Nhói Tim

Cơ bản

Lâu lâu bị nhói tim là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nhưng cũng có thể xảy ra do tác động từ các nguyên nhân thông thường khác. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nhói tim, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Nguyên nhân

Tình trạng nhói tim có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân để có thể đưa ra phương án can thiệp cho phù hợp. Dưới đây là các nguyên nhân gây nhói tim thường gặp bạn có thể tham khảo:

+ Nguyên nhân không bệnh lý:

Với một cơn nhói tim thông thường chỉ diễn ra kéo dài khoảng 30 giây rồi giảm dần khi bạn hít thở đều hoặc nghỉ ngơi thư giãn. Ngoài ra, người bệnh không có thêm bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác. Các trường hợp nhói tim không phải do bệnh lý là:

  • Đau nhói ở vùng ngực và tim sau khi vận động cường độ cao
  • Đau nhói tim sau khi ăn no gây đầy hơi hoặc khó thiêu
  • Gặp vấn đề về tâm lý như căng thẳng, hoảng loạn, lo lắng,...

Ở trường hợp này, cơn nhói tim sẽ diễn ra không thường xuyên và có thể phục hồi nhanh chóng sau khi nghỉ ngơi. Vì thế, bạn không cần phải quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân.

+ Nguyên nhân bệnh lý:

Nhưng nếu tình trạng nhói tim xảy ra kèm theo triệu chứng bất thường thì rất có thể là do bệnh lý gây ra. Một số bệnh lý gây nhói tim thường gặp là:

  • Rối loạn thần kinh tim: Chức năng chính của thần kinh tim là kiểm soát hoạt động của các cơ quan không phụ thuộc vào não bộ như tim, huyết áp, dạ dày,... Nếu hoạt động của hệ thần kinh này bị rối loạn sẽ gây ra triệu chứng đau ngực, tim đập nhanh, chóng mặt, nhói tim,...
  • Viêm sụn sườn: Bệnh khởi phát khi các khớp nối giữa xương sườn và xương ức bị viêm. Tình trạng viêm có thể xảy ra tại một hoặc nhiều khớp nối cùng lúc. Khi bệnh khởi phát, người bệnh sẽ có cảm giác đau tức ở vùng ngực khá khó chịu. Khi vận động mạnh thì cường độ đau nhói cũng tăng lên. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi chỉ sau vài ngày. Nhưng với những trường hợp nặng thì bắt buộc bạn phải điều trị y tế.
  • Mắc bệnh lý về tim: Tình trạng nhói tim thường xảy ra do ảnh hưởng từ một số bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, viêm ngoài màng tim, bệnh mạch vành, bóc tách động mạch chủ, hẹp van tim, viêm cơ tim,... Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, cần được can thiệp đúng cách và kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Lâu lâu bị nhói tim nguy hiểm không?

Nếu tình trạng đau nhói ở tim khởi phát không phải do bệnh lý tim mạch thì bạn không cần lo lắng. Cơn nhói tim có thể tự biến mất theo thời gian khi bạn nghỉ ngơi hoặc điều chỉnh tư thế hoạt động. Nhưng nếu tình trạng nhói tim diễn ra kéo dài kèm theo triệu chứng bất thường thì bạn không được chủ quan trong việc thăm khám chuyên khoa.

Trường hợp nhồi máu cơ tim sẽ bị nhói tim trên 30 phút kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, đổ mồ hôi, đau lan rộng ra xung quanh, khó thở, tức ngực dữ dội và ngất xỉu. Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết

Tình trạng nhói tim do bệnh lý thường xảy ra đi kèm cùng với nhiều triệu chứng khác như đau ngực, khó thở hoặc ngất. Dựa vào triệu chứng đi kèm, bác sĩ sẽ khoanh vùng bệnh lý để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh. Cụ thể là:

+ Đau ngực: Khi bị nhói tim do bệnh lý tim mạch, người bệnh sẽ có thêm triệu chứng đau ngực. Cơn đau khởi phát khiến người bệnh có cảm giác như bóp nghẹt hoặc đè ép ở vùng ngực giữa hoặc sau ức. Dựa vào tính chất cơn đau mà bạn có thể khoanh vùng nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là:

  • Nếu cơn đau diễn ra kéo dài trên 30 phút khả năng cao là do nhồi máu cơ tim.
  • Cơn đau phát triển lan rộng đến các cơ quan xung quanh như tay trái, tay phải, cổ, lưng,... là do thiếu máu cơ tim.
  • Đau liên tục, cảm giác như xé rách ở bả vai và sau xương ức là do bóc tách động mạch chủ.

