Nổi Hạch Ở Nách Khi Mang Thai

Cơ bản

Mang thai là thời kỳ cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều sự thay đổi. Sự dao động của nội tiết tố có thể khiến sức đề kháng của thai phụ bị suy yếu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc phụ nữ bị nổi hạch ở nách khi mang thai. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết để quý độc giả cùng tham khảo.

Định nghĩa

Trước khi tìm hiểu về tình trạng nổi hạch nách khi mang thai hãy điểm qua một vài thông tin về hạch cũng như các vấn đề liên quan. Theo bác sĩ chuyên khoa, hạch là những hạt nhỏ, thường có hình bầu dục, ở trong hệ bạch huyết. Chúng thường nằm rải rác ở vị trí khác nhau trên cơ thể như: Nách, vùng cổ, háng, bẹn,...

Thông thường bạn rất khó để sờ thấy hạch, chỉ khi bị viêm nhiễm hoặc có các yếu tố tác động thì hạch mới to và nổi hẳn lên. Trường hợp hạch ở nách cũng không ngoại lệ, chỉ khi gặp các vấn đề về sức khỏe thì chúng mới nổi lên và phình to nhằm thực hiện chức năng đề kháng.

Với mẹ bầu, sự thay đổi về nội tiết và thể chất làm chị em dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Khi ấy hạch bạch huyết sẽ đóng vai trò là rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ hạch có thể bị sưng, viêm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Nổi hạch ở nách khi mang thai và sau sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể người mẹ đang phản ứng lại các tác nhân gây bệnh. Mặc dù là tình trạng khá phổ biến nhưng nếu nhận thấy hiện tượng kéo dài hơn một tuần thì mẹ bầu nên tới bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị sớm, kịp thời.

Nguyên nhân

Mọc hạch ở nách khi mang thai do đâu là thắc mắc được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo thống kê, có tới 80% chị em có hạch ở nách khi mang thai bởi nguyên nhân tới từ các tuyến sữa phụ. Bác sĩ chuyên khoa lý giải, trong tháng giữa thai kỳ, vú sẽ dần lớn hơn nhằm chuẩn bị điều kiện để hình thành các tuyến sữa.

Những tuyến sữa này có thể mở rộng tới tận vùng nách với dạng cục và chị em có thể dùng tay ấn vào để cảm nhận. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra có tới hơn 90% trường hợp bị hạch ở nách khi mang thai là lành tính, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. 10% còn lại có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Các nguyên nhân lành tính gây nổi hạch ở 2 nách khi mang thai bao gồm:

  • Chấn thương vùng cánh tay, nách, ngực gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Mẹ bầu bị nhiễm khuẩn Bartonella hoặc Bruellosis.
  • Chị em mang bầu bị biến chứng do cấy ghép các chất lạ vào cơ thể như silicone.
  • Mẹ bầu bị các bệnh lý như sởi, thủy đậu, HIV,...
  • Phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn lao.

Bên cạnh nguyên nhân lành tính, hạch ở nách xuất hiện trong quá trình mang thai còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm sau đây:

  • Khối u gần hạch bạch huyết.
  • Cảnh báo mắc bệnh lý liên quan tới bạch cầu.
  • Nổi hạch do các khối u Lympho không Hocgi.
  • Hạch nổi ở vùng nách do bệnh ung thư vú.

Phụ nữ bị nổi hạch ở nách khi mang thai cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân. Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi thường gặp

Phụ nữ bị nổi hạch ở nách khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang thai bị nổi hạch ở nách có nguy hiểm hay không đang là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Bác sĩ chuyên khoa cho biết phần lớn các trường hợp nổi hạch ở nách khi mang thai đều là lành tính nên mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Hạch lành tính thường không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi. Chị em có thể xem xét hạch có phải lành tính hay không nhờ việc cảm nhận sự di động của chúng khi chạm vào. Khi ấn vào hạch không có cảm giác đau, hạch không tăng kích thước thì có thể xem là hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên cũng cần hết sức lưu ý với các trường hợp nổi hạch ở nách khi mang thai gây đau, sưng, viêm. Đặc biệt, khi bà bầu có biểu hiện sốt cao liên tục, đau nhức vùng bị hạch cần tới bệnh viện để thăm khám ngay. Chuyên gia cảnh báo đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đã mắc bệnh lý u mỡ, nhiễm trùng, virus, ung thư vú,...

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng nhận biết tình trạng nổi hạch ở nách sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hạch ở nách sẽ có kích thước và vị trí không giống nhau tùy tình trạng của từng người. Ngoài ra, các biểu hiện đi kèm thường bao gồm:

  • Sốt cao.
  • Sổ mũi.
  • Ra mồ hôi về đêm.
  • Mệt mỏi và chán ăn.

Những dấu hiệu nói trên thường là triệu chứng cảnh báo mẹ bầu đang mắc bệnh lý nào đó hoặc tình trạng nhiễm trùng gây nổi hạch. Trong một vài trường hợp, thai phụ có thể xuất hiện các biểu hiện  khác không được kể trên đây.

Điều trị

Chuyên gia cho biết việc điều trị tình trạng mẹ bầu nổi hạch ở nách cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Các trường hợp nổi hạch ở nách không đau khi mang thai không nên quá lo lắng. Thông thường sau một thời gian ngắn tình trạng sẽ tự thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên một số trường hợp nặng có thể phải sử dụng thuốc.

Thuốc chống viêm

Hiện nay, sử dụng thuốc chống viêm là phương pháp điều trị phổ biến khi mẹ bầu bị nổi hạch ở nách trong quá trình mang thai. Tuy vậy, việc dùng thuốc cần phải hết sức thận trọng, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi thực tế có một số loại thuốc có thành phần gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, với trường hợp nổi hạch ở nách khi mang thai kèm sốt, mẹ bầu cần nhanh chóng hạ sốt để tránh cơn co giật. Ngoài sử dụng thuốc, chị em có thể chườm khăn ấm để giảm nhiệt độ, giảm nguy hiểm.

Điều trị vùng nách

Trường hợp hạch bạch huyết xâm nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cắt bỏ. Phẫu thuật nhằm nạo hạch, mang đến tiên lượng tốt và khả năng hồi phục cho người bệnh. Tuy nhiên đây là biện pháp cuối cùng thực hiện khi đã sử dụng thuốc và không đạt hiệu quả.

Lưu ý

Mẹ bầu bị nổi hạch hay nổi hạch ở nách sau khi sinh con đều cần được thăm khám, xác định tình trạng cụ thể và có phác đồ điều trị phù hợp. Trong quá trình chữa bệnh, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần tham vấn ý kiến bác sĩ để đảm bảo tính hiệu quả và sự an toàn cho thai nhi.
  • Các loại thực phẩm nên sử dụng bao gồm: Rau màu xanh, khoai tây, ngũ cốc, gạo, thịt gà, cá và đồ ăn chứa nhiều protein.
  • Mẹ bầu cần hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến từ đậu nành, đồ ăn cay nóng, đồ đóng hộp chứa nhiều dầu mỡ.
  • Chị em mang bầu cần tránh sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Bên cạnh đó, thai phụ nên thăm khám thai kỳ thường xuyên, khi có dấu hiệu bất thường cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Nổi hạch ở nách khi mang thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thăm khám, điều trị sớm là cách để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Chuyên sâu

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android