Ngực Căng Và Đau

Cơ bản

Ngực căng và đau là hiện tượng gì, nếu không hỏi ra có thể bạn không biết nhiều người cũng bị. Bên cạnh vấn đề ở vùng kín, chị em phụ nữ còn hay có biểu hiện lạ ở ngực. Nó có thực sự đáng lo ngại hay chỉ là sinh lý tự nhiên, dấu hiệu của tin vui? Cùng tìm hiểu ngay những nguyên do gây biến đổi ở bầu ngực của phái đẹp dưới đây để biết thêm chi tiết.

Định nghĩa

Đôi khi chị em nhận được tín hiệu cảnh báo từ cơ thể là ngực đang căng lên, đau nhức làm cản trở hoạt động, sự di chuyển. Hầu như ai mới trải qua cảm giác này lần đầu cũng đặt ra câu hỏi ngực căng và đau là hiện tượng gì? Liệu có phải bầu vú có vấn đề? Thực chất, có nhiều nguyên nhân khiến bộ phận này của phái đẹp căng lên và đau mà không phải là bệnh.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến ngực căng, đau có thể là do:

Dậy thì, đến kỳ kinh

Ngực căng và đau là hiện tượng gì – câu hỏi này được rất nhiều bé gái đặt ra. Trong cuộc đời, lần đầu tiên bạn cảm nhận rõ cơn đau và cảm giác căng ngực có lẽ chính là giai đoạn dậy thì. Lúc này, tuyến vú đang phát triển mạnh và dần được hoàn thiện. Bé có cảm giác căng cứng và đau ở quanh bầu ngực và cả nhũ hoa.

Khi gần đến ngày hành kinh cũng vậy, các bé gái đã dậy thì và cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản đều có thể cảm thấy căng, đau ngực. Vậy vì sao lúc này ngực căng đau? Đó là do lượng hormone trong cơ thể tăng cao kể từ thời điểm rụng trứng.

Nhiều người bị đau sớm và rất lo lắng, họ không biết ngực căng đau bao lâu thì có kinh. Theo giới chuyên gia, ở phụ nữ trưởng thành, cơn đau thường xuất hiện trước kỳ đèn đỏ khoảng 1 tuần và giảm dần khi hành kinh.

Đây là hiện tượng khá phổ biến, cụ thể, có đến 70% phụ nữ bị đau và căng tức ở ngực trước khi đến tháng. Trong đó, biểu hiện chính là đau như bị kim châm ở ngực. Khi đi lại hoặc vận động, mặc áo ngực chật, họ còn cảm thấy căng tức, khó chịu.

Ngực căng và đau là hiện tượng gì ở phụ nữ mang thai?

Trả lời câu hỏi ngực căng và đau là hiện tượng gì, các bác sĩ còn nhắc đến “dấu hiệu mang thai”. Cụ thể, trong khoảng 40 ngày đầu khi mang thai, chị em thường bị căng ngực và đau. Đây là biểu hiện cho thấy nồng độ hormone estrogen trong cơ thể chị em đang tăng cao. Bầu ngực bị to lên nên bạn cảm thấy đau. Ngực căng và đau kèm theo trễ kinh 1 tuần là triệu chứng mang thai điển hình. Đối với những người đang mong có em bé thì đây là một tin mừng. Tuy nhiên, cảm giác đó cũng mang lại không ít khó chịu cho thai phụ.

Chị em mang thai thường đau ngực trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh con, những cơn đau này vẫn còn tiếp tục. Đó là do bầu ngực đang phải căng ra để cơ thể tiết sữa mẹ nuôi bé.

Phụ nữ mang thai cảm thấy ngực căng và đau là hiện tượng gì nguy hiểm? Các bác sĩ khẳng định đó là sinh lý bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi vậy, bạn không cần được can thiệp bởi y khoa.