Ngoài bệnh lý tim mạch, tình trạng nhói tim kèm theo đau ngực cũng có thể xuất hiện do ảnh hưởng từ một số bệnh lý sau đây:

  • Cơn đau xuất hiện sau khi ăn, sau khi tiêu thụ rượu bia hoặc uống nước nóng thì khả năng cao là do bệnh lý về dạ dày - thực quản.
  • Cơn đau khởi phát đột ngột như dao đâm, cường độ đau tăng lên khi bạn hít vào và nằm ngửa thường là do bệnh viêm màng tim hoặc màng phổi.

+ Khó thở: Tình trạng khó thở có thể xảy ra do rối loạn nhịp tim, lo lắng quá mức, ngoại tâm thu, cường giáp,... Lúc này, bạn sẽ cảm giác khó thở khi nằm, cần phải kê nhiều gối khi ngủ. Cơn khó thở thường khởi phát nghiêm trọng khi về đêm, người bệnh phải vùng dậy khi đang ngủ để lấy không khí. Nếu bị khó thở do suy tim sẽ gây ra tình trạng phù chân. Nhiều trường hợp còn bị đánh trống ngực và hồi hộp.

+ Ngất: Nhói tim kèm theo ngất thường xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch hoặc bệnh lý về hệ thần kinh trung ương. Trường hợp mắc bệnh tim mạch sẽ bị ngất kèm theo đau ngực, khó thở và hồi hộp. Trường hợp mắc bệnh lý về hệ thần kinh sẽ bị ngất kèm theo đầu đầu, yếu chi, loạn ngôn,...

Phương pháp điều trị

Lâu lâu bị đau nhói ở tim là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Tình trạng này có thể xảy ra khi hệ tim mạch đang bị tổn thương. Vì thế, khi cơn đau xuất hiện bạn nên nghỉ ngơi cho ổn định rồi đến bệnh viện thăm khám.

Việc chẩn đoán bệnh sẽ được tiến hành thông qua các bước như thăm hỏi về bệnh sử của cá nhân và gia đình, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng,... Sau khi đã có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây nhói tim, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp nhói tim do nhồi máu cơ tim, bạn cần được cấp cứu kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nong động mạch và đặt stent giúp cải thiện tuần hoàn máu qua động mạch vành. Nếu bị tắc nghẽn ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật động mạch vành.

Nếu tiến hành cấp cứu tại các cơ sở y tế không có điều kiện phẫu thuật nội mạch, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc để làm tan cục máu đông giúp tăng lưu thông máu đến mô tim. Để loại thuốc này phát huy công dụng tốt nhất, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch trong vòng 6 tiếng kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Đồng thời, bác sĩ còn tiến hành kiểm soát một số yếu tố nguy hại khác bằng cách ổn định huyết áp, dùng thuốc kháng tiểu cầu, giảm mỡ trong máu.

Ngoài nhồi máu cơ tim, lâu lâu bị đau tim cũng có thể xảy ra khi hệ tim mạch đang chịu áp lực lớn hoặc đang gặp một số tổn thương nhất định. Ở trường hợp này, bạn cần đến bệnh viện làm kiểm tra chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và lên phương án can thiệp y tế cho phù hợp.

Bạn không nên lơ là trong việc điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Trường hợp nhói tim do nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch hoặc viêm ngoài màng tim có độ nguy hiểm rất cao. Nếu không điều trị đúng cách sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Chuyên sâu

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android