Những Dấu Hiệu Sắp Sinh Con Rạ Chính Xác Nhất Mà Mẹ Bầu Cần Biết

Theo dân gian, phụ nữ khi lần đầu sinh con thì được gọi là sinh con so, ở lần sinh nở thứ 2 thì được gọi là sinh con rạ. Mặc dù, trải qua quá trình sinh nở đầu tiên mẹ đã có kinh nghiệm thế nhưng không phải khi nào cũng có thể vượt cạn thành công. Do đó, mẹ bầu cần nắm vững những dấu hiệu sắp sinh con rạ để có thể chuẩn bị tốt nhất cho lần vượt cạn tiếp theo này.

Những dấu hiệu sinh con rạ chính xác nhất

Nhiều mẹ vì chủ quan hoặc quá bận bịu mà hay bỏ qua những dấu hiệu bất thường của cơ thể, tuy nhiên đây lại là lời thông báo rằng bạn sắp bước vào ngày sinh nở. Chính vì vậy, chị em không nên chủ quan khi nhận thấy một số triệu chứng sau đây:

Tử cung bong nút nhầy

Khi mang thai, tại tử cung và âm đạo của mẹ bầu luôn có một nút nhầy chắc chắn. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ bào thai trước sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại ở bên ngoài vào túi ối. Chính vì vậy, khi sắp sinh con rạ cổ tử cung sẽ mở lớn hơn, nút nhầy dần bong tróc để “dọn đường” cho em bé chào đời được thuận lợi.

Tử cung bong nút nhầy là một trong những dấu hiệu sắp sinh con rạ
Tử cung bong nút nhầy là một trong những dấu hiệu sắp sinh con rạ

Mẹ bầu có thể nhận biết dấu hiệu của tử cung bong tróc nút nhầy chính là âm đạo tiết dịch nhầy có màu hồng và nhớt. Nếu dịch này có kèm theo rất nhiều máu thì bạn cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám ngay lập tức, bởi đó có thể là một trong những dấu hiệu bất thường.

Xuất hiện những cơn gò tử cung

Ở những tuần đầu tiên hoặc cuối cùng của thai kỳ, mẹ bầu đôi khi sẽ cảm nhận được những cơn co thắt khi di chuyển hoặc hoạt động mạnh. Tuy cảm giác còn mơ hồ và chưa rõ ràng, diễn ra trong thời gian ngắn với tần suất khá thưa thớt, nhưng đấy lại chính là những cơn gò – một trong những dấu hiệu sắp sinh con rạ phổ biến, báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ.

Đặc biệt, trước lúc chuyển dạ khoảng vài ngày hoặc vài giờ đồng hồ, các cơn gò sẽ diễn ra mạnh hơn, tăng dần về cả mức độ, cường độ đau lẫn tần suất. Khi cơn gò xuất hiện, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhiều và khắp vùng bụng đều căng cứng. Để giảm đau, chị em nên chườm nóng, tắm hoặc ngâm mình vào bồn nước ấm.

So với lần đầu tiên lâm bồn, mẹ khi chuẩn bị sinh con rạ sẽ cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng và dễ chịu hơn rất nhiều. Lý giải cho điều này, các bác sĩ chuyên khoa đã cho biết, sau khi trải qua quá trình sinh con lần đầu, tử cung và tầng sinh môn của phụ nữ đều đã mềm hơn và giãn nở ra. Chính vì vậy mà ở lần sinh tiếp theo này, sản phụ sẽ không phải chịu nhiều cơn đau đớn như trước nữa.

Dấu hiệu sắp sinh con rạ: Chảy nước ối, vỡ ối

Khi các cơn gò tử cung bắt đầu xuất hiện, nó sẽ tạo ra những tác động trực tiếp lên buồng tử cung, khiến cho áp lực trong buồng tử cung tăng lên nhanh chóng. Thêm vào đó, thời gian cuối của thai kỳ, đầu của em bé sẽ di chuyển xuống âm đạo, tạo thành đầu ối. Đầu ối chính là nơi có màng ối mỏng manh, yếu ớt nhất nên nó rất dễ vỡ. Tại vị trí tiếp giáp với tử cung, khi đầu ối dần căng phồng lên nó sẽ gây ra hiện tượng chảy nước ối và vỡ ối.