Căng tức ngực do quan hệ tình dục hoặc nạo phá thai

Đời sống tình dục có ảnh hưởng đến cơ thể của bạn nữ. Nếu sinh hoạt không hài hòa, quan hệ mạnh bạo thì không chỉ vùng kín bị ảnh hưởng mà bầu ngực cũng có hiện tượng sung huyết. Nhiều chị em không biết lý do, khi hỏi bác sĩ “ngực căng và đau là hiện tượng gì” thì mới vỡ lẽ.

Không chỉ đau do quan hệ, ở những chị em đã từng nạo phá thai cũng có thể bị căng tức ngực thường xuyên. Thậm chí họ còn cảm nhận thấy có những khối u xuất hiện ở ngực. Vậy ngực căng và đau là hiện tượng gì ở phụ nữ phá thai? Đó là phản ứng của cơ thể khi thai kỳ bị kết thúc đột ngột. Tuyến vú đang trong quá trình phát triển để tạo sữa thì bị ngưng trệ, từ đó dẫn đến sưng đau.

Dấu hiệu bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý, ngực căng và đau còn là hiện tượng gì? Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nữ giới. Đó là:

Bệnh viêm tuyến vú

Khi chị em bị đau ngực nhưng không xuất phát từ vấn đề liên quan đến nội tiết tố hay quan hệ tình dục thì có thể là do viêm tuyến vú. Ở trường hợp này, bệnh nhân bị đau không theo thời gian cố định. Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện bất ngờ, phạm vi căng tức cục bộ. Có những chị em bị viêm tuyến vú còn kèm theo các triệu chứng lâm sàng như sưng đỏ ngực, sốt cao và mệt mỏi.

Cảnh báo ung thư vú

Nếu bạn hay gặp cơn đau tức xuất hiện đột ngột và kéo dài ở vú thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Hiện tượng này rất nguy hiểm vì đó là bệnh ác tính có khả năng lấy đi tính mạng của chị em nếu không được phát hiện kịp thời.

Do tăng sinh tuyến vú

Tăng sinh tuyến vú khiến ngực sưng phồng và đau nhức. Vấn đề này không quá nguy hiểm nếu kiểm soát được sớm nhưng nếu để lâu dài nó lại dễ tạo ra khối u trong vú.

Nguyên nhân tăng sinh tuyến vú gây đau ngực là do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Bên cạnh đó, nếu chị em thường xuyên mất ngủ và căng thẳng cũng dẫn đến tình trạng này.

Bạn nên cảnh giác với các triệu chứng lâm sàng như đau và căng ngực. Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu ngực căng và đau là hiện tượng gì, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt, nên tầm soát ung thư từ sớm để phát hiện và loại bỏ những tế bào ác tính.

Cách xử lý khi ngực căng đau

Ngực căng và đau do bệnh lý cần được khám và điều trị ngay theo hướng dẫn của bác sĩ. Với những trường hợp đau ngực do đến tháng hay mang thai thì bạn không cần lo ngại. Tuy nhiên bạn vẫn nên biết cách giảm cảm giác khó chịu cho cơ thể bằng một số cách sau:

Mặc áo ngực thoải mái

Bạn không nên dùng áo độn ngực quá dày hoặc sai kích cỡ so với bầu ngực của mình. Size áo ngực có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của vú theo thời gian. Ngoài ra, việc mặc áo không vừa ngực còn làm chị em khó chịu hơn khi có các cơn đau tức. Vì vậy, hãy chọn áo ngực phù hợp để dùng, đặc biệt là trước và trong ngày hành kinh, khi đang mang thai và cho con bú.

Chị em nên chọn áo không gọng, ít độn, thoáng mát và phải vừa vặn. Chất liệu áo tốt nhất là những loại có tính mềm, mát, co giãn tốt. Nó sẽ mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái, không chật và bí bách.

Massage vùng ngực

Massage ngực là cách hữu hiệu để tăng cường lưu thông máu đến bộ phận này. Nó còn giúp ngực đàn hồi và mềm mịn hơn, giảm cảm giác căng và đau tức. Bạn nên massage nhẹ nhàng và kết hợp sử dụng dầu massage tự nhiên chiết xuất từ ô liu hay dầu dừa. Nó sẽ làm cho da ngực căng mịn và trắng đẹp hơn.

