Nấm Ngọc Cẩu: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng

Nấm ngọc cẩu là một dược liệu quý hiếm trong Đông y – vị chát, ngọt, tính ôn, quy vào Tỳ, Thận và có nhiều tác dụng chữa bệnh như trị yếu sinh lý, liệt dương, táo bón, đau nhức xương khớp, bồi dưỡng cơ thể. Dược liệu này không độc và hầu như không có tác dụng phụ. Dùng nấu ăn, sắc uống hoặc ngâm rượu đều rất an toàn.

Nấm ngọc cẩu được biết đến là loại dược liệu sử dụng khá phổ biến trong Đông y, đặc biệt được phái mạnh ưa chuộng nhờ vào công dụng tăng cường sinh lý, cải thiện khả năng “giường chiếu”. Ngoài ra nó còn có khả năng điều trị nhiều loại bệnh lý cơ thể khác, mang tới hiệu quả bất ngờ cho người dùng. Vậy nấm ngọc cẩu là gì, có đặc điểm, thành phần, công dụng như thế nào và phải sử dụng ra sao mới hiệu quả.

Nấm ngọc cẩu là gì và những đặc điểm nổi bật

Nếu chưa hiểu rõ về loại dược liệu này, mời bạn cùng tìm hiểu thông qua những thông tin sau đây:

Nấm ngọc cẩu là gì?

Nấm ngọc cẩu hay còn được biết đến với các tên gọi khác như gió đất, cu pín, củ dó đất, ngọt núi, hoa đất, pín cầu, ký sinh hoàn, bất lão dược, tỏa dương, xà cô, hoa ngọc núi, địa mao cầu… Nhưng tên chính xác nhất của nó có lẽ là “dùng pờ nòm mà” gọi theo tiếng dân tộc vì họ sử dụng nhiều. Tên khoa học của nấm ngọc cẩu là Cynomorium songarium là một loại nấm thuộc họ dó đất.

Nấm ngọc cẩu hay còn có các tên gọi khác như gió đất, cu pín, củ dó đất, ngọt núi, hoa đất...
Nấm ngọc cẩu hay còn có các tên gọi khác như gió đất, cu pín, củ dó đất, ngọt núi, hoa đất…

Tên gọi của loài cây này được bắt nguồn từ hình dáng của nó khi có màu đỏ tươi, bên ngoài trông rất giống với bộ phận sinh dục của loài chó đực. Từ xa xưa, nấm ngọc cẩu đã được ví von là loại cây “phá hạnh phúc gia đình” bởi nó có tác dụng nhanh và mạnh, khiến nam giới sung mãnh hơn trong “chuyện ấy”.

Một số đặc điểm nổi bật của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu là thực vật mọc hoang, hiện nay chúng xuất hiện ở Việt Nam với số lượng tương đối lớn. Trong đó có một số đặc điểm nổi bật có thể giúp bạn nhận dạng loại thảo dược này như:

Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của nấm ngọc cẩu khá đặc trưng, cụ thể như:

  • Sống lâu năm, tồn tại và phát triển bằng cách sống ký sinh nhờ vào thân các cây gỗ lớn, tán rộng trong các khu rừng nhiệt đới.
  • Nó thực chất không phải là nấm mà chỉ có hình dáng bên ngoài trông khá giống và sống ký sinh, mọc thành từng cụm như loài nấm.
  • Cây không có lá, toàn thân màu đỏ sẫm, cánh hoa lớn và khá dày, trông giống như một cái bắp ngô thu nhỏ.

Phân loại nấm ngọc cẩu

Tuỳ vào hình dáng, kích thước, màu sắc mà nấm ngọc cẩu được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong số đó có một số loại phổ biến nhất như:

  • Nấm đực: Thân hình chóp, cao khoảng 9 – 16cm, bề mặt nhẵn có màu đỏ sẫm hoặc nâu, không có cuống. Cây được tạo thành bởi những cách hoa li ti mọc dọc theo thân cây. Nấm đực có mùi thơm đặc trưng, thơm hơn các loại khác, do vậy mà được ưa chuộng và dùng để ngâm rượu nhiều hơn.
  • Nấm cái: Có kích thước và hình dáng nhỏ hơn nấm đực, hình dáng trông giống với bắp ngô thu nhỏ, không có chóp rõ ràng như ở nấm đực. Củ của nấm cái khá nhỏ, non , ít bị xơ hơn nhưng lại không có mùi thơm bằng nấm đực.

