Nấm Candida

Triệu chứng và nguyên nhân

Nấm Candida có thể tồn tại ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là âm đạo nữ. Khi nhiễm nấm, người bệnh không chỉ gặp triệu chứng khó chịu mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, chị em có quá ít thông tin để hiểu về nấm candida albicans. Điều này khiến phái nữ gặp khó khăn trong quá trình phòng ngừa và điều trị.

Định nghĩa

Candia là tên của một loại nấm men. Chúng xuất hiện phổ biến trên da, vùng miệng, đường tiêu hóa và đặc biệt là cơ quan sinh dục nữ. Ở trạng thái bình thường, nấm Candida có khả năng cân bằng với các vi sinh vật trong cơ thể. Do đó, nó không gây ra nhiều tác hại.

Ngược lại, nếu có sự tác động của điều kiện tốt, nấm sẽ phát triển mạnh và hình thành bệnh lý nguy hiểm. Có thể hiểu, nhiễm nấm là thuật ngữ chỉ các bệnh do nấm Candida gây ra, trong đó tiêu biểu là nhiễm nấm âm đạo.

Nếu soi dưới kính hiển vi bạn sẽ thấy sự xuất hiện của 8 - 9 loại nấm gây bệnh. Tuy nhiên nguyên nhân do nấm Candida Albicans chiếm tới 95%.  Đối tượng nào cũng có nguy cơ nhiễm nấm nhưng tỷ lệ ở nữ giới tăng cao hơn so với nam giới. Ngoài ra, những trường hợp dễ mắc bệnh do nấm Candida là:

  • Bệnh nhân chữa ung thư bằng hóa trị, xạ trị
  • Nữ giới vệ sinh cơ thể không sạch sẽ hoặc nội tiết tố estrogen tăng cao
  • Trường hợp mắc bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch (HIV, tiểu đường,...)
  • Phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc trẻ nhỏ, sơ sinh,...

Nếu nhận thấy bản thân nằm trong nhóm đối tượng trên, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, bạn cần đến gặp chuyên gia để khám, chữa kịp thời.

Hình ảnh

Triệu chứng

Ở mỗi khu vực nhiễm nấm Candida, bệnh sẽ có triệu chứng riêng biệt. Mức độ nặng nhẹ của bệnh lý còn tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của sự viêm nhiễm. Những triệu chứng điển hình khi mắc bệnh ở vùng kín do nấm Candida là:

  • Âm đạo đỏ, ngứa, đau rát, càng gãi, phạm vi lây lan của nấm càng lớn. Lúc này, các khu vực như hậu môn, bẹn cũng có nguy cơ nhiễm nấm.
  • Dịch tiết âm đạo ra nhiều và khó kiểm soát.
  • Khí hư vón cục thành từng mảng, dày lên và bám chắc vào thành âm đạo.
  • Bàng quang bị ảnh hưởng dẫn đến tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Gặp khó khăn khi quan hệ tình dục.
  • Niêm mạc âm đạo viêm nhiễm, ửng đỏ.
  • Nếu bệnh nghiêm trọng, nấm Candida sẽ gây phù nề âm hộ, môi lớn, môi bé.
  • Tình trạng bệnh nghiêm trọng và nặng hơn trước thời kỳ kinh nguyệt.

Nhiều người cho rằng, chỉ nữ giới mới mắc bệnh tại đường sinh dục do nấm candida gây ra. Trên thực tế, nam giới cũng có thể gặp phải, tuy nhiên tỷ lệ ít hơn phái nữ nên mọi người không chú ý nhiều. Dấu hiệu nhiễm nấm candida phát sinh ở phái nam gồm:

  • Cơ quan sinh dục bị ngứa, đỏ.
  • "Cậu nhỏ" xuất hiện dịch nhầy trắng.
  • Đầu dương vật luôn có cảm giác bị châm chích.

Triệu chứng xuất hiện sau thời gian giao hợp vài phút hoặc vài giờ. Nếu nam giới rửa sạch sẽ giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nấm Candida vẫn ảnh hưởng đến đời sống tình dục của phái nam.

Nguyên Nhân

Khu vực bị nhiễm nấm sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu chúng đi vào máu còn dễ phát sinh biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần có kiến thức về bệnh để sớm tìm được biện pháp ngăn chặn phù hợp.