Cách tiến hành:

  • Bạn xoa hai bàn tay vào nhau cho đến khi cảm thấy lòng bàn tay ấm và mềm hơn.
  • Tiếp theo, xòe các ngón tay ra và đặt lên ngực, massage theo vòng tròn quanh bầu vú.
  • Thực hiện trong khoảng 5 phút với tốc độ và lực nhẹ nhàng, tránh tác động lực vào núm vú.
  • Xoay đổi chiều để tăng cảm giác dễ chịu.
  • Thực hiện hàng ngày vào một khung giờ nhất định để tăng cường hiệu quả.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Khi ngực căng và đau, bạn nên tìm khăn bông đem thấm vào nước ấm và chườm lên bầu ngực. Hoặc cũng có thể lấy nước ấm cho vào một cái chai và quấn khăn phía ngoài. Sau đó chườm qua chườm lại trên bầu ngực bị đau.

Đây là liệu pháp vật lý đơn giản giúp giảm căng tức ngực tại nhà. Sau vài phút tiến hành là bạn có thể cảm nhận được cơn đau đã dịu bớt. Lúc này, hệ thống mạch máu dưới bầu ngực đã hoạt động rất tốt.

Không chỉ chườm nóng mới có tác dụng, bạn có thể làm tương tự với nước lạnh. Tuy nhiên, việc chườm lạnh không nên tiến hành quá 15 phút liên tục và phải tránh dùng đá cho trực tiếp lên da.

Tập thể dục và thư giãn

Ngực căng và đau là hiện tượng gì và nên làm gì? Có một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc đạp xe sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề. Đây cũng là cách để chị em giảm lo âu, mệt mỏi và tăng cường sức khỏe mỗi ngày.

Để việc tập luyện cho kết quả tốt, phụ nữ cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể tái tạo năng lượng. Nên đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, đồng thời thực hiện các liệu pháp như tắm nước ấm, xông hơi thường xuyên để thư giãn.

Điều chỉnh chế độ ăn

Như đã nói ở trên, chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến cơn đau ngực. Trước kỳ kinh nguyệt, chị em cần biết cách ăn uống thích hợp để giảm đau. Nên tuân thủ một vài nguyên tắc dinh dưỡng tốt cho phụ nữ sau đây:

  • Tránh sử dụng caffeine nếu muốn giảm đau sưng vùng ngực hoặc cải thiện kích thước bầu ngực. Loại bỏ caffeine có thể cho chị em vẻ đẹp quyến rũ hơn và một sức khỏe tốt.
  • Không dùng thuốc lá hoặc ở trong môi trường có nhiều khói thuốc lá, tránh uống rượu bia.
  • Tránh dùng đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa như thịt bò, bơ sữa, mỡ động vật. Việc này sẽ giúp cơ thể điều hòa được nồng độ estrogen và giảm cơn đau ngực.
  • Chọn thực phẩm tươi sạch thay cho đồ ăn chế biến sẵn, bữa ăn nhanh đóng hộp. Đây là nhóm thực phẩm khó cân bằng dinh dưỡng thiết yếu cho chị em.
  • Nên tăng các loại cá, hạt đậu nành, hạnh nhân, đậu đen hay ô liu vào bữa ăn hàng ngày.
  • Sử dụng nhiều rau xanh họ cải và trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất.
  • Ăn thêm sữa chua ít đường và uống đủ nước để thanh lọc cơ thể thật tốt.

Tóm lại ngực căng và đau là hiện tượng gì? Đó có thể là vấn đề của sinh lý tự nhiên ở chị em nhưng có có khả năng liên quan đến bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên thận trọng với những cơn đau bất thường và kéo dài ở vú. Trường hợp đau do sinh lý, có thể áp dụng các cách cải thiện tại nhà an toàn hiệu quả.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android