Ngứa Hậu Môn Vào Ban Đêm

Cơ bản

Ngứa hậu môn vào ban đêm là tình trạng phổ biến và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định các nguyên nhân cơ bản để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân và tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến ngứa hậu môn về đêm, chẳng hạn như vệ sinh kém, sử dụng thực phẩm gây kích ứng, uống rượu. Ngoài ra, có một số điều kiện sức khỏe cũng như bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ ngứa hậu môn, chẳng hạn như:

1. Độ ẩm cao

Đổ nhiều mồ hôi có thể dẫn đến kích ứng da, góp phần giữ nhiệt, làm khô da và dẫn đến ngứa da ở hậu môn. Điều kiện ẩm ướt ở khu vực hậu môn có thể dẫn đến ngứa, rát và phát ban ở giữa kẽ hở giữ mông.

Ngoài ra, độ ẩm ở hậu môn cao có thể gây khó chịu và dẫn đến cảm giác muốn gãi mông. Gãi có thể dẫn đến tổn thương da và khiến cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh nên giữ cho khu vực hậu môn càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần lót và quần áo bó sát, đồng thời tránh các sản phẩm vệ sinh gây kích ứng da.

2. Vệ sinh kém

Vệ sinh kém trước khi đi ngủ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngứa hậu môn. Vi khuẩn từ phân có thể còn sót lại trên da, dẫn đến kích ứng và gây ngứa hậu môn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, việc rửa mông quá nhiều hoặc sử dụng xà phòng gây kích ứng, cũng có thể dẫn đến kích thích hậu môn và gây ngứa. Ngoài ra, việc chà xát mạnh có thể dẫn đến khô da, kích ứng, dẫn đến bệnh chàm ở mông và khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một bệnh lý phổ biến có thể dẫn đến nóng rát trực tràng và gây ngứa hậu môn vào ban đêm. Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng tấy, dẫn đến ngứa ngáy và đau đớn. Đôi khi búi trĩ có thể dẫn đến chảy máu sau khi đi đại tiện.

Theo các bác sĩ da liễu, các búi trĩ ngoại lớn có thể khiến phân đọng lại ở hậu môn sau khi người bệnh đi đại tiện và dẫn đến ngứa hậu môn. Ngoài ra, các búi trĩ nội độ 3 hoặc 4, có thể bị sa ra khỏi hậu môn, và là nguyên nhân phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi người bệnh đi đại tiện.

Nếu bị bệnh trĩ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống, đi đại tiện ngay khi cần thiết và đi đại tiện ngay khi cần thiết.

4. Nứt hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể dẫn đến tình trạng ngứa hậu môn vào ban đêm, đặc biệt là khi người bệnh không vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi có một vết rách, vết loét hoặc hở ở niêm mạc hậu môn. Tình trạng này có thể được gây ra bởi táo bón, tiêu chảy kéo dài hoặc các tình trạng tiêu hóa khác.

Các triệu chứng nứt kẽ hậu môn có thể kéo dài vài giờ. Ngoài ngứa ngáy, người bệnh có thể đi ngoài ra máu hoặc cảm thấy đau nhói, khó chịu, đặc biệt là khi đi đại tiện.

Để cải thiện các triệu chứng nứt kẽ hậu môn, người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ để giúp phân mềm và tránh gây tổn thương hậu môn. Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ nước và hoạt động thể chất phù hợp để duy trì nhu động ruột thường xuyên.

5. Nhiễm trùng nấm men

Điều kiện ẩm ướt ở hậu môn là nguyên nhân phổ biến để nấm men phát triển. Nhiễm trùng nấm men có thể phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở kẽ giữa hai mông và dẫn đến ngứa hậu môn về đêm. Nhiễm nấm men, thường là nấm candida, có thể khiến da trở nên thô ráp, gây khó chịu và có thể dẫn đến sưng hậu môn.

Thông thường, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thời tiết nóng hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm trùng nấm men.