Nghiên cứu cho thấy, nấm Candida có thể phát sinh từ một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Những yếu tố thuận lợi khiến nấm sinh sôi và gây bệnh là:

  • Đối tượng mắc tiểu đường, HIV/ AIDS, bệnh làm suy giảm sức đề kháng hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai sản,... Khi mất khả năng đề kháng lại tác nhân có hại, cơ thể sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Người dùng kháng sinh hoặc corticoid trong thời gian dài khiến cơ thể mất cân bằng hệ vi sinh. Điều này khiến nấm có cơ hội phát triển và gây viêm nhiễm.

Biến chứng

Chuyên gia cho biết, nhiễm nấm Candida ở giai đoạn đầu không gặp quá nhiều nguy hiểm. Vì vậy, quá trình điều trị ít gặp khó khăn. Nhưng nếu người bệnh thờ ơ, không chữa bệnh đến nơi đến chốn, sức khỏe và đời sống sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng.

Nhiễm nấm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, hay cáu gắt, mệt mỏi, căng thẳng. Viêm nhiễm cơ quan sinh dục khiến các cặp đôi cảm thấy e ngại, không muốn quan hệ, xa lánh chuyện chăn gối.

Bên cạnh đó, phụ nữ có thể bị viêm vòi trứng, làm suy giảm chức năng của cơ quan sinh sản, nghiêm trọng nhất là vô sinh.

Đặc biệt, nhiễm nấm Candida có khả năng lây nhiễm thông qua nhiều con đường. Bạn có thể mắc bệnh khi quan hệ tình dục nhưng không có biện pháp bảo vệ an toàn, sử dụng chung đồ lót hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người nhiễm nấm.

Thông qua nội dung trên, bạn đọc có lẽ đã biết các con đường lây lan nấm Candida. Từ đó, bạn có thể biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Nấm Candida có thể phát sinh viêm nhiễm ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Các bác sĩ sẽ dựa trên yếu tố này để tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác. Cụ thể là tiền sử nhiễm trùng nấm men, tần suất quan hệ tình dục, tiền sử bệnh lý hoặc những loại thuốc người bệnh đã và đang sử dụng.

Nếu có các biểu hiện ngoài da, chuyên gia sẽ tìm hiểu kỹ hơn về tính trạng chăm sóc da. Chẳng hạn như có để biểu bì da tiếp xúc thường xuyên với nước không, da có bị ẩm hoặc kém thông thoáng không. Để có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm như test HIV, kiểm tra sinh huyết, đường huyết,...

Cách điều trị nấm Candida sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu muốn rút ngắn quá trình điều trị, bạn nên thường xuyên thăm khám để sớm phát hiện bệnh. Ở giai đoạn khởi phát, quá trình điều trị tương đối đơn giản. Ngược lại, nấm Candida càng phát triển, thời gian khỏi bệnh càng lâu.

Biện pháp điều trị

Cách điều trị nấm Candida bằng viên đặt

Để trị nấm Candida, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc đặt hoặc thuốc đường uống. Khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo liều lượng của y, bác sĩ.

Viên đặt là loại thuốc phổ biến nhất vì mang tới tác dụng nhanh và có thể ức chế sự phát triển của nấm Candida. Những loại thuốc đặt được sử dụng phổ biến là: Mikopenotran, Lomexin, Clomaz, Canesten, Econazole, Gyno-pevaryl,...

Khi nấm Candida phát triển nhanh và có thể lây lan sang khu vực khác, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống. Dạng đường uống có thể hạn chế sự phát triển của vi nấm và ngăn chặn sự phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Người bệnh nên sử dụng một số loại thuốc sau: Diflazon, Flucomedil, Canditral, Sanuzo,...

Tân dược có nguy cơ gây ra nhiều rủi ro ngoại ý ảnh hưởng đến sức khỏe. Người suy gan, suy thận, có tiền sử bệnh tim hoặc thiếu máu cục bộ càng phải thận trọng khi sử dụng. Khi người bệnh gặp phải tác dụng phụ liên quan đến hệ thần kinh, hãy ngưng sử dụng thuốc và đi khám bác sĩ kịp thời.

Nhóm kem bôi ngoài da có thể ngăn chặn ngứa ngáy và hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Như vậy, người bệnh sẽ ngăn nấm lây lan ra khu vực ngoài vùng kín. Bệnh nhân có thể sử dụng loại thuốc bôi theo đơn của bác sĩ. Mỗi ngày thoa kem 1 lần lên vùng da cần điều trị hoặc vùng da cận kề với thời gian là 2 - 4 tuần.