Nếu phân biệt trên màu sắc của phần ruột nấm thì nó được chia thành 2 loại chính là:

  • Nấm ruột vàng: Có phần ruột nấm màu vàng tươi, búp thon, thỏ đều lên phía trên. Kinh nghiệm dân gian cho rằng loại nấm này có mùi thơm hơn nên được ưa chuộng hơn trong việc ngâm rượu chữa bệnh.
  • Nấm ruột tím: Loại nấm này ít phổ biến hơn, chúng có kích thước nhỏ và thường mọc thành các cụm lớn, phần thịt bên trong của nấm có màu tím đỏ.
Nấm ngọc cẩu được phân loại dựa trên hình dáng, màu sắc, kích thước...
Nấm ngọc cẩu được phân loại dựa trên hình dáng, màu sắc, kích thước…

Theo nghiên cứu, các loại nấm này về cơ bản thì đều giống nhau về công dụng, chất lượng và mùi vị. Thế nhưng vì nấm ngọc cẩu khô ruột vàng có số lượng lớn trong tự nhiên cũng như hương thơm đặc trưng nên nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn.

Khu vực phân bố

Nấm ngọc cẩu thường xuất hiện nhiều trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, đặc biệt là chỉ ở những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại dược liệu này.

Tại nước ta, nấm ngọc cẩm mọc nhiều tại các tỉnh miền núi của phía Bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên… Trong đó, Hòa Bình là nơi có sản lượng lớn nhất khi đây là tỉnh miền núi có khí hậu lạnh, các huyện vùng cao như Mai Châu, Tân Lạc sở hữu điều kiện thời tiết cho loài cây này phát triển.

Thu hoạch và bào chế

Nấm ngọc cẩu thường sống ký sinh và phát triển trên rễ và thân của các cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu, ẩm thấp. Hàng năm phải vào tháng 8 tới tháng 12 thì chúng ta mới có thể phát hiện được chúng ở trong rừng. Còn vào các thời điểm khác thì không thấy được sự xuất hiện của nấm, chính vì vậy mà nó được xem là loại dược liệu quý hiếm.

Để có được chất lượng dược liệu tốt nhất thì chúng ta nên chọn những cây bánh tẻ, kích thước to bằng ngón tay cái, không quá non và cũng không quá già. bởi đây là lúc cây chứa nhiều thành phần dưỡng chất nhất.

Sau khi thu hoạch, nấm được đem về và rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, côn trùng rồi để cho ráo nước. Sau đó người dùng có thể bào chế chúng và sử dụng trực tiếp dưới dạng tươi hoặc phơi khô. Cách phơi như sau:

  • Để cả củ phơi hoặc cát thành những lát mỏng theo chiều dọc của thân cây.
  • Đem phơi trong bóng râm, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng, phơi liên tục cho đến khi nào se mặt lại là được.
Cách thu hoạch và bào chế theo dạng tươi hoặc phơi khô
Cách thu hoạch và bào chế theo dạng tươi hoặc phơi khô

Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý rằng nấm ngọc cẩu khô rất dễ hút ẩm, vậy nên khi phơi xong cần đem bảo quản trong lọ kín, tránh nơi ẩm thẩm gây tình trạng mốc. Nếu phát hiện dược liệu có tình trạng bị ẩm mốc, kém chất lượng thì tuyệt đối không sử dụng bởi nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Những công dụng tuyệt vời của nấm ngọc cẩu khô

Bên cạnh khả năng cải thiện chức năng sinh lý nổi tiếng thì nấm ngọc cẩu còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe của con người và đã được y học chứng minh.