6. Bệnh chàm

Chàm hậu môn có thể dẫn đến cảm giác nóng rát, ngứa ngáy hậu môn về đêm, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Bệnh chàm có thể xảy ra khi da khô, dị ứng, nhiễm trùng. Tình trạng viêm da này có thể gây ngứa ngáy, đau rát, nứt da và đôi khi là nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng ngứa hậu môn có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến kích ứng da vĩnh viễn. Theo các chuyên gia, người bệnh có thể sử dụng các chất làm mềm da, chống viêm, giữ ẩm để kiểm soát cơn ngứa và giảm đau rát hậu môn.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên vệ sinh hậu môn sạch sẽ và giữ khu vực hậu môn luôn khô thoáng.

7. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một tình trạng da phổ biến khác có thể dẫn đến đau rát hậu môn. Tình trạng da này có thể dẫn đến các mảng da bong tróc và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Da có thể bị nổi mụn nước, gây đau đớn, ngứa ngáy và dẫn đến cảm giác bỏng rát da.

Theo một số chuyên gia da liễu, bệnh vẩy nến có thể dẫn đến ngứa hậu môn vào ban đêm, đặc biệt là khi người bệnh không vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Ngoài ra, bệnh vẩy nến ở hậu môn có thể dẫn đến đau đớn khi đi đại tiện, chảy máu hậu môn và ngứa ngáy dữ dội.

Các chuyên gia cho biết, vẩy nến ở hậu môn tương đối khó chẩn đoán, do các triệu chứng thường tương tự như nhiễm trùng nấm men, bệnh trĩ hoặc nhiễm giun. Do đó, để xác định bệnh vẩy nến, bác sĩ có thể chỉ định nhiều xét nghiệm hình ảnh và kiểm tra khác nhau.

8. Nhiễm giun

Ngứa hậu môn vào ban đêm có thể là dấu hiệu nhiễm giun chỉ hoặc giun kim. Các ký sinh trùng này có thể lây nhiễm thông qua đường ruột và lây lan khi người bệnh tiêu thụ thực phẩm có chứa trứng ký sinh trùng.

Theo các chuyên gia, giun kim và giun đũa có thể hàng nghìn trứng khi người bệnh đi ngủ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở hậu môn vào ban đêm và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Ngoài ra, những người có xu hướng gãi ngứa hoặc chà xát mạnh ở hậu môn có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát và khiến cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

Có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể loại bỏ ký sinh trùng ở đường ruột. Tuy nhiên thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống lại ký sinh trùng cho cả gia đình để ngăn ngừa lây nhiễm.

9. Són phân

Nếu bị són phân hoặc rò rỉ phân từ hậu môn, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát ở khu vực hậu môn. Có một số nguyên nhân có thể dẫn són phân (đại tiện không tự chủ) bao gồm táo bón, tiêu chảy, tổn thương dây thần kinh ở trực tràng hoặc tổn thương cơ thắt hậu môn.

Các bác sĩ cho biết, nếu không được điều trị, tình trạng rò rỉ phân có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiều rủi ro khác. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Ngoài ra, ngứa hậu môn vào ban đêm có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh lây qua đường tình dục, bệnh viêm ruột hoặc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Do đó, để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Chăm sóc tại nhà

Ngứa hậu môn thường không nguy hiểm và có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp tại nhà hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:

1. Ngâm hậu môn trong nước ấm

Nếu ngứa hậu môn kéo dài, liên và gây khó chịu, có thể là do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm bớt khó chịu. Ngồi trong bồn nước ấm có thể cải thiện lưu thông máu đến hậu môn, chống ngứa và thúc đẩy quá trình điều trị các vấn đề cơ bản.

Người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi lần, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Sau khi ngâm hậu môn, vỗ nhẹ da để làm khô, hạn chế chà xát để tránh gây tổn thương da.

2. Nha đam chữa ngứa hậu môn

Nha đam hay còn gọi là lô hội, là một thành phần tự nhiên có thể cải thiện tình trạng ngứa hậu môn vào ban đêm. Cụ thể, nha đam chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể nuôi dưỡng làn da, loại bỏ nhiệt, tình trạng bỏng rát và hỗ trợ làm dịu da. Ngoài ra, hậu môn có tác dụng chống viêm, chống nấm tương tự như kem hydrocortisone 1%, do đó mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị các vấn đề về da.

