Mụn Nhọt Trong Lỗ Tai

Triệu chứng và nguyên nhân

Nổi mụn nhọt trong lỗ tai khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và gây khó khăn cho việc xử lý. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm, nhọt có thể gây nhiễm trùng lan rộng và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nổi nhọt trong tai cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Mụn nhọt hình thành khi nang lông bị vi khuẩn có hại tấn công gây nhiễm trùng, thường gặp nhất là vi khuẩn tụ cầu. Lúc này, mủ và mô chết tích tụ sâu bên trong nang lông sẽ bị đầy lên trên bề mặt da và hình thành nên các cục viêm sưng. Nổi mụn nhọt trong tai có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến người lớn. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra không quá phổ biến.

Hình ảnh

Nguyên Nhân

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nổi mụn nhọt trong lỗ tai bạn thường gặp bạn có thể tham khảo:

  • Mắc bệnh viêm tai: Bệnh viêm tai xảy ra khi tai bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Lúc này, ống tai sẽ bị nổi nhiều cục mụn có kích thước to gây sưng tấy và chứa đầy mủ. Đồng thời, mụn còn gây ra triệu chứng đau nhức rất khó chịu. Các thói quen làm gia tăng nguy cơ bị bệnh viêm tại là dùng dụng cụ ngoáy tai không đảm bảo vệ sinh, tắm ở nơi có nguồn nước bị nhiễm khuẩn,...
  • Nhiễm trùng tai do xỏ khuyên: Xỏ khuyên là phương pháp làm đẹp mà rất nhiều bạn trong giới trẻ áp dụng. Việc xỏ khuyên ở thùy tai sẽ ít gây ra cảm giác đau đớn và giúp tổn thương trên da nhanh lành hơn. Nhưng nếu bạn bấm lỗ ở bên trong tai sẽ gây đau nhức nhiều và viêm sưng nghiêm trọng hơn. Sau xỏ khuyên nếu không chăm sóc vết thương đúng cách sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và hình thành mụn nhọt.
  • Vệ sinh tai không sạch sẽ: Vệ sinh tai không sạch sẽ sẽ khiến cho bụi bẩn, dầu thừa và bã nhờn tích tụ bên trong tai. Điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây mụn nhọt.
  • Nội tiết tố thay đổi: Nổi mụn nhọt trong tai do thay đổi nội tiết tố thường xảy ra ở nữ giới. Đặc biệt là các chị em đang hành kinh, đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nội tiết tố thay đổi khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ hơn và tác động xấu đến sức đề kháng của cơ thể, điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và hình thành nên mụn nhọt.
  • Do bệnh lý: Nổi mụn nhọt trong tai cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về da liễu khác. Nếu thấy mụn bị sưng viêm kéo dài gây đau nhức nghiêm trọng, bạn cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn cách xử lý.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành nhọt trong tai có thể kể đến là:

  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn hoặc nguồn nước ô nhiễm
  • Dùng chung tai nghe với người khác hoặc vệ sinh tai nghe không sạch
  • Tuyến bã nhờn trong tai hoạt động mạnh mẽ
  • Ngoáy tai bằng ngón tay hoặc dụng cụ bẩn
  • Căng thẳng kéo dài
  • Cơ địa dễ dị ứng

Biến chứng

Nổi mụn nhọt bên trong lỗ tai có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là tuổi thanh thiếu niên. Tai là khu vực tích tụ nhiều mồ hôi và bã nhờn nên rất dễ hình thành nên mụn nhọt. Mụn nhọt sau khi hình thành sẽ gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội, nếu không tiến hành xử lý đúng cách sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng phiền toái.

Khi bị nổi mụn nhọt trong lỗ tai, bạn tuyệt đối không tự ý nặn mụn tại nhà. Việc nặn mụn sai cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong gây nhiễm trùng lan rộng. Điều này đã khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng, sau khi điều trị khỏi sẽ để lại sẹo trên da rất khó giải quyết. Tốt nhất, khi bị nổi mụn nhọt trong lỗ tai bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách loại bỏ an toàn và triệt để.