Theo y học cổ truyền

Các tài liệu Đông y có ghi chép rất nhiều về nấm ngọc cẩu khô, đây là loại dược liệu có vị hơi ngọt, chát nhẹ, tính ôn, quy chủ yếu vào 2 kinh là Tỳ và Thận. Nhờ vào những đặc tính kể trên mà nó có tác dụng cao trong việc điều trị một số chứng bệnh như:

  • Bổ tỳ, ích thận, hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý, tăng cường ham muốn ở cả nam và nữ, điều trị bệnh vô sinh, xuát tinh sớm, di tinh, mộng tinh, liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu ở nam giới.
  • Tráng dương, bổ huyết, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết.
  • Nhuận tràng, thông tiện, hỗ trợ điều trị một số vấn đề thuộc hệ tiêu hóa.
  • Giúp phục hồi thể lực, sức khỏe cho phụ nữ sau sinh nở.
  • Bổ máu, bồi bổ và nâng cao sức khỏe.
  • Trị chứng nhức mỏi xương khớp, viêm khớp, nhức mỏi, tê bì tay chân.

Theo y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, thành phần của nấm ngọc cẩu có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nổi bật trong số đó phải kể đến như: chất béo, tinh dầu, Carpaine, Choline, Gentianine, Vitexin, Testosterone, L Arginine, Orienti, 13 loại acid amin… Những hợp chất kể trên đều mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà hiếm thấy ở các loại dược liệu khác.

Theo y học hiện đại, nấm ngọc cẩu có các công dụng sau:

  • Cải thiện, nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi ở trong điều kiện thiếu oxy.
  • Tăng cường, cải thiện chức năng của vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn.
  • Kháng viêm, chống viêm loét, lở loét, giúp làm lành các vết thương trên cơ thể.
  • Ức chế, tiêu diệt và chống lại các gốc tự do, chống lão hóa cơ thể.
  • Giúp phụ nữ sau khi sinh nhanh chóng phục hồi lại thể trạng và sức khỏe, cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới sinh sản và hậu sản ở cả 2 giới.
  • Giúp tăng cường sản sinh nội tiết tố sinh dục ở nữ giới một cách tự nhiên.
  • Hỗ trợ làm tiêu giảm khối u lành tính, ngăn ngừa bệnh ung thư nhờ vào việc ức chế ngưng tập tiểu cầu, thúc đẩy quá trình tổng hợp ARN và ADN của cơ thể.
  • Làm đẹp da, dưỡng trắng, trị nám, hỗ trợ chữa tàn nhang, làm mịn da.
Thành phần của nấm ngọc cẩu có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Thành phần của nấm ngọc cẩu có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Nên sử dụng nấm ngọc cẩu như thế nào?

Như vậy có thể thấy nấm ngọc cẩu được cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đánh giá cao về những lợi ích đối với sức khỏe con người. Để sử dụng loại dược liệu này để trị bệnh, bạn có thể tham khảo một số phương pháp cụ thể sau đây:

Chữa xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, suy giảm ham muốn tình dục

Như đã đề cập đến ở trên, các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy trong nấm ngọc cẩu nhiều hoạt chất cùng 13 loại acid amin có khả năng tăng cường sức khỏe cho cơ thể, đồng thời cải thiện và điều trị tình trạng xuất tinh sớm, tinh trùng yếu và suy giảm ham muốn ở nam giới.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 20g nấm ngọc cẩu, 15g gừng tươi, 8 quả đại táo, thục địa 30g, đỗ trọng 30g và 150g đuôi lợn.
  • Đem toàn bộ nguyên liệu đi rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất rồi cho tất cả vào nồi hầm trên lửa nhỏ trong khoảng 2 – 3 tiếng, thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
  • Món hầm thu được đem chia thành các bữa nhỏ ăn trong ngày, nên ăn khi đang còn ấm nóng.

