Người bị nổi mề đay có kiêng gió không?

Trong Đông y, mề đay thường được liên kết với chứng phong hàn, nên kiêng gió được khuyến khích. Tuy nhiên, theo y học hiện đại, kiêng gió có thể giảm nguy cơ mề đay, nhưng cần cân nhắc để tránh tình trạng da bí bách và tăng sự phát triển của vi khuẩn. Việc kiêng gió hay không phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra nổi mề đay ở từng trường hợp.

Nhiều người bệnh cho rằng, nổi mề đay cần kiêng gió để việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất. Vậy, nổi mề đay có kiêng gió không và cần lưu ý những gì khi mắc bệnh? Thực hư vấn đề này như thế nào sẽ được Vietmec giải đáp ngay tại bài viết dưới đây.

Bị bệnh nổi mề đay có kiêng gió không?

Bệnh nhân nổi mề đay có ra gió được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh lý này. Nổi mề đay là hiện tượng trên da xuất hiện những vết mẩn đỏ do cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Thời tiết, phấn hoa, hóa chất, thực phẩm… Trong đó, nổi mề đay khi ra gió là một trong những kiểu dị ứng thời tiết phổ biến nhất.

Bởi vậy, quan niệm nổi mề đay khi ra gió được lưu truyền cũng liên quan tới nguyên nhân gây bệnh này. Trong y học cổ truyền, tình trạng này xảy ra do cơ thể bị nhiễm chứng phong hàn (tiếp xúc với gió và nước). Bởi vậy, khi mắc bệnh, các thầy thuốc thường chỉ định nên tránh gió, tránh nước. Vậy, trong Đông y, đáp án trả lời cho câu hỏi “Nổi mề đay có kiêng gió không?” là có.

Ngoài ra, theo y học hiện đại, yếu tố thời tiết là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Đối tượng mắc bệnh này cần kiêng nước, kiêng gió và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại, ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng hơn.

Tuy nhiên, việc kiêng quá gió, kiêng quạt, kiêng tắm quá kỹ sẽ có thể khiến da bị bí bách và đổ mồ hôi nhiều hơn. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển.

Vì vậy, nổi mề đay có cần tránh gió không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ cần kiêng khem khác nhau. Trường hợp bị nổi mề đay do thời tiết, bệnh nhân cần hạn chế ra gió. Với những nguyên nhân gây bệnh khác, bệnh nhân nổi mề đay cấpmề đay mãn tính không cần thiết phải kiêng khem ra gió.

Người bị nổi mề đay kiêng những gì?

Bên cạnh thắc mắc “Nổi mề đay có kiêng gió không?” thì người bệnh rất quan tâm tới vấn đề kiêng khem khác của bệnh mề đay. Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau đây để việc chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất:

Gãi, cào

Nổi mề đay thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Mọi người thường gãi lên vết ngứa theo phản xạ tự nhiên. Việc này có thể làm giảm cơn ngứa nhưng lại có thể khiến da bị trầy xước. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng và khiến bệnh lý chuyển biến nặng hơn. Để hạn chế bị ngứa khi mắc bệnh, người bệnh có thể chườm đá hoặc khăn lạnh lên vùng da bị ngứa, mề đay.

Kiêng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Thời tiết là một trong những nguyên nhân gây bệnh mắc mề đay mẩn ngứa. Một số người bị phát ban khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Các tia UV làm tổn thương da nghiêm trọng, đặc biệt với những đối tượng dễ nhiễm bệnh. Bởi vậy, trong thời gian mắc bệnh, bạn nên hạn chế và kiêng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Từ đó sẽ hạn chế và ngăn ngừa tình trạng da tổn thương.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh

Hóa chất có trong mỹ phẩm có thể khiến da bị kích ứng nghiêm trọng. Bởi vậy, trong thời gian bị mề đay, người bệnh nên ngừng sử dụng mỹ phẩm, hóa chất. Trong trường hợp sử dụng, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ và có nguồn gốc tự nhiên.

Kiêng thuốc lá và rượu bia

Thuốc lá, rượu bia nói riêng và các loại chất kích thích nói chung là tác nhân có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da. Từ đó khiến da dễ bị tổn thương và làm tình trạng nổi mề đay ngày càng trầm trọng hơn.

Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

Một số nhóm thực phẩm có thể gây kích ứng với cơ thể, khiến da nổi mề đay như: Hải sản, nhộng tằm, một số loại hạt… Do đó, khi da lên mề đay, người bệnh nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này để bệnh không chuyển biến nặng hơn.

Hạn chế tiếp xúc với động vật và thú cưng có nhiều lông

Theo các chuyên gia da liễu, lông động vật là một trong những tác nhân gây dị ứng ở nhiều người. Trong trường hợp chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh, bạn nên hạn chế tiếp xúc với động vật để giảm nguy cơ bệnh nặng hơn.

Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh

Việc sử dụng nước quá nóng để tắm sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, từ đó khiến da khô và gây ngứa ngáy. Và ngược lại, nếu dùng nước quá lạnh để tắm cũng có thể làm xuất hiện dấu hiệu bị nổi mề đay. Bởi vậy, để ngăn ngừa tình trạng mề đay, người bệnh nên tắm nước đủ ấm hàng ngày.

Bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “Nổi mề đay có kiêng gió không?” của nhiều người bệnh khi bị mề đay mẩn ngứa. Thêm vào đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề cơ bản, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để việc chữa bệnh đạt được hiệu quả nhanh nhất.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android