Bị Nổi Mề Đay Kéo Dài Lâu Ngày Không Khỏi Cần Chữa Như Thế Nào?

Nếu chủ quan không nghiêm túc điều trị thì bệnh nổi mề đay có thể kéo dài lâu ngày không khỏi. Lúc này những tổn thương mà bệnh gây ra thường nặng nề, khó khắc phục và thậm chí còn phát sinh biến chứng. Cần chú ý can thiệp đúng cách để nhanh chóng kiểm soát hiện trạng bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

nổi mề đay lâu ngày không khỏi
Nổi mề đay lâu ngày không khỏi có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi – Nguyên nhân do đâu?

Nổi mề đay là vấn đề da liễu thường gặp đề cập đến phản ứng cấp hay mãn tính của các mạch máu tại lớp trung bì. Mề đay có hình thái tổn thương đa dạng, có thể ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, người trưởng thành và cả người già.

Hiện trạng này có thể kích hoạt do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sự cộng hưởng của cả các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng nổi mề đay có thể bùng phát vô căn.

Đa phần các trường hợp bị nổi mề đay đều nhanh chóng thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, chăm sóc và điều trị đúng cách. Nhưng vẫn có khoảng 5 – 10% trường hợp tiến triển lâu ngày không khỏi và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi được cho là do một số yếu tố nguyên nhân dưới đây tạo điều kiện thuận lợi:

1. Không chủ động điều trị

Nổi mề đay là tình trạng da liễu thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng nên khiến nhiều người chủ quan. Bởi nhiều trường hợp những tổn thương có thể tự thuyên giảm mà không cần phải chăm sóc hay can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, ở một số người có cơ địa nhạy cảm, tổn thương trên da có thể tổn tại dai dẳng. Hơn thế nữa còn tiến triển nặng nề trong thời gian dài nếu không sớm can thiệp và xử lý đúng cách.

2. Hệ miễn dịch suy giảm

Đây cũng được cho là một trong những yếu tố không chỉ là nguyên nhân khiến mề đay và các bệnh da liễu bùng phát mà còn lan tỏa rộng và kéo dài. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi được chăm sóc và điều trị đúng cách thì tình trạng nổi mề đay vẫn rất khó kiểm soát.

nguyên nhân mề đay kéo dài
Hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho những triệu chứng bất thường trên da bùng phát mạnh và dai dẳng kéo dài

Hệ miễn dịch suy giảm chính là câu trả lời lý giải vì sao bệnh nhân nhiễm HIV, người mắc bệnh tiểu đường, ung thư, phụ nữ mang thai… là những đối tượng thường bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi.

3. Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên

Vietmec cho biết, một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nổi mề đay bùng phát đó là tiếp xúc với yếu tố dị nguyên. Hơn nữa, nếu đã bị nổi mề đay nhưng không cách ly với dị nguyên thì tổn thương da thường sẽ lan tỏa rộng, kéo dài và gây ngứa ngáy nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên sẽ khiến cho các biện pháp điều trị mề đay không thể đáp ứng tốt. Hoặc nếu đã trải qua điều trị thì yếu tố này cũng sẽ khiến bệnh bùng phát nhiều lần.

4. Ảnh hưởng của các vấn đề bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì một số vấn đề bệnh lý bên trong cơ thể cũng được cho là có tác động và khiến tình trạng nổi mề đay tiến triển lâu ngày không khỏi.

Các bệnh lý liên quan bao gồm:

  • Bệnh tuyến giáp:

Khi mắc các bệnh tuyến giáp, kháng thể kháng giáp antithyroglobulin ở trong máu thường có xu hướng tăng lên. Loại kháng thể này có khả năng gây kích thích và làm bùng phát tình trạng nổi mề đay. Lúc này, bệnh có thể đi kèm với hiện tượng phù mạch.

  • Nhiễm giun sán:

Nổi mề đay do nhiễm giun sán là tình trạng rất phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là do hệ miễn dịch tạo ra các kháng nguyên để đối kháng với ký sinh trùng. Tuy nhiên loại kháng nguyên được tạo ra lại vô tình kích thích phản ứng dị ứng và làm bùng phát tình trạng nổi mề đay.