Chữa yếu sinh lý, hoạt tinh, di tinh

Loại thảo dược này cũng có tác dụng rất tốt đối với việc tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị chứng di tinh, hoạt tinh, tình trạng ra nhanh, xuất sớm ở nam giới. Điều này là nhờ vào các hoạt chất có trong nấm có khả năng lưu thông mạch máu tại dương vật, kích thích cho dương vật cương cứng theo ý muốn, giúp nam giới kiểm soát được trạng thái xuất tinh hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 120g nấm ngọc cẩu, 120g tang phiêu tiêu, 40g long cốt, 40g bạch phục linh.
  • Đem toàn bộ các vị dược liệu kể trên đi tán thành bột mịn rồi cho vào hộp kính để bảo quản sử dụng dần. Mỗi lần dùng từ 105 – 20g hỗn hợp bột thuốc trên cùng với nước muối ấm, pha loãng.
Chữa yếu sinh lý, hoạt tinh, di tinh cho pháp mạnh vô cùng hiệu quả
Chữa yếu sinh lý, hoạt tinh, di tinh cho pháp mạnh vô cùng hiệu quả

Nấm ngọc cẩu trị liệt dương

Cánh mày râu khi bị liệt dương không nên bỏ qua bài thuốc với nấm ngọc cẩu.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị 20g nấm ngọc cẩu, 20g dâu tằm, 10g mật ong. Làm sạch nấm rồi đem tán nhỏ, sau đó cho các dược liệu khác vào ấm nước sôi để hãm như hãm trà, sau khoảng 15 phút là có thể lấy ra để sử dụng thay cho nước trà, có thể pha trộn thêm cùng một chút mật ong cho dễ uống.
  • Cách 2: Chuẩn bị nấm ngọc cẩu, ba kích, nhục thung dung, phụ linh, thỏ ty tử, bạch nhân sâm, sao táo nhân, mỗi vị 12g, 15g sơ thủ nhục, 15g sơn dược, 15g thục địa, 9g cam thảo, 9g thiên môn, 15g câu ký. Đem toàn bộ dược liệu kể trên tán thành bột mịn, cho thêm một ít mật ong rồi vo thành viên hoàn khoảng 9g. Mỗi ngày sử dụng 3 viên hoàn, chia thành 3 lần uống với nước ấm.

Lưu ý: Những người bị tiêu chảy không nên sử dụng phương pháp này, trong quá trình sử dụng cần tránh tuyệt đối đồ ăn nhanh hay thức ăn lạnh.

Bổ thận, ích tinh huyết

Nấm ngọc linh mang lại hiệu quả trên cả mong đợi trong việc bổ thận, ích tinh huyết, điều trị chứng thận hư. Người dùng sử dụng dược liệu này để trị bệnh đều có những phản hồi rất tích cực, hầu hết đều đã cải thiện được chức năng của thận, cải thiện khả năng sinh lý.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị bột nấm ngọc cẩu, gừng tươi, hành lá, 2 quả thận lợn. Đem thận lợn đi làm sạch bằng nước gừng, rồi rắc bột nấm ngọc cẩu vào thận lợn và úp hai quả thận lại với nhau, dùng hành lá cuốn chặt lại rồi đem đi hấp chín. Khi chín thì thái thành các lát nhỏ để ăn kèm với nước mắm gừng.
  • Cách 2: Chuẩn bị 20g nấm ngọc cẩu, 20g ngũ vị tử, 50g đẳng sâm, 50g hoài sơn cùng với một con gà trống nhỏ. Đem gà trống đi làm thịt, loại bỏ nội tạng bên trong rồi nhồi các vị thuốc đã chuẩn bị vào bụng con gà và mang đi hầm cách thủy. Khi chín thì chia gà thành hai phần và ăn hết trong ngày, tốt nhất nên ăn khi còn nóng.

Lưu ý: Ở cách thứ 2 nếu không chuẩn bị được gà trống, bạn có thể thay thế bằng dạ dày heo.

