Ngồi Học Sai Tư Thế Gây Gù Vẹo Cột Sống và Cách Trị

Ngồi học sai tư thế gây gù vẹo cột sống là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi phát triển cột sống. Gù vẹo cột sống khiến cột sống bị biến dạng và dần mất đi chức năng vốn có, điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến vóc dáng của trẻ cũng như sức khỏe tổng thể khi trưởng thành. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Ngồi học sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng gù vẹo cột sống ở trẻ em
Ngồi học sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng gù vẹo cột sống ở trẻ em

Nhiệm vụ của cột sống đối với cơ thể

Cột sống chính là hệ xương kéo dài xuyên suốt khắp cơ thể, chúng được hình thành bởi 33 đốt sống nối liền nhau. Giữa các đốt sống này sẽ được đệm bằng đĩa sụn có tính đàn hồi cao (còn được gọi là đĩa đệm). Chức năng của các đĩa đệm này là giảm xóc giữa các đốt sống mỗi khi bạn di chuyển hoặc vận động. Cột sống khỏe mạnh sẽ có hình chữ S khi nằm nghiêng và thẳng hàng khi nhìn từ phía sau.

Cột sống là cơ quan có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt và có thể chịu được tải trọng lớn của cơ thể. Chức năng chính của cột sống là làm điểm tựa cho hàng loạt các cơ quan quan trọng như đầu, thân mình, tứ chi,… Xung quanh cột sống có hệ thống rễ thần kinh chạy dọc theo giúp chỉ huy hoạt động của cơ thể. Có thể nói, cột sống đóng vai trò như cơ quan nâng đỡ và gắn kết các bộ phận trên cơ thể với nhau để tạo thành một thể thống nhất.

Ở trẻ sơ sinh, cột sống vừa mới hình thành có cấu trúc tương đối thẳng. Tuy nhiên, chúng sẽ có một số sự thay đổi nhất định theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Thông thường, đường cong sinh lý của cột sống sẽ hoàn thiện sau 12 năm đầu đời và đi theo trẻ cho đến hết cuộc đời.

Tại sao ngồi học sai tư thế gây gù vẹo cột sống?

Gù vẹo cột sống là sự xuất hiện của một số đường uốn nghiêng trên cột sống khiến cho hình dáng cột sống bị thay đổi. Đây là một dạng biến dạng cột sống thường gặp và có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống cơ, gân hoặc dây chằng quanh cột sống bị hư hỏng. Khi tình trạng gù vẹo cột sống xảy ra, quan sát từ phía sau bạn sẽ thấy cột sống bị cong vẹo hoặc lệch sang một phía chứ không còn thẳng hàng như bình thường.

Các tư thế ngồi học gây ảnh hưởng xấu đến cột sống của trẻ
Các tư thế ngồi học gây ảnh hưởng xấu đến cột sống của trẻ

Ngồi học sai tư thế là một trong những thói quen gây ảnh hưởng xấu đến cột sống của trẻ em và làm gia tăng nguy cơ bị gù vẹo cột sống. Khi trẻ ngồi sai tư thế, lồng ngực sẽ có xu hướng thu hẹp lại và dần phẳng đều. Đồng thời, góc xương ở vùng bả vai sẽ dần cách xa cột sống và nhô lên bất thường. Nếu bố mẹ không chủ động điều chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ ngay từ sớm, cột sống sống sẽ dần bị cong vẹo và mất đi đường cong sinh lý vốn có. Một số tư thế ngồi học ở trẻ dễ dẫn đến tình trạng gù vẹo cột sống là:

  • Ngồi cúi đầu quá mức, nằm bò ra giường hoặc bàn để viết bài
  • Ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng phải đưa mắt dí sát vào tập vở
  • Ngồi khom hoặc vẹo lưng, chống cằm, tựa đầu,…
  • Ngồi trên bàn ghế không phù hợp với chiều cao của trẻ (quá cao hoặc quá thấp)

Trẻ em đang trong độ tuổi tiểu học là đối tượng rất dễ bị  gù vẹo cột sống. Lúc này, cột sống của trẻ còn rất mềm yếu cộng với việc trẻ không ý thức được tầm quan trọng của việc ngồi đúng tư thế. Nếu trẻ duy trì các tư thế ngồi học xấu trong thời gian dài sẽ hình thành nên đường cong bất thường trên cột sống và gây ra tình trạng gù vẹo cột sống. Ngoài việc ngồi học sai tư thế, tình trạng gù vẹo cột sống ở trẻ cũng có thể xảy ra nếu trẻ ngồi học trên bàn ghế không đúng chuẩn, thói quen mang cặp sách quá nặng hoặc có thiết kế không đạt chuẩn.