Bắt đầu chuyển dạ, màng ối của mẹ sẽ căng dần và bị rách, vỡ
Bắt đầu chuyển dạ, màng ối của mẹ sẽ căng dần và bị rách, vỡ

Khi màng ối vỡ, sẽ có một lượng nước ối bị rỉ ra hoặc chảy ra ngoài, lượng nước ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào màng ối lớn hay nhỏ. Mặt khác, hiện tượng vỡ ối cũng là một trong số các nguyên nhân khiến cho cơn gò tử cung xuất hiện ngày càng nhiều và dồn dập hơn. 

Cũng nhờ vào dấu hiệu này mà bác sĩ thực hiện bấm ối nếu đến ngày sinh rồi mà sản phụ vẫn không có các cơn gò. Việc bấm ối sẽ giúp cho màng ối bị rách, vỡ, nước ối chảy ra, qua đó kích thích cơn gò được khởi phát một cách tự nhiên.

Xem thêm: Top Các Dấu Hiệu Mang Thai [Có Bầu] Sớm Sau 2 Tuần Quan Hệ Nên Biết

Phát hiện những thay đổi khi khám âm đạo

Thông qua quá trình thăm khám cũng như kiểm tra bên trong của âm đạo mẹ bầu, bác sĩ sản khoa hoặc y tá hộ sinh sẽ phát hiện ra những dấu hiệu chuyển dạ thực tế và khách quan nhất. Trong đó gồm có:

  • Sự thay đổi trong cổ tử cung: Khi bị các cơn gò tác động, cổ tử cung sẽ dần mở rộng ra.
  • Hình thành đầu ối thai nhi đối với những trường hợp màng ối đang còn nguyên, chưa bị rách.
  • Ngôi thai có sự tiến triển sau mỗi lần xuất hiện cơn gò tử cung.

Nếu thấy mẹ bầu có đầy đủ những dấu hiệu kể trên, bác sĩ sẽ thông báo và dự đoán thời điểm thích hợp để mẹ bầu bắt đầu rặn. Mẹ bầu nên rặn theo các chu kỳ của cơn gò nhằm tăng hiệu suất đẩy thai nhi ra ngoài.

Dấu hiệu sắp sinh con rạ: Bị sa bụng dưới

Vào thời điểm vài giờ, thậm chí là vài tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ bầu có thể cảm thấy như em bé của mình bị tụt xuống vị trí thấp hơn, gần với vị trí của xương chậu. Dấu hiệu sắp sinh con rạ này được gọi là bị sa bụng dưới. Điều này có nghĩa là bé đã nằm ở tư thế dốc ngược để chuẩn bị cho quá trình chào đời của mình. Đặc biệt, với những mẹ đã từng sinh con thì dấu hiệu này có thể không xảy ra cho tới khi bắt đầu chuyển dạ.

Bé đã nằm ở tư thế dốc ngược để chuẩn bị cho quá trình chào đời
Bé đã nằm ở tư thế dốc ngược để chuẩn bị cho quá trình chào đời

Khi em bé thay đổi vị trí, di chuyển xuống thấp hơn, điều này sẽ làm giảm bớt áp lực lên cơ hoành, khiến mẹ dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Thế nhưng nó lại gây áp lực lên phần xương chậu và bàng quang, khiến mẹ phải đi vệ sinh nhiều lần hơn. Lúc này, phần bụng sẽ nhô trước nhiều và ở vị trí thấp hơn, do đó mà chị em sẽ phải di chuyển khá khó khăn.

Một số dấu hiệu sắp sinh con rạ khác

Ngoài những dấu hiệu phổ biến kể trên, mẹ bầu cũng có thể bắt gặp một số thay đổi sau đây khi sắp sinh con rạ. Cụ thể:

  • Tiêu chảy, buồn nôn: Một số thai phụ sắp sinh con rạ thường xuyên đau dạ dày đi ngoài phân lỏng, có thể kèm theo nôn mửa. Nguyên nhân là do gần tới ngày chuyển dạ nên ruột bị kích thích, gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hoá cho bà bầu.
  • Đau bụng dưới và chuột rút: Trong giai đoạn chuyển da, mẹ có thể cảm thấy áp lực ngày càng gia tăng, thậm chí là bị chuột rút ở vùng xương chậu và trực tràng, hoặc đau âm ỉ tại phần lưng dưới. 
  • Đau lưng nhiều: Việc đau lưng khi mang bầu là chuyện bình thường, tuy vậy càng tới gần ngày sinh thì các cơn đau càng mạnh và xuất hiện nhiều hơn. Bởi lúc này em bé đã di chuyển xuống phần lưng dưới, gây áp lực lên lưng, khiến tử cung kéo dãn dây chằng ở xung quanh vùng xương chậu, làm cho mẹ bị đau và khó chịu nhiều.
  • Vùng kín bị sưng nề: Do thai quay đầu và lớn dần ở những tháng cuối, cộng với sự thay đổi về nội tiết tố, các dây thần kinh khiến mạch máu được nuôi dưỡng tại tầng sinh môn và âm đạo giãn dần ra, khiến vùng kín của mẹ bị sưng nề.