Nấm ngọc cẩu giúp tráng dương

Thêm một công dụng tuyệt vời khác của loại dược liệu này khiến cho nhiều anh em đặc biệt ưu thích đó là giúp tráng dương, cường gân cốt, giải tỏa mệt mỏi, giúp cho “chuyện ấy” được trọn vẹn hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 5g nấm ngọc cẩu khô, 5g nhục thung dung, 500g thịt dê cùng với 200g bột mì.
  • Làm sạch nấm và nhục thung dung rồi đem sắc lấy nước, nước thuốc thu được dùng để nhào bột mì, cán mỏng ra thành các sợi dài làm mì, sử dụng mì này chế biến cùng với thịt dê để ăn hàng ngày.

Chữa đau nhức xương khớp

Theo Y học cổ truyền thì nấm ngọc cẩu có vị ngọt, chát nhẹ có tính ôn quy vào kinh Tỳ và Thận, chuyên được người dân sử dụng để trị chứng đau nhức xương khớp, đau nhức, tê thấp, yếu chân, toàn thân bất toại, lưng gối tê dại…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nấm ngọc cẩu, đỗ trọng, hoàng bá, hoàng cầm, tri mẫu, quy bản và ngưu tất mỗi 16g, địa hoàng và đương quy mỗi loại 8g.
  • Đem toàn bộ các vị thuốc kể trên tán thành dạng bột mịn và thêm một ít rượu trắng vào, trộn đều và vo thành các viên hoàn với trọng lượng khoảng 7 – 10g, mỗi ngày uống 2 viên với nước ấm.
Trị chứng đau nhức xương khớp, tê thấp, yếu chân, toàn thân bất toại...
Trị chứng đau nhức xương khớp, tê thấp, yếu chân, toàn thân bất toại…

Bồi bổ sức khỏe, cải thiện trí nhớ

Nấm ngọc cẩu có các hoạt chất giúp chống lại quá trình oxy hóa, cho máu lưu thông lên não được tốt hơn, cùng nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy mà nó được dùng nhiều cho người thể trạng ốm yếu, suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe hay những người thường xuyên căng thẳng, người già thiếu minh mẫn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 30g nấm ngọc cẩu 30ml mật ong nguyên chất.
  • Nấm đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất sau đó sắc cùng với 1 lít nước. Sắc nhỏ lửa cho tới khi còn lại khoảng 600ml thì dừng, chắt lấy nước cốt, cho thêm mật ong và khuấy đều. Chia nước thuốc thu được thành 2 phần để uống trong ngày, tốt nhất thì nên uống khi còn ấm nóng.

Trị tiểu tiện về đêm

Với công năng chính là tác động vào can thận từ bên trong, do đó nấm ngọc cẩu có khả năng cải thiện chức năng thận, làm lành các tổn thương tại bộ phần này và trị một số chứng bệnh liên quan, trong đó có cả chứng tiểu tiện về đêm, tiểu rắt, tiểu buốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 15g nấm ngọc cẩu, 100g thịt dê, 300g gạo lứt, gừng tươi, hành lá và gia vị vừa đủ.
  • Cho nấm ngọc cẩu vào nồi, cho thêm khoảng 700ml nước và đun trong khoảng 20 phút. Sau đó chắt lấy phần nước để làm nước hầm thịt dê cùng gạo lứt cho tới khi chín nhừ. Gừng tươi xắt thành sợi và cho cùng hành lá và gia vị vừa đủ ăn vào nồi, nên ăn ngay khi còn nóng và ăn trong ngày.

Nhuận tràng, trị chứng táo bón ở người lớn tuổi

Ngoài mang đến công dụng tuyệt vời đối với sinh lý, nấm ngọc cẩu còn vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa, nó có thể giúp nhuận tràng, giảm các cơn đau dạ dày co thắt, trị táo bón cho người lớn tuổi vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị nấm ngọc cẩu, nhục thung dung mỗi loại 100g, 25ml mật ong nguyên chất.Nhục thung dung và nấm ngọc cẩu đẹp rửa sạch, sắc kỹ với hai lần nước rồi trộn đều hai hỗn hợp nước với nhau và tiếp tục nấu cho cô đặc thành cao. Sau đó cho thêm một chút mật ong vừa đủ vào, trộn đều hỗn hợp với nhau. Khi sử dụng thì dùng 2 – 3 muỗng cà phê pha loãng với nước ấm để uống, dùng trước bữa chính khoảng 15 phút.
  • Cách 2: Chuẩn bị 15g nấm ngọc cẩu, 12g vừng đen, 12g vừng vàng, 10g ngưu tất, 10g chỉ xác. Cho toàn bộ các vị dược liệu kể trên vào nồi, sắc lấy nước uống, uống khi còn ấm và bụng đang đói.