Biện pháp can thiệp bằng mẹo dân gian

Chữa viên nấm Candida bằng mẹo dân gian là biện pháp an toàn, tiết kiệm chi phí nhưng tốn nhiều thời gian. Khi tình trạng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân nên sử dụng các mẹo chữa bệnh sau:

  • Lá trầu không: Đây là dược liệu dễ kiếm, có thể kháng khuẩn và đẩy lùi hiệu quả các bệnh viêm nhiễm âm đạo. Khi áp dụng cách chữa này, bạn nên rửa sạch lá, vò nát và đun ngập nước. Đợi cho nồi sôi rồi bạn đổ nước ra chậu và tiến hành xông hơi vùng kín.
  • Ngải cứu: Có tác dụng bổ máu, đẩy lùi chứng đau bụng kinh và góp mặt trong nhiều bài thuốc đông y. Để áp dụng, bạn cho khoảng 20g ngải cứu khô đun với 300ml nước. Khi nước sôi lần 1 thì bạn vặn nhỏ lửa, hầm một lúc rồi tắt bếp.
  • Trị bệnh bằng lô hội: Thành phần gồm các vitamin, enzyme, hoạt chất có khả năng giảm tình trạng khô rát tại vùng kín khi nhiễm nấm. Ngoài lô hội, bạn cần chuẩn bị thêm mật ong và muối, cho tất cả dược liệu vào máy xay, xay nhuyễn rồi đổ ra bát. Mỗi ngày bạn uống hỗn hợp 3 lần.

Mẹo dân gian không thể thay thế biện pháp điều trị chuyên sâu, vì vậy người bệnh không nên lạm dụng. Sau khoảng 1 - 2 tuần nhưng tình trạng không khả quan, bạn nên thay thế bằng cách chữa khác. Trong trường hợp này, nếu càng áp dụng, bệnh càng trở nên nghiêm trọng.

Trị nhiễm nấm Candida bằng Đông y

Theo ghi chép của Đông y, chính sự tổn thương phần huyết và suy giảm chức năng tâm, tỳ, can, thận đã tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Cụ thể, thấp nhiệt sản sinh trùng ở khoảng tràng vị, tạng hư khiến trùng nổi lên và lấn sâu vào bên trong âm hộ. Lúc này, chị em sẽ cảm thấy ngứa ngáy, âm đạo khó chịu, ra nhiều khí hư,...

Các thảo dược trong thuốc nam có khả năng trị bệnh từ gốc, đồng thời điều hòa tỳ vị, khí huyết, sơ can khí và dưỡng can thận. Với thành phần tự nhiên, thuốc nam phù hợp với cơ địa của mọi bệnh nhân. Bên cạnh đó, Đông y còn cải thiện hệ miễn dịch và giúp bệnh nhanh khỏi.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Khi nhiễm nấm Candida chị em cần biết cách cân bằng chế độ dinh dưỡng để ổn định sức khỏe. Nhóm thực phẩm tốt có thể hỗ trợ quá trình điều trị và ngược lại. Việc ăn uống không kiểm soát chỉ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Các món ăn không phù hợp với người bệnh là thực phẩm nhiều đường, hải sản, đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo. Nếu ăn quá nhiều loại đồ ăn này, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh và lây lan ở quy mô rộng. Lúc này, quá trình trị bệnh nấm Candida trở nên khó khăn hơn.

Ngược lại, nhóm thực phẩm có lợi đối với sức khỏe là: ngũ cốc, rau họ cải, sữa chua, dầu thực vật, rong biển,... Các món ăn đều giàu chất dinh dưỡng và có khả năng khống chế nấm Candida. Do đó, chị em nên bổ sung những thực phẩm trên vào thực đơn mỗi ngày.

Người bệnh cần điều trị nấm Candida sớm nhất có thể để hạn chế phát sinh biến chứng. Ngoài ra, bạn nên cập nhật kiến thức về các bệnh do loại nấm này gây ra. Như vậy, bạn có thể kiểm soát bệnh tật và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Khi bị huyết trắng kèm theo ngứa âm đạo, chị em nên tăng cường ăn những thực phẩm như:

  • Sữa chua: Chứa lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo.
  • Rau xanh, trái cây: Bổ sung vitamin, khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Các loại đậu: Cân bằng nội tiết tố nữ, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Gừng, tỏi: Kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngáy.
  • Khoai lang: Tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm.

Ngoài ra nên kiêng ăn đồ ngọt, cay nóng, dầu mỡ, hạn chế uống bia, rượu, thuốc lá.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android