểm đang là phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được hướng tới nhiều hiện nay, tuy nhiên vẫn cần xem xét tình trạng của bệnh nhân có thực sự phù hợp. Với phương pháp này bệnh nhân thường thời gian phục hồi có thể nhanh hơn lại không gặp quá nhiều đau đớn như khi mổ hở.

phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Mổ nội soi đang là biện pháp chính được hướng tới cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay

Với phương pháp mổ nội soi cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng,  bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đa kênh với 2 hoặc 4 đường dẫn có đường kính 5,2 đến 6,1mm tùy loại. Các đường dẫn này gồm 2 đường có tác dụng chiếu sáng và đưa camera quan sát; 2 đường dùng để bơm nước vào và hút nước vào trong nhằm tạo thành các khoảng trống giúp bác sĩ có thể nhìn thấy rõ lòng địa đệm và đưa dụng cụ vào.

Hiện nay bác sĩ thường chuộng dùng ống nội soi thế hệ mới không cần ống thoát nước, có đường kính 6,1mm nên dễ dàng đưa kênh dụng cụ được mở lớn tới 4,2 mm vào trong. Qua các kênh này bác sĩ phẫu thuật hoàn toàn có thể thao tác qua lỗ liên hợp nhằm loại bỏ khối thoát vị và nhân nhầy xơ hóa.

Hiện tại, với thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng bác sĩ sẽ tiếp cận theo đường liên bản sống (đường sau) thường dành cho người thoát vị đĩa đệm ở tầng thấp nhất là L5-S1 và L4-5. Kèm theo đó với đường liên bản sống bệnh nhân thường được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê. Với bệnh nhân chỉ gây tê có thể trực tiếp theo dõi ca mổ của mình.

Đối với nội soi đường liên bản sống để phẫu thuật cho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt da sẽ được sạch một đường ở giữa lưng để đưa cây nong và ống thao tác vào tới dây chằng vàng. Khi đã cắt dây chằng vàng, bác sĩ sẽ tiếp tục đưa ống nội soi vào ống sống và dùng các dụng cụ gắp chuyên dụng để lấy nhân nhầy và khối thoát vị ra ngoài.

Sau khi xem xét trên màn hình và xác định chính xác rễ thần kinh và bao rễ thần kinh đã được giải phóng hoàn toàn, bác sĩ mới tiến hàng đưa các dụng cụ ra ngoài. Vết rạch thường khá nhỏ nên chỉ cần băng lại chứ không cần khâu. Thời gian để hoàn thành phẫu thuật nội soi cho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường chỉ khoảng 30 phút, bệnh nhân có thể được xuất viện ngay hoặc yêu cầu ở lại bệnh viện trong 24 tiếng để theo dõi.

Hiện nay ở các bệnh viện lớn đã đang cập nhật các thiết bị công nghệ hàng đầu, trong đó sử dụng robot (phổ biến là robot Renaissance) để phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cũng đang dần được đưa vào ứng dụng. Khả năng phục hồi của phương pháp này lên tới 94% bệnh nhân.

Nhìn chung phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như thời gian thực hiện nhanh, thời gian phục hồi nhanh, ít biến chứng, ít đau đớn, có thể ra viện nhanh, hạn chế dùng thuốc gây mê nên cũng giảm được các tác dụng phụ từ nó. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi cho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chính là thường có chi phí cao, đồng thời vẫn có nguy cơ nhiễm trùng trong hoặc nhiễm trùng ngoài nếu không chăm sóc đúng cách.

Phẫu thuật giải ép vi phẫu

Phẫu thuật giải ép vi phẫu là một trong những biện pháp n đây nhưng cũng nhận được nhiều đánh giá tốt có thể khắc phục được một số nhược điểm của phẫu thuật hở truyền thống. Phương pháp này cũng hạn chế được việc xâm lấn, chỉ lấy đi một phần nhân nhầy đĩa đệm hoặc toàn bộ đĩa đệm tuy nhiên lại chỉ áp dụng được trong một vài trường hợp.

phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Phẫu thuật giải ép vi phẫu cũng mang đến rất nhiều khả quan cho người bệnh

Theo đó với phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng này bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp C-arm nhằm xác định chính xác vị trí các mốc giải phẫu cơ bản vùng cột sống thắt lưng chuẩn bị can thiệp. Đường rạch da nhỏ nằm phía sau, ngang mức đốt sống bị thoát vị. Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách cân cơ để làm lộ cung sau bên tổn thương.