Trị nhức mỏi chân tay, đau lưng ở phụ nữ sau sinh

Nấm ngọc cẩu mang tới hiệu quả cao trong việc bồi bổ sức khỏe, giúp gân cốt khỏe mạnh, đặc biệt là giảm các triệu chứng nhưng đau lưng, đau mỏi gối, đau các khớp tay, chân ở phụ nữ sau khi sinh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu tươi hoặc khô đều được và rượu trắng cao độ.
  • Ngâm nấm ngọc cẩu và rượu trắng theo tỷ lệ mỗi 1kg nấm dùng với 4 – 5 lít rượu. Ngâm xong thì đậy kín nắp, đem cất ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được, mỗi lần dùng lấy khoảng 20ml hoặc một ly nhỏ, ngày uống 2 lần và nên uống trước bữa ăn ít nhất 30 phút.
Trị nhức mỏi chân tay, đau lưng ở phụ nữ sau sinh
Trị nhức mỏi chân tay, đau lưng ở phụ nữ sau sinh

Nấm ngọc cẩu trị ra khí hư ở nữ

Khí hư là vấn đề mà nhiều chị em lo lắng, bởi nó có thể gây viêm nhiễm và nhiều bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng khác. Để điều trị và chấm dứt tình trạng này, bạn có thể sử dụng nấm ngọc cẩu để điều trị.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị 5g nấm ngọc cẩu khô, tang phiêu tiêu, nhục thung dung, hồng trà, phục linh, long cốt mỗi loại 3g. Cho toàn bộ dược liệu vào ấm sắc cùng 500ml nước cho tới khi cô cạn còn khoảng 200ml thì dừng lại. Chia nhỏ phần nước sắc thu được để uống hết trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm nóng.
  • Cách 2: Chuẩn bị 5g nấm ngọc cẩu, hoài sơn, hồng trà, đảng sâm mỗi loại 3g. Cho toàn bộ nguyên liệu kể trên sắc cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ, tới khi nước cô đặc còn lại 200g thì dừng, chắt lấy nước cốt để uống thay trà, nên uống khi còn ấm nóng.

Giúp nâng cao sức khỏe

Như đã đề cập tới ở trên, các thành phần dược chất có trong nấm ngọc cẩu rất tốt cho sức khỏe, giúp đẩy lùi nhiều bệnh lý, cải thiện chức năng của nhiều cơ quan, giúp minh mẫn đầu óc nâng cao sức khỏe.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị 1kg nấm ngọc cẩu tươi, 200ml mật ong nguyên chất cùng với 4 lít rượu trắng trên 40 độ. Nấm đem đi làm sạch rồi để cho ráo nước và tráng qua rượu một lần, tùy theo kích thước của nấm mà có thể bổ đôi hoặc bổ làm 4 và xếp vào bình. Đổ cho rượu ngập phần dược liệu và đậy kín nắp, đem bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng 30 ngày. Sau đó lấy ra uống, mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần uống 1 ly nhỏ khoảng 20ml.
  • Cách 2: Chuẩn bị khoảng 500g nấm ngọc cẩu khô, 100ml mật ong cùng với 5 lít rượu trắng ngon. Thực hiện tương tự như cách 1, tuy nhiên thời gian ngâm sẽ dài hơn, thường sẽ mất 2 – 3 tháng mới có thể dùng được.
Rượu nấm ngọc cẩu ngâm rất tốt cho sức khỏe
Rượu nấm ngọc cẩu ngâm rất tốt cho sức khỏe

Phương pháp phân biệt nấm ngọc cẩu thật và giả

Từ những lợi ích kể trên thì không có gì khó hiểu khi nấm ngọc cẩu thành loại dược liệu quý hiếm, được nhiều người ưa chuộng, tin dùng và săn lùng. Chính vì vậy mà trên thị trường xuất hiện không ít hàng nhái, hàng bị làm giả hoặc kém chất lượng, bị pha trộn tạp chất. Khi sử dụng những loại dược liệu này có thể khiến người dùng gặp một số tác dụng phụ hay gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.