Để giảm ngứa hậu môn với nha đam, người bệnh thực hiện như sau:

  • Rửa sạch và lau hậu môn;
  • Sử dụng một lá nha đam tươi, gọt vỏ là lấy phần gel ở giữa;
  • Nhẹ nhàng thoa gel nha đam lên vùng hậu môn bị ngứa và vùng da xung quanh để giảm viêm, chống ngứa.

3. Giấm táo chữa ngứa hậu môn

Giấm táo có thể loại bỏ ngứa và khó chịu ở hậu môn do viêm. Giấm táo có chứa axit axetic, có tác dụng giảm mức độ pH, từ đó hạn chế kích ứng da và chống ngứa. Ngoài ra, giấm táo có thể tiêu diệt các loại vi trùng, nấm men và các loại ký sinh trùng khác có thể dẫn đến ngứa hậu môn.

Nếu bị ngứa hậu môn vào ban đêm do chàm hậu môn, bệnh vẩy nến hoặc nhiễm nấm candida, người có thể cải thiện bằng cách sau:

  • Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1;
  • Nhúng một miếng bông gòn vào dung dịch giấm táo, vắt ráo nước;
  • Đặt miếng bông lên hậu môn trong vòng 5 – 10 phút để tiêu diệt vi trùng và chống ngứa;
  • Lặp lại thao tác 2 – 3 lần, đặc biệt là trước khi đi ngủ để chống ngứa.

Sau khi thoa giấm táo, người bệnh có thể sử dụng một ít dầu dừa nguyên chất để dưỡng ẩm cho khu vực này. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng hoạt động như một chất chống nấm và giảm ngứa ở hậu môn.

4. Uống hỗn hợp mật ong và cam thảo

Hỗn hợp cam thảo và mật ong có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý ngoài da, chẳng hạn như bệnh chàm, vẩy nến, và ngăn ngừa các triệu chứng ngứa hậu môn vào ban đêm. Ngoài ra, hỗn hợp này cũng có thể giảm kích ứng, hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ và các bệnh lý ngoài da khác.

Người bệnh có thể rang một ít cam thảo, sau đó xay nhuyễn thành bột mịn. Trộn 1/4 thìa cà phê bột cam thảo với 1 thìa cà phê mật ong trong một cốc nước ấm. Dùng uống hỗn hợp này một tối trước khi đi ngủ để khi các triệu chứng ngứa hậu môn được cải thiện.

Lưu ý: Cam thảo không được sử dụng cho phụ nữ mang thai, những người bị cao huyết áp, rối loạn chức năng thận, hạ kali máu hoặc mất cân bằng testosterone.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp, ngứa hậu môn được điều trị với các biện pháp tự chăm sóc. Tuy nhiên, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc điều trị nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các loại thuốc điều trị ngứa hậu môn vào ban đêm bao gồm:

  • Thuốc mỡ làm dịu da: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc mỡ chống ngứa không kê đơn, thoa trực tiếp vào hậu môn trước khi đi ngủ và ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng để chống ngứa. Ngoài ra, thoa thuốc ngay sau khi đi đại tiện để hạn chế kích ứng, làm mềm da và ngăn ngừa các nguy cơ liên quan. Các loại thuốc chống ngứa không kê đơn có thể được sử dụng trong tối đa 2 tuần.
  • Corticosteroid tại chỗ: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ hoặc kem corticosteroid tại chỗ để giảm đau, chống ngứa và viêm. Các loại thuốc này được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu các loại thuốc này khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc kháng histamine: Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng histamine, nếu các nguyên nhân gây ngứa liên quan đến phản ứng dị ứng. Bác sĩ có thể kê đơn hydroxyzine hoặc chlorphenamine để giảm ngứa hậu môn vào ban đêm. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong vài tuần để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Ngứa hậu môn thường đáp ứng tốt các phương pháp điều trị và ít khi dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân gây ngứa để có kế hoạch phòng ngừa phù hợp.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android