Tiếp đó cần đến khoan mài chuyên dụng trong y tế để mài rộng một phần cung sau tại vị trí bị tổn thương, ngang với mức bị thoát vị đĩa đệm sau đó dùng kính vi phẫu và để ghim xương, dây chằng lại, nhờ đó làm lộ diện được các rễ thần kinh bên bị chèn ép. Bằng các dụng cụ chuyên môn bác sĩ sẽ vén rễ để lấy thoát vị đang chèn ép tại đây.

Bệnh nhân có thể được khâu cầm máu hay băng lại tùy kích thước các vết rạch. Thời gian hoàn thành ca phẫu thuật chỉ trong khoảng 90 phút, bệnh nhân có thể được yêu cầu nằm viện theo dõi trong 2-3 ngày hoặc về luôn tùy trường hợp.

Ưu điểm của phương pháp này cũng chính là ít để lại sẹo hoặc sẹo rất nhỏ, ít gặp tác dụng phụ từ thuốc gây mê toàn thân, thời gian phẫu thuật và phục hồi cũng rất nhanh, không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên như đã nói, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng này.

Tổng chi phí mổ thoát vị đĩa đệm là bao nhiêu?

Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, chi phí mổ thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp mổ, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, địa chỉ thực hiện,…  Vì thế, sẽ không có chi phí mổ cụ thể với tất cả các trường hợp bệnh. Dưới đây là chi phí mổ thoát vị đĩa đệm theo từng phương pháp dựa trên tình trạng cơ bản của người bệnh bạn có thể tham khảo:

Chỉ phí mổ thoát vị đĩa đệm sẽ có sự khác nhau ở mỗi phương pháp
Chỉ phí mổ thoát vị đĩa đệm sẽ có sự khác nhau ở mỗi phương pháp
  • Mổ hở truyền thống: Phương pháp mổ này có chi phí thấp nhất, phù hợp với những đối tượng có điều kiện kinh tế ít. Tuy nhiên, mổ hở truyền thống có mức độ xâm lấn cao nên sẽ có nguy cơ phát sinh rủi ro cao hơn. Chi phí mổ hở truyền thống dao động ở mức 15 – 20 triệu đồng.
  • Mổ nội soi: Đây là phương pháp mổ được áp dụng phổ biến nhất do ít xâm lấn và có thời gian phục hồi nhanh. Chi phí mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm sẽ dao động từ 30 – 40 triệu đồng.
  • Mổ bằng robot: Đây là phương pháp phẫu thuật có ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nên mang lại hiệu quả cao và ít phát sinh rủi ro. Tuy nhiên, chi phí mổ robot rất cao không phải ai cũng có thể thực hiện, khoảng 80 – 100 triệu đồng cho mỗi ca.

Còn với những trường hợp thoát vị đĩa đệm đa tầng kèm theo các biến chứng như hẹp ống sống,… trong quá trình phẫu thuật bác sĩ phải giải ép ống sống và mở cung sau để cố định cột sống. Chi phí cho ca phẫu thuật này sẽ hơn 30 triệu đồng. Ngoài ra, người bệnh còn phải chịu thêm một số chi phí phát sinh sau phẫu thuật khác  như thuốc men, vật tư y tế,… Mức chi phí phát sinh này sẽ dao động từ 10 – 12 triệu đồng.

+ Mổ thoát vị đĩa đệm có hưởng bảo hiểm không?

Mổ thoát vị đĩa đệm thuộc nhóm phẫu thuật cột sống nên vẫn được hưởng chế độ của bảo hiểm y tế. Với những trường hợp đúng tuyến, mổ thoát vị đĩa đệm sẽ được bảo hiểm chi trả khoảng 60%, kể cả mổ bằng robot. Còn với những trường hợp trái tuyến, bảo hiểm sẽ chi trả từ 30 – 40% chi phí mổ.

Lưu ý sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Cần hiểu rõ không phải cứ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là có thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Vẫn có nguy cơ bệnh quay trở lại hoặc tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác tại cột sống nếu không có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và phục hồi phù hợp. Tùy tình trạng sức khỏe và hướng chăm sóc mà tiến triển của từng người bệnh sẽ khác nhau.

phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Chế độ nghỉ ngơi sau phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn

Một số lưu ý sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm

  • Đảm bảo tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ trong quá trình phục hồi chẳng hạn như uống thuốc đúng giờ
  • Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, tránh hoạt động mạnh
  • Tránh các tác động vật lý hay các tư thế xoay, vặn người mạnh khi chưa phục hồi hoàn toàn các tổn thương
  • Chăm sóc vị trí vết mổ, tránh nguy cơ viêm nhiễm nguy hiểm khác
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có thể làm hình thành sẹo lồi với những người có cơ địa độc như rau muống, thịt bò, trứng..
  • Tham gia các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng theo yêu cầu của bác sĩ
  • Tuyệt đối tránh xa bia rượu, thuốc lá, chất kích thích trong suốt thời gian hồi phục
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm có khả năng tái tạo và phục hồi như các béo, thịt heo, các loại hạt, rau xanh, trái cây
  • Vận động nhẹ nhàng sau phẫu thuật, tránh tình trạng nằm bắt động hoàn toàn
  • Tái khám theo đúng chỉ định từ bác sĩ
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, làm việc lành mạnh hơn sau phục hồi để phòng tránh tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
  • Tìm đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa mạnh về phẫu thuật xương khớp, có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, có bác sĩ tay nghề giỏi để đảm bảo an toàn hơn

Các biến chứng mổ thoát vị đĩa đệm thường gặp

Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng và giúp giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh. Tương tự các phương pháp trị bệnh bằng cách can thiệp ngoại khoa khác, mổ thoát vị đĩa đệm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn trong và sau khi phẫu thuật. Một số biến chứng có thể xảy ra khi mổ thoát vị đĩa đệm là:

+ Nhiễm trùng vết mổ: Đây là biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật điều trị bệnh, đặc biệt là trường hợp mổ hở có diện tích xâm lấn lớn. Nhiễm trùng xảy ra khi bạn vệ sinh vết mổ không đúng cách, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và tấn công gây hại. Ngay khi vết mổ có triệu chứng đau nhức hoặc nhiễm trùng, bạn cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng kháng sinh và thuốc chống viêm để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tiếp tục xảy ra. Nếu bạn chủ quan, tình trạng nhiễm trùng sẽ phát triển lan rộng đến các cơ quan xung quanh và đe dọa đến tính mạng.

+ Tái phát bệnh: Sau phẫu thuật, các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ thuyên giảm đáng kể và giúp người bệnh cải thiện lại chức năng vận động. Nhưng cũng có khoảng 15% số ca bị tái phát bệnh trở lại sau phẫu thuật. Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra trong khoảng 6 tuần sau phẫu thuật. Ở trường hợp tái phát bệnh sau phẫu thuật thường rất khó điều trị và dễ chuyển biến nặng. Vì thế, bạn cần trao đổi ý kiến thật kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật. Đồng thời, tuân thủ theo đúng hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Thoát vị đĩa đệm vẫn có thể tái phát trở lại sau phẫu thuật nếu không chăm sóc đúng cách
Thoát vị đĩa đệm vẫn có thể tái phát trở lại sau phẫu thuật nếu không chăm sóc đúng cách

+ Thoái hóa cột sống: Bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong quá trình mổ điều trị thoát vị đĩa đệm có thể gây tác động xấu đến các đốt sống lân cận khu vực bị tổn thương. Điều này đã khiến cho chức năng của các đốt sống này bị hạn chế sau phẫu thuật và làm gia tăng nguy cơ thoái hóa. Thoái hóa cột sống thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt, nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.

+ Đau nhức kéo dài dai dẳng: Mổ thoát vị đĩa đệm giúp sửa chữa tổn thương tại cột sống và phục hồi khả năng vận động của cơ quan này. Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu trong quá trình thực hiện phát sinh biến chứng, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng. Khi người bệnh vận động mạnh thì cơn đau sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Thông thường, tình trạng đau nhức kéo dài sẽ xảy ra khi bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng và không đáp ứng điều trị tốt với phương pháp phẫu thuật.

+ Bại liệt: Đây là rủi ro nghiêm trọng nhất mà người bệnh phải đối mặt sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Nếu phẫu thuật thất bại, người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động. Lúc này, mọi hoạt động sinh hoạt của người bệnh sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người thân trong gia đình. Chuyên gia cho biết, bại liệt xảy ra khi dây thần kinh vận động bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Bạn rất dễ gặp phải biến chứng này khi thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh bởi bác sĩ không đủ trình độ chuyên môn hoặc cơ sở y tế kông đảm bảo chất lượng.

Trên đây là một số thông tin về các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang được sử dụng nhiều hiện nay, hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Bạn nên tiến hành thăm khám sớm và tin tưởng vào bác sĩ điều trị, thực hiện theo các hướng dẫn điều trị chắc chắn sẽ có kết quả tốt nhất, đem lại cuộc sống chất lượng, khỏe mạnh, hạnh phúc như ngày nào.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android