Để giúp bạn mua được hàng chất lượng, dễ dàng phân biệt được nấm ngọc cẩu tốt thì dưới đây là một số yếu tố mà bạn có thể tham khảo qua.

Đặc điểm của nấm ngọc cẩu chất lượng tốt:

  • Mùi vị: Có mùi thơm nhẹ, mùi thơm đặc trưng của dược liệu, không bị ẩm mốc, không có mùi hôi khó chịu.
  • Màu sắc: Nấm khô sẽ có màu sẫm, nếu để nguyên cây sấy khô thì phần thân sẽ dính liền với củ.
  • Hình dạng: Thân nấm nguyên dạng, không bị vụn nát, đối với nấm ruột tím chuẩn thường có kích thước nhỏ, còn những loại thân to đa phần đều là nấm ruột trắng, mang giá trị dinh dưỡng không cao.

Còn đối với nấm giả, nấm chất lượng kém thường có một số đặc điểm như sau:

  • Mùi vị: Không có mùi thơm hay mùi dược liệu, thậm chí một số loại để lâu hoặc bị mốc còn có mùi hôi, ẩm mốc khó chịu.
  • Màu sắc: Nấm thường có màu đen, nâu vàng hoặc màu sắc khác lạ, trên thân của dược liệu còn có thể nổi mốc trắng, thân và củ bị tách rời.
  • Hình dáng: Nấm kém chất lượng thường bị vụn nát nhiều, kích thước lớn, hình thước không đẹp mắt.

Mặc dù việc lựa chọn nấm ngọc cẩu chất lượng thường dễ dàng hơn các loại dược liệu khác, vì nó có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường về hình dáng bên ngoài hay cảm nhận bằng mùi vị. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên thận trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín, cũng như đánh giá chất lượng dược liệu để tránh tình trạng tiền mất tật mang.

Một số lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu để trị bệnh

Đặc trưng của các dược liệu là đa phần đều lành tính, an toàn cho người dùng, nhưng để mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, chúng ta nên lưu ý một số điểm quan trọng sau đây khi sử dụng nấm ngọc cẩu:

  • Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy loại dược liệu này có chứa độc tố hay bất cứ hoạt chất nào gây hại cho sức khỏe. Mặc dù vậy nhưng một số trường hợp sau đây nên thận trọng hoặc không sử dụng, gồm có: Người bị cao huyết áp, đang điều trị ung thư bằng cách xạ trị, có tiền sử bị dị ứng với nấm ngọc cẩu hoặc bất cứ dược liệu nào phối hợp trong bài thuốc, người bị suy giảm chức năng gan.
  • Nấm ngọc cẩu vẫn có khả năng xảy ra tương tác với một số loại thảo dược, thuốc tân dược, thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trước khi quyết định sử dụng.
  • Không nên quá lạm dụng dược liệu này trong việc điều trị bệnh, bởi nếu dùng sai cách, dùng với liều lượng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của gan và thận.
  • Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên kết hợp cùng một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp, khoa học để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
  • Sau khi sử dụng, nếu thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp khắc phục phù hợp.
Một số lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu để trị bệnh
Một số lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu để trị bệnh

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu thông tin về nấm ngọc cẩu, đặc điểm chính, công dụng, cách sử dụng của nó và địa chỉ phân phối dược liệu uy tín. Hy vọng rằng, qua bài viết hôm nay bạn sẽ hiểu rõ thêm về một loại dược liệu và biết cách sử dụng chúng để điều trị những bệnh lý đang gặp phải.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android