Triệu chứng gù vẹo cột sống do ngồi học sai tư thế

Khi tình trạng gù vẹo cột sống xảy ra ở trẻ đang trong độ tuổi học đường, bố mẹ cần có các biện pháp khắc phục đúng cách ngay từ sớm. Nếu chủ quan, tình trạng gù vẹo cột sống sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn theo sự phát triển của cơ thể. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến thể chất và vóc dáng của trẻ khi lớn lên. Bố mẹ có thể nhận biết ra tình trạng này ở trẻ ngay từ sớm thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

Cột sống xuất hiện đường cong bất thường khi trẻ có thói quen ngồi học sai tư thế trong thời gian dài
Cột sống xuất hiện đường cong bất thường khi trẻ có thói quen ngồi học sai tư thế trong thời gian dài
  • Đường cong sinh lý của cột sống bị thay đổi, xuất hiện một số đường cong bất thường.
  • Hai vai mất đi tính cân đối, bên cao bên thấp và bị lòi xương bả vai ra ngoài.
  • Cột sống bị xoắn vặn hoặc xương sườn lồi lên sẽ xuất hiện thêm ụ lồi ở trên lưng.
  • Đầu bị nhô về phía trước ở trường hợp gù lưng hoặc gù thắt lưng, cột sống thắt lưng sẽ cong về phía trước và vai co lại nếu bị ưỡn.
  • Với những trường hợp nặng sẽ khiến thể tích lồng ngực bị thu hẹp gây chèn ép lên tim và phổi, giảm dung tích phổi gây suy hô hấp hoặc suy tim.
  • Khi tình trạng vẹo cột sống tiến triển sang giai đoạn muộn sẽ gây chèn ép lên các cơ quan ở bụng và dây thần kinh.

Nếu tình trạng gù vẹo cột sống xảy ra ở trẻ em mà không được xử lý đúng cách sẽ gây ra các ảnh hưởng sau đây:

  • Tác động xấu đến hệ xương khớp và ảnh hưởng đến vóc dáng sau này
  • Chèn ép cơ quan hô hấp gây khó thở, thở không sâu.
  • Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu khiến sức khỏe suy giảm và chậm lớn
  • Gia tăng nguy cơ bị cận thị

Cách điều trị gù vẹo cột sống do ngồi học sai tư thế

Khi trẻ có các dấu hiệu gù vẹo cột sống do ngồi học sai tư thế, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kiểm tra mức độ gù vẹo. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp can thiệp sao cho phù hợp. Với trường hợp nhẹ, bố mẹ chỉ cần điều chỉnh lại thói quen ngồi học của trẻ, sau một thời gian cột sống sẽ trở về bình thường. Còn với những trường hợp nặng hơn thì bắt buộc phải điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp gù vẹo cột sống ở trẻ em do ngồi học sai tư thế đều xảy ra ở mức độ nhẹ nên việc cải thiện khá đơn giản. 

Điều chỉnh lại thói quen ngồi học của trẻ nếu có dấu hiệu cong vẹo cột sống
Điều chỉnh lại thói quen ngồi học của trẻ nếu có dấu hiệu gù vẹo cột sống

Lúc này, mẹ nên điều chỉnh lại tư thế ngồi học bé sao cho đúng và giúp bé rèn luyện thói quen tốt này. Tư thế ngồi học đúng dành cho trẻ em là:

  • Ngồi thẳng lưng, không khom lưng về phía trước hay tựa ngực vào thành bàn. Cột sống cần thẳng hàng và vuông góc với mặt bàn. Đồng thời, phần lưng phải chạm vào phần tựa của ghế.
  • Bàn chân cần đặt trên mặt đất, không buôn thỏng trên không hoặc xếp bằng. Cẳng chân phải vuông góc với đùi và đầu gối gập một góc 90 độ.
  • Hai tai phải nằm trên cùng mặt phẳng với hai vai để giữ thăng bằng đầu. Khoảng cách từ mặt bàn đến mắt dao động từ 25 – 30cm.
  • Đặt sách vở đúng vị trí và thẳng với mép bàn. Tay trái của trẻ cẩn đặt xuôi theo chiều ngồi để giữ vở không bị lệch.