  • Suy giảm chức năng gan:

Gan chính là cơ quan làm nhiệm vụ đào thải độc tố cũng như thanh lọc cơ thể. Khi chức năng gan bị suy giảm thì độc tố có khả năng tích tụ trong máu. Đồng thời làm phát sinh tình trạng ngứa da và kích thích nổi mề đay.

  • Nhiễm vi khuẩn Hp:

Vi khuẩn Hp sinh sống ở trong dạ dày người và là tác nhân chính gây ra các bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu ghi nhận, nhiễm vi khuẩn Hp cũng có thể gây ra mề đay mãn tính. Đồng thời đây cũng chính là nguyên nhân kích hoạt sự bùng phát của một số bệnh viêm da.

mề đay lâu ngày không khỏi
Các chuyên gia đã tìm được mối liên hệ giữa nhiễm vi khuẩn Hp với bệnh mề đay mãn tính

5. Bị nổi mề đay mãn tính vô căn

Số liệu thống kê ghi nhận, có đến trên dưới 70% những người bị nổi mề đay mãn tính kéo dài lâu ngày không khỏi nhưng lại không thể xác định rõ nguyên nhân. Lúc này, bệnh được gọi là nổi mề đay mãn tính vô căn. Do không xác định được nguyên nhân nên việc khắc phục cũng trở nên khó khăn hơn. Bệnh kéo dài còn gây ảnh hưởng lớn tới ngoại hình cũng như tâm lý.

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi nguy hiểm không?

Nổi mề đay là tình trạng da liễu rất phổ biến nhưng rất hiếm khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên cần cẩn trọng hơn trong trường hợp bệnh kéo dài lâu ngày không khỏi.

Bởi lúc này tình trạng bệnh tiến triển dai dẳng và thường bùng phát triệu chứng ở mức độ nặng nề. Mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi gây ngứa ngáy dữ dội, rất khó chịu. Bên cạnh đó còn trực tiếp ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý, khiến cho giấc ngủ gián đoạn, chất lượng cuộc sống thuyên giảm.

Ngoài ra, bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da:

Do mề đay gây ngứa ngáy nhiều nên đa phần người bệnh đều có xu hướng cào gãi và chà xát lên da để giải tỏa cơn ngứa. Đây là thói quen xấu thường khiến cho các tổn thương thứ phát kích hoạt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và gây nhiễm trùng vùng da bị tổn thương.

  • Tổn thương da có xu hướng chàm hóa:

Tình trạng nổi mề đay kéo dài có thể khiến vùng da ảnh hưởng bị dày sừng, thâm nhiễm và nứt nẻ. Hình thái tổn thương này tương tự như ở bệnh chàm nên còn được gọi là chàm hóa da. Lúc này, da rất dễ bị thâm sẹo sau điều trị. Ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thẩm mỹ của làn da.

mề đay kéo dài nguy hiểm không
Tổn thương da do mề đay thường có xu hướng chàm hóa nếu không điều trị đúng cách

Ngoài ra, tình trạng nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi còn có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Nguyên nhân được lý giải là do cơ chế nổi mề đay có sự liên quan mật thiết tới hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho hệ miễn dịch phóng thích kháng nguyên IgE vào máu. Từ đó làm bùng phát các bệnh dị ứng khác như viêm da dị ứng, hen suyễn hay viêm mũi dị ứng.

Phải chữa hay làm gì khi bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi 

Tình trạng nổi mề đay lâu ngày không khỏi rất dễ phát sinh rủi ro nếu không sớm can thiệp. Nhất là trong trường hợp bệnh kích hoạt không rõ nguyên nhân thường gây bất lợi cho quá trình điều trị.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia Da liễu, người bệnh cần chú ý kết hợp điều trị chuyên sâu cùng với chế độ chăm sóc khoa học. Dưới đây là các phương án cho tình trạng nổi mề đay lâu ngày không khỏi:

1. Cách ly hoàn toàn với dị nguyên

Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên chính là nguyên nhân trực tiếp khiến tình trạng mề đay kéo dài dai dẳng. Chính vì thế, khi bị nổi mề đay, việc đầu tiên bạn cần làm là cách ly với các yếu tố có khả năng gây kích thích và dị ứng. Bao gồm:

  • Cách ly với chó mèo, không tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất, côn trùng, thực vật có độc…
  • Xem xét các thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da. Nếu nhận thấy thành phần dễ gây kích ứng như hương liệu, cồn, chất bảo quản… thì cần xem xét thay đổi ngay. Nên ưu tiên các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính và có nguồn gốc tự nhiên.
  • Bảo vệ da, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian kéo dài.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, nấm, sữa bò, rượu bia…
  • Mang giày dép, mặc quần áo có kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm để hạn chế ma sát lên bề mặt da đang tổn thương.

2. Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Nếu tình trạng nổi mề đay dai dẳng kéo dài không khỏi thì bạn nên chủ động gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị. Sử dụng thuốc bôi kết hợp với thuốc uống là giải pháp có thể đáp ứng tốt trong trường hợp này.

Sử dụng thuốc đúng cách, sẽ giúp làm giảm tổn thương da, khắc phục triệu chứng ngứa ngáy. Đồng thời kiểm soát tốt bệnh và ngăn ngừa tổn thương lan tỏa trên phạm vi rộng.

điều trị mề đay lâu ngày không khỏi
Khi bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ dù là thuốc bôi hay thuốc uống

Dưới đây là một số thuốc có thể được bác sĩ kê toa trong điều trị nổi mề đay lâu ngày không khỏi:

  • Thuốc kháng histamine:

Histamine chính là thành phần trung gian gây kích thích các mao mạch tại lớp trung bì. Từ đó làm bùng phát các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Dùng thuốc kháng histamine sẽ ức chế được sự phóng thích histamine quá mức và hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định kết hợp cả thuốc kháng histamine H1 và H2 cho những trường hợp có đáp ứng kém.

  • Thuốc kháng leukotrien: 

Trong trường hợp thuốc kháng histamine không đáp ứng tốt với triệu chứng nổi mề đay kéo dài thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng leukotrien thay thế. Leukotrien cũng là một trong những thành phần trung gian kích thích các phản ứng dị ứng và làm bùng phát nổi mề đay.

  • Thuốc bôi và thuốc uống chứa corticoid:

Với trường hợp mề đay có dấu hiệu phù mạch, lan tỏa trên phạm vi rộng hay gây viêm nhiễm nặng thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc bôi và thuốc uống chứa corticoid. Cần hết sức cẩn trọng bởi nhóm thuốc này có tác dụng nhanh nhưng rất dễ gây ra rủi ro nặng nề. Thuốc bôi và thuốc uống chứa corticoid chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn.

  • Thuốc ức chế miễn dịch:

So với các loại thuốc khác thì thuốc ức chế miễn dịch thường ít khi được chỉ định trong điều trị nổi mề đay ở da. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong một số trường hợp bị mề đay mãn tính vô căn thì nhóm thuốc này vẫn có khả năng đáp ứng. Methotrexate, Cyclophosphamide, Cyclosporine,… là những loại được dùng phổ biến nhất.

  • Thuốc Omalizumab:

Loại thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị bệnh hen suyễn. Tuy nhiên với trường hợp bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi thì thuốc Omalizumab vẫn đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt. Tất cả là nhờ vào khả năng ức chế sản sinh kháng thể IgE.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, để loại bỏ dứt điểm bệnh mề đay, mọi người có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng thuốc Nam. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bài thuốc Nam dành cho bệnh nhân mề đay, vậy đâu là sự lựa chọn hiệu quả, an toàn nhất? 

Mề Đay Đỗ Minh – Bài thuốc thảo dược sạch hơn 150 năm tuổi trị bệnh TẬN GỐC, NGỪA TÁI PHÁT

Đây là một trong những bài thuốc nam gia truyền của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Top 20 Thương hiệu nổi tiếng năm 2020. Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh hoàn chỉnh gồm có thuốc đặc trị bệnh, thuốc bổ thận giải độc và thuốc bổ gan dưỡng huyết.

Ngoài thuốc dạng sắc bốc theo thang, hiện bài thuốc còn có dạng cao mịn, đóng lọ thủy tinh nhỏ gọn. Theo đó, khi sử dụng, người bệnh sẽ không mất thời gian đun sắc lỉnh kỉnh, chỉ cần hòa tan thuốc với nước ấm rồi uống trực tiếp.

