Chỉ Số MPV Trong Máu Là Gì?

  • Xét nghiệm MCV dùng để đo thể tích trung bình của tiểu cầu trong máu.
  • Cùng với các xét nghiệm khác, xét nghiệm MPV có thể giúp bác sĩ xác định các tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Chỉ số MPV trong máu là gì?

MPV là chỉ số thể tích trung bình tiểu cầu được kiểm tra qua xét nghiệm công thức máu (xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu).

Xét nghiệm máu MPV là một trong những bước kiểm tra quan trọng trong toàn bộ quy trình xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Ngoài ra, xét nghiệm MPV thường đi liền với việc đếm số lượng tiểu cầu tồn tại trong máu.

Xét nghiệm MCV dùng để đo thể tích trung bình của tiểu cầu trong máu
Xét nghiệm MCV dùng để đo thể tích trung bình của tiểu cầu trong máu

Kết quả xét nghiệm máu MPV bình thường là bao nhiêu?

Các phòng thí nghiệm khác nhau có quy định về điểm giới hạn khác nhau cho kết quả xét nghiệm MPV bình thường, thấp hoặc cao.

Nhìn chung, xét nghiệm máu MPV được coi là bình thường khi trong ngưỡng từ 7 fL đến 9 fL (femtoliter) đối với người lớn không mang thai. 1

Tại sao cần xét nghiệm MPV?

Xét nghiệm máu MPV được sử dụng để giúp chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng liên quan đến máu. Xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán các tình trạng sức khỏe khác hoặc tìm hiểu mức độ nghiêm trọng bệnh.

Bạn có thể xét nghiệm máu MPV khi gặp triệu chứng sau:

  • Chảy máu lâu mới cầm được, ngay cả khi chỉ bị vết cắt nhỏ
  • Chảy máu cam
  • Chảy máu khi đánh răng
  • Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím trên da
  • Bị bầm tím không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu âm đạo bất thường 
  • Đau đầu và chóng mặt kéo dài
  • Đau và rát ở bàn chân và bàn tay

Quy trình thực hiện xét nghiệm MPV

Xét nghiệm MPV bao gồm việc lấy máu đơn giản, thường mất chưa đầy năm phút. Bạn có thể làm xét nghiệm tại các phòng khám hoặc  bệnh viện. Quy trình như sau: 

  • Đặt một dải vải hoặc nhựa (garô) phía trên vị trí nơi kim sẽ đâm vào trên cánh tay. 
  • Làm sạch da và nhẹ nhàng đưa một cây kim nhỏ vào tĩnh mạch. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích khi kim đâm vào.
  • Thu thập một mẫu máu trong lọ.
  • Rút kim ra.
  • Dùng bông gòn ấn nhẹ lên vết thương để cầm máu.
  • Sau đó, nha sĩ hoặc bác sĩ sẽ gửi mẫu đến phòng thí nghiệm.
Quy trình lấy máu xét nghiệm MPV
Quy trình lấy máu xét nghiệm MPV

Những rủi ro của xét nghiệm máu MPV là gì?

Xét nghiệm máu MPV không gây ra rủi ro nghiêm trọng. Bạn có thể bị đau nhức hoặc bầm tím nhẹ ở vị trí lấy máu, nhưng những triệu chứng này thường biến mất nhanh chóng trong vòng vài ngày.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm MPV trong máu là gì?

Giống như các chỉ số xét nghiệm máu khác, kết quả xét nghiệm MPV cho ra chỉ số cao hoặc thấp hơn mức trên cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe.

MPV trong máu cao

Chỉ số MPV cao đồng nghĩa với thể tích, kích thước tiểu cầu lớn hơn mức bình thường. Cơ thể đang có hiện tượng sản sinh tiểu cầu quá mức. Nếu số lượng tiểu cầu thấp nhưng chỉ số MPV cao, điều này chứng tỏ tủy xương đang hoạt động mạnh để sản xuất tiểu cầu bù vào chỗ bị khuyết thiếu. Đây là tình trạng bình thường khi lượng tiểu cầu già cần được thay thế trong cơ thể.

Tăng MPV liên quan đến hoạt hóa tiểu cầu, tình trạng xảy ra khi tiếp xúc với khối u và sản phẩm của khối u. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra không mang tính chẩn đoán chính xác bệnh ung thư. Bác sĩ cần chỉ định làm xét nghiệm chuyên sâu để xác định tình trạng sức khỏe người bệnh.

MPV cao trong kết quả xét nghiệm máu có thể cảnh báo các bệnh lý như:

  • Bệnh suy giáp.
  • Trường hợp người có nguy cơ mắc bệnh về tim, đột quỵ cao.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Thiếu hụt vitamin D.
  • Bệnh huyết áp, rung nhĩ.
  • Cảnh báo nguy cơ ung thư.

Kết quả chỉ số MPV thấp

Chỉ số xét nghiệm MPV thấp cho thấy tiểu cầu có thể tích nhỏ hơn bình thường. Đây thường là các tiểu cầu già, dễ bị hủy hoại. Tủy xương không đảm bảo việc sản xuất đủ tiểu cầu mới. Khi này, bạn cần chú ý đến một số bệnh lý bao gồm:

  • Viêm đường ruột.
  • Thiếu máu không tái tạo.
  • Bạch cầu cấp.
  • Lupus ban đỏ.
  • Giảm sản tủy xương.
  • Bệnh Crohn.
  • Viêm loét dạ dày – đại tràng,…

Tuy vậy, kết quả MPV cao hay thấp không mang tính quyết định trong chẩn đoán bệnh. Bác sĩ cần dựa trên nhiều kiểm tra khác nhau như chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì, tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn P-LCR là bao nhiêu, độ phân bố tiểu cầu PDW… Từ đó, những kết luận chính xác mới được đưa ra nhằm xác định hướng điều trị phù hợp.

Kết quả MPV có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường địa lý nơi người bệnh sống ở vùng cao, người vừa vận động mạnh… Do đó, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về các lưu ý trước khi lấy máu để đảm bảo tính chuẩn xác của kết quả.

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm MPV?

Không có yêu cầu quá đặc biệt cần chuẩn bị khi xét nghiệm máu MPV. Tuy nhiên, nếu bác sĩ yêu cầu cần xét nghiệm thêm mẫu máu của bạn, bạn có thể cần phải nhịn ăn hoặc uống vài giờ trước khi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và cho bạn biết những yêu cầu cụ thể. 

Để đảm bảo sức khỏe và kịp thời phát hiện bệnh, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm cả bước xét nghiệm công thức máu.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android