[Giải Đáp] Nếu Thai Nhi Bị Down Phải Làm Sao?
Bệnh Down ở trẻ gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất và tinh thần. Hiện nay, công nghệ y khoa hiện đại giúp việc xác định căn bệnh này nhanh chóng và chính xác hơn ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. Vậy nếu thai nhi bị Down phải làm sao, bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin tư vấn chi tiết nhất.
Giải đáp thắc mắc nếu thai nhi bị Down phải làm sao?
Thai nhi bị Down phải làm sao là câu hỏi chung của rất nhiều bậc cha mẹ. Để giải đáp được thắc mắc này trước hết cần tìm hiểu các thông tin liên quan tới căn bệnh. Sau khi biết được nguyên nhân thai nhi bị Down, nguy cơ từ căn bệnh có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho việc tiếp tục duy trì hay chấm dứt ngay thai kỳ.
Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh Down ở thai nhi là hiện tượng rối loạn nhiễm sắc thể do thừa 1 NST thứ 21. Tình trạng này xuất hiện do sự giảm phân bất thường ở thời kỳ phôi thai, cũng có thể do sự di truyền từ người bố hay người mẹ.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ thai nhi mắc căn bệnh này là 1/700 ca mang thai. Biểu hiện bệnh lý khá đặc trưng với hình ảnh mũi tẹt, mắt xếch, đầu nhỏ và mặt bẹt. Bên cạnh đó còn có thể căn cứ vào một số các triệu chứng sau đây để xác định chính xác trẻ có đang mắc bệnh Down hay không.
- Đôi tai của bé có hình dạng bất thường.
- Phần bàn tay rộng, có thể gắn với một nếp gấp ở lòng bàn tay. ‘
- Quan sát thấy ngón tay ngắn, bàn tay, bàn chân nhỏ.
- Cơ quan sinh dục của trẻ bị bệnh Down thường không phát triển.
- Trẻ có chiều cao thấp.
Bên cạnh những bất thường về hình thể, bé bị Down còn phải đối diện với các nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển sau này như:
- Mắc dị tật tim bẩm sinh.
- Bệnh lý nhiễm trùng do bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Mắc bệnh lý tuyến giáp hoặc bị suy giảm thính lực.
Một đứa trẻ bị bệnh Down khi sinh ra có thể đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế cha mẹ thường băn khoăn không biết nếu thai nhi bị Down phải làm sao, thai nhi bị Down có nên bỏ hay không, có chữa được không.
Giải đáp về vấn đề này chuyên gia cho biết, các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh để xem xét và đánh giá nguy cơ mắc Down ở trẻ chưa thể khẳng định 100% bé có mắc bệnh hay không. Vì thế khi được nghe thông tin từ các bác sĩ chuyên khoa về khả năng bé bị bệnh Down, cha mẹ cần bình tĩnh, không hoang mang.
Tiếp sau đó, bố mẹ cần thực hiện thêm các biện pháp sàng lọc từ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ là căn cứ để xác định tình trạng cụ thể, tính chất nghiêm trọng nếu có.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn cho thai phụ, trường hợp nguy cơ thấp, người mẹ nên bình tĩnh, tiếp tục thực hiện việc thăm khám định kỳ, xét nghiệm theo chỉ định. Trường hợp nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết, cụ thể.
Như vậy để trả lời được câu hỏi nếu thai nhi bị Down phải làm sao, cha mẹ cần tới gặp bác sĩ, khám sàng lọc, làm các xét nghiệm cần thiết. Thông qua kết quả thu được, các phương án xử trí phù hợp sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết.
[pr_middle_post]
Biện pháp phòng tránh bệnh Down ở thai nhi
Theo chuyên gia, nguy cơ thai nhi bị Down thường do độ tuổi của người mẹ ở thời điểm mang thai hoặc di truyền gây hội chứng Down. Ngoài ra, bệnh lý gây ra từ sự bất thường trong nhiễm sắc thể nên khó có thể đưa ra được biện pháp phòng ngừa hay khắc phục một cách tuyệt đối.
Chị em nên hạn chế sinh con ở độ tuổi quá lớn, hoặc nếu bản thân có nguy cơ cao mắc bệnh thì cần thăm khám, tham khảo tư vấn chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ giúp người mẹ hiểu rõ tỷ lệ sinh ra bé bị bệnh Down là bao nhiêu, các xét nghiệm tiền sinh cần làm, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Ngoài ra việc khám thai theo định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý cũng rất quan trọng. Từ năm 1990 trở lại đây, siêu âm là biện pháp giúp tầm soát bệnh Down hiệu quả. Mẹ bầu nên đi siêu âm đo độ mờ da gáy ở tuần thai thứ 11 – 13. Nếu độ mờ da gáy trên 3.5mm thì trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Siêu âm là phương pháp đơn giản, chi phí thấp, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Vì thế việc tầm soát độ tuổi, đo độ mờ da gáy nhờ siêu âm và thực hiện xét nghiệm huyết thanh mẹ trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ giúp chẩn đoán chính xác thai nhi có mắc Down hay không. Thông qua đó bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn biện pháp can thiệp, phòng tránh phù hợp nhất.
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi nếu thai nhi bị Down phải làm sao. Hy vọng thông qua bài viết các bậc cha mẹ sẽ có được những kiến thức bổ ích và cần thiết giúp đưa ra xử trí kịp thời khi không may phát hiện thai nhi bị Down.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!