Mụn Bọc Ở Vành Tai

Triệu chứng và nguyên nhân

Bị mụn bọc ở vành tai khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, nhiều trường hợp nặng còn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tai. Đồng thời, đây còn là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe như thiếu nước, giảm chức năng thận,... Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây mụn bọc ở tai và các cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Mụn bọc là thể mụn nặng, chúng có kích thước khá lớn gây viêm sưng và có mủ trắng bên trong. Mụn bọc có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào như má, cằm, trong tai và vành tai,... Mụn bọc mọc ở vành tai thường xảy ra ở những người lười bổ sung nước cho cơ thể khiến việc đào thải độc tố bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra do tác động của một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng do xỏ khuyên, rối loạn nội tiết tố,...

Hình ảnh

Triệu chứng

Mụn bọc khi mọc ở vành tai sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da khu vực này. Với những người có cơ địa nhạy cảm, mụn bọc mọc ở vành tai còn có thể gây ảnh hưởng đến thính giác. Nếu người bệnh không tiến hành điều trị, mụn có thể để lại sẹo lõm và sẹo thâm trên bề mặt da. Bạn có thể nhận biết mụn bọc ở vành tai thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Xuất hiện nốt mụn mủ sưng to và đỏ ở vành tai, quan sát sẽ thấy có đầu trắng trong nốt mụn.
  • Ngay tại vị trí xuất hiện mụn gây ra triệu chứng đau nhức rất khó chịu. Nếu dùng tay sờ vào sẽ thấy đau, rát và tê
  • Nếu mụn bọc xuất hiện bên trong tai sẽ khiến người bệnh có thêm triệu chứng đau răng và đau đầu.

Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Mụn bọc ở vành tây gây sưng tấy kéo dài và tái phát nhiều lần
  • Xuất hiện thêm mụn nhỏ hoặc mụn viêm mủ gây lở loét lan rộng.
  • Mụn bọc và mụn mủ xuất bên bên trong ống tai.
  • Viêm sưng gây đau nhức tai dữ dội

Chuyên gia da liễu cho biết, vành tai là vùng da chứa rất nhiều dây thần kinh. Mụn bọc mọc ở vành tai sẽ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhưng nếu nó bị sưng to và mưng mủ sẽ rất nguy hiểm. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng máu ở khu vực vành tai.

Đồng thời, mụn bọc mọc trên cơ thể cũng có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu mụn bọc mọc ở vành tai có thể là do thận đang gặp một số vấn đề như thiếu nước, suy giảm chức năng,... Mụn bọc mọc ở vị trí này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như u nang bã nhờn, da dày sừng tiết bã, ung thư biểu mô tế bào đáy,...

Nguyên Nhân

Việc nắm rõ được nguyên nhân gây ra mụn sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa mụn. Dưới đây là các nguyên nhân gây mụn bọc ở vành tai mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh tai không đúng cách: Vệ sinh tai không đúng cách là nguyên nhân hình thành mụn bọc ở vành tai thường gặp. Lúc này, vi khuẩn sẽ xâm nhập và tấn công gây hại. Vệ sinh tai không đúng còn khiến bụi bẩn và tuyến bã nhờn bị tích tụ lại. Nếu dùng tay sờ lên vành tai sẽ khiến mụn phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố: Hình thành mụn bọc ở vành tai cũng có thể là dấu hiệu của sự thay đổi nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em đang bước vào độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai hoặc đang hành kinh,...
  • Nhiễm trùng tai: Xỏ khuyên tai rất dễ khiến tai bị nhiễm trùng và hình thành nên mụn bọc quanh vành tai. Để hạn chế mọc mụn, sau khi xỏ khuyên bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh tai theo đúng hướng dẫn của thợ bấm.
  • Mắc bệnh viêm tai: Bệnh viêm tai thường khởi phát do các nguyên nhân như dùng dụng cụ ngoáy tai không sạch sẽ, tắm hoặc bơi ở nguồn nước ô nhiễm,... Khi bị viêm tai, ống tai sẽ sưng lên và hình thành nên các cục mụn gây đau nhức.
  • Nguyên nhân khác: Mọc mụn bọc quanh vành tai cũng có thể là do tác động của các nguyên nhân như hay sờ tay bẩn lên vành tai, căng thẳng kéo dài, dầu nhờn ở tai quá nhiều,...

Phòng ngừa

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng như cách vệ sinh vành tai có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành mụn bọc. Để phòng ngừa, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Khi tắm rửa, bạn cũng nên dành một ra một ít thời gian để vệ sinh vành tai thật kỹ. Vệ sinh tai giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn bám trên, ngăn ngừa sự hình thành mụn. Khi vệ sinh tai, nên dùng ngón tay massage dọc theo dái tai để làm sạch hết phần kẽ bên trong.
  • Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với vành tai như khuyên tai, tai nghe, vỏ gối, điện thoại,... Thường xuyên giặt quai mũ bảo hiểm và mũ đội đi nắng.
  • Khi đi ra ngoài nên có các biện pháp che chắn cho da, tránh để bụi bẩn bên ngoài môi trường bám vào trong da. Không nên bơi hoặc tắm ở nơi có nguồn nước ô nhiễm, không dùng vật sắc nhọn chọc vào vành tai khiến chứng bị tổn thương.
  • Loại bỏ thói quen dùng tay sờ lên các vị trí xuất hiện mụn bọc, đặc biệt là sau khi để tay tiếp xúc với hóa chất. Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn tại nhà. Tiến hành xông hơi da mặt bằng tinh dầu thảo dược từ 1 - 2 lần/tuần giúp sát khuẩn và làm sạch da dễ dàng hơn.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa chất kích thích. Uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài. Tốt nhất, bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày thông qua nước lọc, nước ép trái cây tươi, sữa,...
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực như ngủ đúng giờ và đủ giấc, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày,... Phụ nữ bị nổi mụn bọc do rối loạn nội tiết tố nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao giúp cân bằng nội tiết tố.
  • Sau khi xỏ khuyên nên vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn. Sau một thời gian xỏ khuyên, nếu vết thương không lành mà trở nên lở loét và mưng mủ phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Thuốc Tây y thường được kê đơn điều trị đối với những trường hợp mụn bọc ở vành tai bị viêm nhiễm nặng, sưng to và hình thành nên mũ. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc bôi kết hợp với thuốc uống. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

+ Thuốc bôi:

  • Kháng sinh bôi tại chỗ: (Clindamycin, Erythromycin…) Thuốc có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ giúp giảm nhanh triệu chứng sưng tấy và đau nhức.
  • Acid salicylic: Hoạt chất này có tác dụng giảm viêm sưng, ngứa ngáy và làm thông thoáng lỗ chân lông ngay tại vùng da bị mụn.
  • Benzoyl peroxide: Hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn, hỗ trợ làm khô nhân mụn và đẩy chúng ra ngoài.
  • Retinoids: Đây là một loại dẫn xuất của vitamin A có khả năng làm sạch lỗ chân lông và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn. Sau khi thẩm thấu vào da, hoạt chất này sẽ ức chế quá trình hình thành chất sưng và đào thải các tế bào chết trên da.

+ Thuốc uống:

  • Kháng sinh đường uống: (Clindamycin, Minocycline, Tetracycline,…) Được kê đơn điều trị đối với những trường hợp mụn nặng. Tuyệt đối không được lạm dụng để tránh gây hại đến hệ tiêu hóa.
  • Isotretinoin: Đây cũng là dẫn xuất của vitamin A được điều chế dưới dạng uống. Hoạt chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng giảm tiết dầu trên da, thu nhỏ tuyến bã nhờn và giảm viêm.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android