Nổi Nốt Đỏ Trên Da Và Ngứa

Cơ bản

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này còn có thể là biểu hiện của viêm da tiếp xúc côn trùng, rôm sảy, viêm nang lông, zona thần kinh và một số bệnh lý tiềm ẩn.

Định nghĩa

Tình trạng da nổi nốt đỏ và ngứa ngáy thường là biểu hiện của bệnh mề đay, dị ứng mỹ phẩm, vệ sinh da mặt kém, ma sát quá mức,… Ngoài ra ở một số trường hợp, triệu chứng này có thể là biểu hiện của các bệnh lý da liễu khác.

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa ngáy thường không nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên nếu không tiến hành khắc phục, tình trạng này có thể kéo dài gây bứt rứt, khó chịu, để lại sẹo thâm và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể và áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng.

Nguyên nhân

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến da bị kích thích, nổi nốt đỏ kèm ngứa ngáy:

1. Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng da nổi sẩn đỏ kèm ngứa ngáy và nóng rát. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bị kích thích bởi các yếu tố nội giới (căng thẳng, rối loạn nội tiết, suy nhược,…) và ngoại giới (môi trường ô nhiễm, tác động cơ học, dị nguyên, ánh nắng mặt trời, thời tiết…).

Nếu xảy ra do mề đay, tổn thương thường khởi phát đột ngột, lan tỏa nhanh và thuyên giảm chỉ sau vài giờ đến vài ngày. Ngoài triệu chứng nổi nốt đỏ và ngứa, mề đay còn biểu hiện qua một số dấu hiệu sau:

  • Các sẩn đỏ do mề đay thường cứng chắc, bề mặt trơn và ít khi xuất hiện mụn nước
  • Nốt đỏ có hình dạng, kích thước không đồng đều, bờ trơn và ranh giới rõ so với các vùng da xung quanh
  • Tổn thương da xuất hiện ở một số vị trí cụ thể hoặc có thể lan tỏa trên phạm vi rộng
  • Nốt đỏ trên da thường gây ngứa ngáy kèm nóng rát nhẹ.

2. Viêm da tiếp xúc

Ngoài mề đay, viêm da tiếp xúc cũng có thể là nguyên nhân gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa – đặc biệt là viêm da tiếp xúc côn trùng. Khi tiếp xúc với nọc độc côn trùng, da bị kích thích và phản ứng bằng cách nổi nốt đỏ, nóng rát và ngứa ngáy.

Trong trường hợp khởi phát do viêm da tiếp xúc côn trùng, bác sĩ Nhuần cho biết da có thể xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như:

  • Da nổi các đốm hoặc dải có màu đỏ/ hồng
  • Tổn thương thường bằng phẳng hoặc nổi cộm và có ranh giới rõ với các vùng da xung quanh
  • Ở giai đoạn này, các nốt đỏ trên da đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy, châm chích và nóng rát
  • Sau đó khoảng vài giờ, bề mặt vùng da tổn thương xuất hiện nhiều mụn nước
  • Ban đầu, mụn nước chứa dịch màu trong suốt nhưng theo thời gian chuyển thành màu trắng đục
  • Sau khoảng 4 – 5 ngày, mụn nước có xu hướng vỡ, rỉ dịch và khô lại

Khác với mề đay, viêm da tiếp xúc chỉ gây nổi nốt đỏ ở vị trí tiếp xúc với côn trùng và rất ít khi lan tỏa toàn thân.

3. Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ và bùng phát mạnh vào mùa nóng ẩm. Bệnh xảy ra do mồ hôi được bài tiết quá mức và ứ đọng trong lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nổi các nốt đỏ có kích thước nhỏ. Nếu xảy ra do rôm sảy, các nốt đỏ thường xuất hiện ở những vùng da có hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh như vùng bẹn, nách, lưng, ngực, cổ và trán.

Ngoài ra bạn cũng có thể xác định nổi nốt trên da và ngứa ngáy do rôm sảy qua các biểu hiện sau:

  • Nền da nổi các nốt đỏ có kích thước nhỏ và mọc tập trung thành từng đám
  • Rôm sảy thường gây ngứa, nóng rát và khó chịu
  • Sau vài ngày, bề mặt nốt đỏ nổi mụn nước nhỏ

4. Zona thần kinh

Zona thần kinh là một dạng nhiễm trùng da do virus Varicella zoster (virus gây thủy đậu). Virus gây bệnh có xu hướng ẩn trong các dây thần kinh và hạch thần kinh ở dạng không hoạt động. Sau khi có các yếu tố kích thích, virus tái hoạt động và gây tổn thương da.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh lý này là tình trạng da nổi các nốt đỏ với kích thước đa dạng kèm ngứa và nóng rát. Sau một thời gian ngắn, bề mặt ban đỏ nổi mụn nước có kích thước nhỏ, số lượng nhiều và thường mọc tập trung thành từng đám.

Khác với các bệnh lý trên, nổi nốt đỏ trên da và ngứa ngáy do zona thần kinh còn đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ và nổi hạch.

5. Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng một hoặc nhiều nang lông bị viêm. Tổn thương điển hình của bệnh lý này là triệu chứng da nổi nhiều nốt đỏ kèm ngứa ngáy và đau rát nhẹ. Sau khoảng vài ngày, nang lông xuất hiện các mụn đầu trắng, sưng viêm và nóng rát.