Việc duy trì tư thế ngồi học đúng còn mang lại một số lợi ích sau đây:

  • Ngồi học đúng tư thế với một chiếc bàn có chiều cao phù hợp sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn và giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.
  • Việc duy trì tư thế tốt còn có tác dụng cải thiện tâm trạng và giải tỏa tình trạng căng thẳng lo âu. Chính vì thế, những người có tư thế ngồi tốt thường thông minh và có ngoại hình tốt hơn.
  • Ngồi đúng tư thế sẽ giúp cơ thể hấp thụ oxy dễ dàng hơn, cải thiện nhịp thở và tăng khả năng tập trung cho trẻ.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ cận thị và giảm áp lực lên các cấu trúc xung quanh cột sống như đĩa đệm, dây chằng, đốt sống,…

Phòng ngừa gù vẹo cột sống do ngồi học sai tư thế

Gù vẹo cột sống do ngồi học sai tư thế rất dễ xảy ra ở trẻ em do cột sống lúc này còn yếu mềm và đang trong giai đoạn phát triển. Vì thế, bố mẹ cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bạn có thể tham khảo:

Ngồi học dùng tư thế và ở vị trí đảm bảo ánh sáng giúp trẻ tránh được các vấn đề về cột sống và mắt
Ngồi học đúng tư thế và ở vị trí đảm bảo ánh sáng giúp trẻ tránh được các vấn đề về cột sống và mắt
  • Điều chỉnh lại tư thế ngồi học của trẻ sao cho phù hợp. Cần ngồi thẳng lưng, hai chân đặt ngay ngắn trên mặt sàn, đùi và chân phải vuông góc với nhau, hai tay cần đặt ngay ngắn trên mặt bàn.
  • Phòng học hoặc không gian học tập của trẻ cần trang bị đầy đủ thiết bị chiếu sáng nhân tạo hoặc ưu tiên những không gian đón ánh sáng tự nhiên. Việc đảm bảo ánh sáng khi học sẽ giúp trẻ duy trì tư thế học tập tốt hơn, tránh tình trạng cúi quá gần gây gù vẹo cột sống.
  • Trọng lượng của cặp sách phải phù hợp với thể trạng của trẻ, không nên mang cặp sách quá nặng. Tốt nhất, trọng lượng của cặp sách không được vượt quá 15% trọng lượng cơ thể bé. Nên ưu tiên sử dụng các loại cặp sách hai quai để cân bằng trọng lực tác động lên hai bên cơ thể, tránh đeo cặp lệch sang một bên.
  • Trẻ em đang còn trong giai đoạn phát triển nên chế độ ăn uống hàng ngày cần phải đảm bảo các nhóm dưỡng chất cần thiết. Bố mẹ nên đa dạng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ, đặc biệt là trong 3 bữa ăn chính. Nên chú trọng bổ sung canxi và vitamin D để trẻ có thể hoàn thiện hệ cơ xương một cách tốt nhất.
  • Chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ cũng cần được đảm bảo. Chuyên gia cho biết, trẻ em từ 7 – 10 tuổi nên ngủ từ 10 – 11 giờ để hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện của cơ thể. Với trẻ lớn hơn thì có thể giảm bớt thời gian ngủ nhưng không được quá nhiều.
  • Nên cho trẻ thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ, sớm phát hiện ra tật gù vẹo cột sống cũng như các vấn đề về xương khớp khác để có biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng gù vẹo cột sống ở trẻ do ngồi học sai tư thế bố mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Thói quen ngồi học sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng gù vẹo cột sống ở trẻ em. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị gù vẹo cột sống, cần đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể sau này.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trật khớp vai

Trật Khớp Vai: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Hiệu Quả

Trật khớp vai khiến vùng khớp vai bị biến dạng kèm theo triệu chứng sưng to và đau nhức rất...

Ung Thư Đại Tràng Di Căn Xương: Triệu Chứng Dễ Gặp Và Cách Trị

Ung thư đại tràng di căn xương là bệnh lý nguy hiểm, nếu chậm trễ trong việc điều trị sẽ...

9 Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Trật Khớp Vai Hiệu Quả Nhất

Các bài tập phục hồi chức năng trật khớp vai thường được thực hiện nhằm mục đích khôi phục khả...

thuốc trị giãn dây chằng đầu gối

Các Loại Thuốc Trị Giãn Dây Chằng Đầu Gối Hiệu Quả Và Lưu Ý

Các loại thuốc trị giãn dây chằng đầu gối mang lại hiệu quả cao thường được bác sĩ kê đơn...

Các Cách Chữa Trật Khớp Vai Tại Nhà Hiệu Quả, Nhanh Khỏi

Trật khớp vai là dạng chấn thương khớp vai thường gặp, gây đau nhức khó chịu và hạn chế tầm...

Giãn Dây Chằng Đầu Gối: Triệu Chứng Và Cách Phục Hồi

Giãn dây chằng đầu gối là một bệnh lý về cơ xương khớp thường gặp khi bị chấn thương trong...