Phòng ngừa

Mụn nhọt rất dễ hình thành thông qua thói quen vệ sinh da không sạch sẽ, ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc tây y,... Để phòng ngừa, bạn cần phải điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Khi tắm rửa bạn cũng cần chú ý vệ sinh vùng da ở tai để làm sạch bụi bẩn cũng như vi khuẩn tích tụ tại cơ quan này. Thường xuyên vệ sinh các vật dụng hay tiếp xúc với tai như khuyên tai, tai nghe, khăn mặt, khăn tắm, vỏ gối,...
  • Tránh dùng tay sờ vào các nốt mụn nổi bên trong tai. Nếu bị nổi nhọt, không tự ý nặn hoặc bóp chích nốt mụn để tránh gây nhiễm trùng lan rộng. Chỉ nên nặn mụn trứng cá hoặc mụn đầu đen đã chín già, khi nặn cần đảm bảo vệ sinh và lấy triệt để nhân mụn bên dưới da.
  • Để hạn chế hình thành mụn nhọt sau khi xỏ khuyên tai, bạn cần vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý sau xỏ khuyên, tránh đưa tay sờ vào lỗ bấm, nếu xuất hiện mụn sưng viêm ở lỗ bấm cần tháo khuyên ra,...
  • Cần tránh sử dụng các loại thực phẩm gây nóng trong và dễ hình thành mụn nhọt như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn,... Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể thông qua các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi, thịt cá,... Ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng luộc hấp thay cho chiên xào.
  • Bổ sung từ 2 - 3 lít nước cho cơ thể mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và cấp ẩm cho da. Bạn có thể uống nước lọc, nước canh, nước ép rau xanh, nước ép hoa quả. Nói không với các loại đồ uống làm gia tăng nguy cơ hình thành mụn như đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, cà phê, trà sữa,...
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Ở những trường hợp bị nổi mụn nhọt trong tai với mức độ không quá nguy hiểm, bạn có thể tự cải thiện tại nhà bằng các mẹo đơn giản lưu truyền trong dân gian hoặc bằng thuốc Tây y. Nhưng nếu mụn gây nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn cần đến gặp chuyên gia da liễu để được xử lý đúng cách, tránh phát sinh biến chứng. Dưới đây là các cách điều trị nổi mụn nhọt trong lỗ tai mà Tập đoàn VietmecGroup tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Xử lý bằng thuốc Tây y

Nếu mụn nhọt trong tai gây đau nhức nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, bạn cũng có thể sử dụng thuốc Tây y để cải thiện. Thành phần dược tính trong thuốc khi tiếp xúc với nốt mụn sẽ mang lại hiệu quả giảm viêm sưng và gom cồi mụn nhanh chóng. Các loại thuốc có thể sử dụng để điều trị mụn nhọt trong tai là:

  • Kháng sinh dạng bôi hoặc uống
  • Thuốc bôi chứa acid salicylic
  • Thuốc chống viêm hoặc giảm đau đường uống
  • Thuốc bôi chiết xuất từ vitamin A

Để đảm bảo an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi dùng thuốc Tây y điều trị mụn nhọt trong tai. Việc dùng thuốc sai cách hoặc sai liều lượng có thể gây phản tác dụng và khiến tình trạng sưng viêm tại nốt mụn trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

Đến gặp chuyên gia da liễu

Cần nhanh chóng đến gặp chuyên gia da liễu nếu mụn nhọt trong tai có các dấu hiệu sau đây:

  • Mụn bị sưng to và tấy đỏ kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Kích thước nhọt ngày càng tăng gây đau nhức dữ dội trong tai kèm theo sốt hoặc buồn nôn.
  • Vùng da bị viêm có dấu hiệu lở loét và lan rộng sang vùng da lành xung quanh.
  • Mụn mọc ở bên trong ống tai không thể tự can thiệp, mụn nhọt tái đi tái lại nhiều lần

Ở những trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh để tình trạng nhiễm trùng tiến triển sang giai đoạn nặng. Đồng thời, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý, bạn cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Dùng các loại nguyên liệu lành tính trong tự nhiên để điều trị mụn nhọt ở tai được rất nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà do lành tính, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Chườm ấm là cách khắc phục mụn nhọt trong tai an toàn và đơn giản nhất. Chườm ấm có tác dụng giảm viêm sưng tại nốt nhọt và đẩy nhanh tốc độ chín mụn. Bạn nên áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi mụn tự vỡ ra. Sau đó tiến hành xử lý theo các bước sau đây:

  • Khi mụn vỡ, dùng khăn sạch lau hết mủ và máu rồi rửa sạch lại với xà phòng diệt khuẩn dịu nhẹ.
  • Để tổn thương trên da lành hẳn, bạn có thể sử dụng tinh dầu thảo dược để thoa lên nốt mụn như chiết xuất cây phỉ, tinh dầu tràm trà,... Hoạt chất trong các loại tinh dầu này có tác dụng kháng khuẩn mạnh, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm se vết thương nhanh chóng.

Điều trị mụn nhọt bằng phương pháp tự nhiên mang lại hiệu quả khá chậm, bạn cần áp dụng đều đặn mỗi ngày thì tình trạng viêm sưng bên trong tai mới dần chuyển biến tốt. Khi thực hiện, chú ý vệ sinh da thật sạch sẽ trước khi áp dụng để tránh bị nhiễm trùng lan rộng.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android