Những lưu ý quan trọng mà mẹ bầu nên nhớ khi sinh con rạ

Để có được thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời vượt cạn thành công không chỉ trong lần sinh con thứ 2 mà ở bất cứ lần sinh nào, mẹ bầu cũng cần phải nhớ kỹ một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Hãy gọi cho bác sĩ và tới ngay các cơ sở y tế khi phát hiện: Ối vỡ, chảy máu âm đạo, em bé di chuyển ít hơn bình thường, bạn đang mang thai tới tuần thứ 37 và nghĩ rằng mình có thể chuyển dạ… hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác.
  • Trước khi quyết định sinh con rạ, bạn cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe, nhằm đảm bảo bản thân đủ điều kiện mang thai và sinh nở sau lần đầu tiên, thực hiện tiêm phòng đầy đủ để giảm thiểu tối đa rủi ro từ các bệnh lý truyền nhiễm, virus…
Mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe
Mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe
  • Cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên hoàn toàn kiêng ăn các loại thịt tái như thịt phi lê, bò bít tết, bò tái… thay vào đó cần nấu chín chúng lên. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, đảm bảo dưỡng chất, không uống cà phê, rượu bia, chất kích thích…
  • Duy trì tập luyện các bài tập vừa sức dành cho bà bầu như: Đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội, thiền… Đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh căng thẳng, làm việc quá sức, thức quá khuya.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về những dấu hiệu sắp sinh con rạ thường gặp. Do sức khỏe thai nhi, cơ thể, tâm lý của mẹ bầu và nhiều yếu tố khác mà lần sinh thứ 2 sẽ không giống với lần đầu. Chính vì vậy, việc hiểu biết chính xác và nắm rõ những thông tin quan trọng sẽ giúp bạn vượt cạn suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[Review] Viên uống Canxi Healthy Care cho trẻ có tốt không, mua ở đâu và giá bán bao nhiêu?

Canxi Healthy Care Của Úc Có Tốt Không? Mua Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu?

Viên uống Canxi Healthy Care cho bé được sản xuất tại Úc và là sản phẩm được nhiều cha mẹ...

Top 25 Loại Sữa Tăng Cân Cho Bé Tốt Nhất Hiện Nay Trên Thị Trường

Trẻ lười ăn chậm lớn là một vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Do vậy, nhiều bố...

Viên uống Pregnacare cần được sử dụng đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt

Viên Uống Tăng Khả Năng Thụ Thai Pregnacare Tốt Không? Mua Ở Đâu?

Viên uống tăng khả năng thụ thai Pregnacare là sản phẩm bào chế từ thiên nhiên giúp cung cấp đầy...

Viên uống Folic Acid 400mcg dành cho mẹ bầu có tốt không? Mua ở đâu, giá bán bao nhiêu?

Viên Uống Folic Acid 400mcg Của Mỹ Có Tốt Không? Giá Bán Bao Nhiêu?

Viên uống Folic Acid 400mcg là sản phẩm đến từ Mỹ và rất tốt cho phụ nữ vì nó cung...

[Tìm hiểu]: Pregnacare Max là sản phẩm gì? Có tốt không? Cách dùng và giá bán bán như thế nào?

[Giải Đáp] Pregnacare Max Có Tốt Không? Thành Phần Và Cách Sử Dụng

Hiện nay, Pregnacare Max đang là viên uống vitamin tổng hợp được nhiều chị em tin dùng. Bởi sản phẩm...

Trẻ sơ sinh khi bị sôi bụng có nguy hiểm hay không?

Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Chắc hẳn mẹ bỉm nào cũng gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Tuy đây không phải...

Nature Made Prenatal Multi With DHA

Nature Made Prenatal Multi With DHA Có Tốt Không? Giá Thành Cụ Thể

Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, các mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm các chất dinh...

Viên uống folic acid 800mcg

Folic Acid 800mcg – Viên Uống Bổ Sung Đặc Biệt Cho Phụ Nữ Mang Thai

Để hỗ trợ các bé có thể phát triển vượt trội ngay từ trong bụng mẹ thì ngoài việc chuẩn...