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh hoàn chỉnh

Bên cạnh việc sử dụng tiện lợi, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được nhiều người bệnh mề đay, dị ứng lựa chọn vì:

HIỆU QUẢ tốt, cắt đứt tình trạng mề đay

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được bào chế dựa theo nguyên lý trị bệnh của YHCT, tác động tới bệnh theo cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG. Cụ thể là:

CHI TIẾT: Khám phá công dụng điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa của bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Cơ chế Song tiêu - Đồng dưỡng cho hiệu quả toàn diện

Diễn viên Nguyệt Hằng bị mề đay sau sinh, mẩn ngứa nhiều và đã chữa khỏi tình trạng này bằng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh. Video dưới đây là một số chia sẻ của nữ diễn viên về tình trạng bệnh sau khi sử dụng bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh.

Ngoài Dv Thanh Tú, hiệu quả bài thuốc này đã được +150.000 người bệnh chứng nhận. Dưới đây là một số phản hồi của bệnh nhân:

ĐỌC NGAY: Người bệnh nói gì về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh chưa?

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ, phù hợp mọi đối tượng

Có đến hơn 50 thành phần dược liệu được sử dụng trong bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, điển hình là tơ hồng xanh, nhân trần, hoàng kỳ, bách bộ, ngải cứu, cà gai,… Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh) cho biết:

“Thành phần thảo dược của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh 100% SẠCH, LÀNH TÍNH, thu hái tại các vườn dược liệu hữu cơ Đỗ Minh Đường ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Mỗi vị thuốc trước khi sử dụng, tôi đều kiểm định cẩn thận về chất lượng và thành phần dược tính. Hơn nữa, bài thuốc này không trộn lẫn chất bảo quản và thành phần tân dược nên an toàn, không gây tác dụng phụ”.

Thành phần thảo dược bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường phù hợp với mọi trường hợp bệnh nhân bị mề đay, mẩn ngứa. Sau khi thăm khám, các lương y, bác sĩ tại nhà thuốc sẽ tư vấn liệu trình phù hợp.

Người bệnh có thể liên hệ tới Đỗ Minh Đường theo địa chỉ dưới đây để được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình.
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh. 
  • Điện thoại: 0963 302 349 – 0938 449 768
  • Website: https://dominhduong.com hoặc https://dominhduong.org/
  • Fanpage: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

3. Giải pháp nâng cao thể trạng

Như đã đề cập, hệ miễn dịch suy yếu cùng với thể trạng kém là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nổi mề đay mẩn ngứa tiến triển nặng và kéo dài dai dẳng. Chính vì thế, muốn hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh được tốt hơn thì bạn cần chú ý thực hiện các giải pháp nâng cao miễn dịch và thể trạng.

Các giải pháp được khuyến nghị bao gồm:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học. Uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn. Phải kể đến như rau củ trái cây tươi, thịt trắng, sữa chua… Bên cạnh đó cần hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, chứa nhiều gia vị và chất béo, không uống rượu bia hay hút thuốc lá.
  • Kiểm soát tốt căng thẳng, không làm việc quá sức. Đồng thời chú ý nghỉ ngơi điều độ, đi ngủ trước 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Có thể tìm các giải pháp như tập yoga, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc… đề giúp tinh thần được thư giãn.
  • Mỗi ngày nên dành tối thiểu 30 – 45 phút cho việc rèn luyện thể dục thể thao. Chú ý chọn các bộ môn có cường độ phù hợp với độ tuổi cũng như hiện trạng sức khỏe.
  • Có thể tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng trước 8 giờ. Điều này sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tốt cho da và tăng cường khả năng miễn dịch.
trị nổi mề đay kéo dài
Ăn uống khoa học cũng được cho là giải pháp hữu ích giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh

4. Điều trị các bệnh lý liên quan

Trong một số trường hợp, tình trạng nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi cũng có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Chính vì thế, cần chú ý nghiêm túc điều trị các bệnh lý liên quan theo chỉ định từ bác sĩ. Khi các bệnh lý nguyên nhân được kiểm soát tốt và điều trị triệt để thì tình trạng nổi mề đay cũng sẽ có chiều hướng thuyên giảm rõ rệt.

5. Các biện pháp chăm sóc khác

Để có thể tác động toàn diện đến diễn tiến của bệnh thì song song với việc điều trị, bạn cần chú ý chăm sóc tốt. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt triệu chứng, đồng thời hạn chế mức độ tổn thương da.

Các biện pháp chăm sóc bao gồm:

  • Thường xuyên làm sạch da bằng các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, lành tính và độ pH trung tính. Vấn đề vệ sinh da không tốt có thể tăng tiết mồ hôi và bã nhờn, gây ngứa ngáy mạnh và tạo điều kiện cho mề đay lan tỏa rộng.
  • Tuyệt đối không chà xát, cào gãi hay kỳ cọ mạnh lên bề mặt da, ngay cả khi vệ sinh da. Để hỗ trợ làm giảm ngứa mà không gây rủi ro, bạn có thể tắm nước mát, chườm lạnh hay sử dụng gel nha đam thoa lên bề mặt da.
  • Trường hợp cơn ngứa dai dẳng thường xuyên kích hoạt hãy gặp ngay bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc giảm ngứa phù hợp.
  • Khi di chuyển ngoài trời nắng, cần chú ý che chắn kỹ càng và thoa kem chống nắng để bảo vệ da.
  • Tuyệt đối không để làn da cũng như cơ thể tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây dị ứng hay kích thích cao.
  • Luôn giữ cho tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực và tuyệt đối không để căng thẳng thần kinh kéo dài.

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi là hệ quả của rất nhiều yếu tố nguyên nhân cộng hưởng. Tốt nhất hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn can thiệp đúng cách. Nghiêm túc trong điều trị và chăm sóc là giải pháp tốt nhất giúp bạn nhanh chóng kiểm soát và đẩy lùi bệnh.

Xem thêm

Bình luận

  1. Sang says: Trả lời

    Có thể tư vấn thêm được ko ạ

  2. Nguyễn Thị Lan Hương says: Trả lời

    Khoảng 3 hôm nay cháu nhà em bị nổi mấy nốt trên da ứng đỏ và sần lên, gần giống với muỗi đốt. Em ra hiệu thuốc mua thuốc mỡ bôi nhưng không thấy bé đỡ. Liệu vậy có phải bệnh mề đay không mọi người?

  3. Bông Hồng Gai says: Trả lời

    Bài viết có nói là nhà thuốc Đỗ Minh Đường dùng toàn được liệu sạch làm sao để biết thông tin này là đúng hay không mọi người.

  4. Sáng Cần Thơ says: Trả lời

    Tôi xem trên youtobe quay lại chương trình VTV2 về nhà thuốc Đỗ Minh Đường thì thấy người ta bảo nhà thuốc này dùng dược liệu sạch của nhà thuốc tự trồng. Họ còn quay khu trồng thuốc của họ lên nữa cơ mà. Tôi nghĩ kênh truyền hình của nhà nước họ cũng phải xác thực trước khi đưa lên truyền hình cho nhân dân xem

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu

Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu không phải là tình trạng hiếm gặp mà...

nổi mề đay ở lưng

Nổi Mề Đay ở Lưng Biểu Hiện Thế Nào? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nổi mề đay ở lưng là bệnh lý không ít người đang gặp phải hiện nay. Bệnh gây ra nhiều...

Bài Thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang Trị Mề Đay Có Tốt Không? Mua Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu?

Bài Thuốc Trị Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc đặc trị mề đay, mẩn ngứa nổi tiếng của Y học cổ...

[Góc giải đáp] Nổi mề đay có được tắm không? Cần lưu ý những gì?

[Đọc Ngay] Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Cần Lưu Ý Những Gì?

Nhiều người cho rằng, khi bị nổi mề đay thì phải kiêng tắm. Vậy thực hư vấn đề này như...

nổi mề đay khi trời lạnh

Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả Tốt

Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng mà nhiều người dễ dàng gặp phải khi thay đổi thời...

Bài Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Bài Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Trong thời gian gần đây, không ít bệnh nhân truyền tai nhau về loại lá tắm thảo dược trị viêm...

Cách chữa nổi mề đay sau sinh bằng thực đơn hàng ngày

Tổng Hợp Cách Chữa Nổi Mề Đay Sau Sinh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Cách chữa nổi mề đay sau sinh gặp nhiều khó khăn hơn vì vừa phải đảm bảo sức khỏe cho...