Thông thường, viêm nang lông xảy ra do tụ cầu vàng – Staphylococcus aureus. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh cũng có thể khởi phát do nấm Candida, nấm Malassezina, vi khuẩn Pseudomonas, virus Herpes,… Nếu được chăm sóc đúng cách, viêm nang lông có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, bạn cần sử dụng thuốc để kiểm soát tổn thương da và hạn chế nguy cơ gây nhọt, viêm mô dưới da.

6. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng nổi nốt đỏ trên da và ngứa ngáy cũng có thể khởi phát do các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm giun sán: Giun sán không chỉ gây ra các triệu chứng tiêu hóa như táo bón, đau bụng, khó tiêu, đầy bụng,… mà còn biểu hiện qua một số triệu chứng trên da như da nổi nốt đỏ, phát ban và ngứa ngáy.
  • Vảy nến đảo ngược: Vảy nến thể đảo ngược thường gây tổn thương da có dạng đốm hoặc mảng, màu đỏ, căng bóng kèm ngứa ngáy, châm chích và nóng rát. Thể bệnh này chủ yếu phát sinh triệu chứng ở các vùng da kẽ và có nếp gấp.
  • Ma sát quá mức: Da có thể bị nổi nốt đỏ và ngứa ngáy do ma sát với quần áo, giày dép, khẩu trang, đai quần,…
  • Dùng mỹ phẩm chứa thành phần kích ứng: Nổi nốt đỏ, ngứa và sưng nóng có thể là phản ứng của da sau khi tiếp xúc với các thành phần kích ứng. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày sử dụng mỹ phẩm.
  • Vệ sinh da kém: Vệ sinh da kém có thể khiến mồ hôi, bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn P. acnes phát triển, gây nổi nốt đỏ và ngứa ngáy.

Bác sĩ Nhuần cho biết, trên thực tế, tình trạng nổi nốt đỏ trên da kèm ngứa ngáy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn có thể gặp phải một số nguyên nhân không được nhắc đến trong bài viết.

Chăm sóc tại nhà

Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tình trạng da nổi nốt đỏ và ngứa ngáy có thể gây khó chịu, bứt rứt, để lại sẹo thâm và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục sau:

1. Cải thiện với các biện pháp tại nhà

Hầu hết các trường hợp da nổi nốt đỏ và ngứa đều có mức độ nhẹ. Do đó bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để giảm viêm và ngứa ngáy.

Hầu hết các trường hợp da nổi nốt đỏ và ngứa đều có mức độ nhẹ. Do đó bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để giảm viêm và ngứa ngáy.

Các biện pháp tại nhà giúp khắc phục tình trạng da nổi nốt đỏ và ngứa ngáy:

  • Chườm mát: Chườm khăn lạnh lên vùng da nổi mẩn đỏ có tác dụng làm dịu da, giảm viêm và ngứa ngáy. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp cải thiện tình trạng da sưng nóng và đau rát.
  • Thoa gel nha đam: Gel nha đam chứa hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất dồi dào. Thoa gel nha đam lên vùng da tổn thương giúp làm dịu da nhanh chóng, giảm kích ứng và viêm đỏ. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có tác dụng sát trùng, dưỡng ẩm và phục hồi các tế bào hư tổn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ngay sau khi da nổi nốt đỏ có thể giảm nhanh hiện tượng kích ứng và sưng viêm. Ngoài ra, một số loại kem dưỡng còn chứa thành phần có tác dụng phục hồi, sát trùng và giảm ngứa.
  • Dùng tinh dầu khuynh diệp: Với trẻ nhỏ bị nổi nốt đỏ do rôm sảy, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm của trẻ. Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy và khó chịu.
  • Tắm lá chè xanh: Nếu nốt đỏ nổi trên phạm vi rộng và gây ngứa âm ỉ, bạn có thể tắm lá chè xanh để giảm ngứa, tiêu viêm và làm dịu vùng da kích ứng. Các thành phần chống oxy hóa trong lá chè (flavonoid, quercetin, EGCG, polyphenol,…) được chứng minh là có tác dụng sát trùng, chống viêm và phục hồi da.

Đối với những trường hợp nhẹ, các biện pháp tại nhà có thể giảm tổn thương da và cải thiện ngứa ngáy trong một thời gian ngắn.

2. Thay đổi các thói quen xấu

Vietmec cho biết, bên cạnh các biện pháp tại nhà, bạn nên thay đổi một số thói quen có thể khiến tình trạng da nổi nốt đỏ và ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Tuyệt đối không gãi cào mạnh lên da và hạn chế ma sát lên vùng da tổn thương.
  • Tắm và rửa mặt 2 lần/ ngày nhằm loại bỏ mồ hồi, bụi bẩn và vi khuẩn. Vệ sinh kém có thể khiến nốt đỏ sưng viêm nặng, gây đau và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng kích ứng như ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh, phấn hoa, côn trùng, lông chó mèo, hóa chất,…
  • Nếu nghi ngờ da nổi nốt đỏ và ngứa ngáy do mỹ phẩm, cần kiểm tra thành phần của sản phẩm và thay đổi bằng các sản phẩm dịu nhẹ, an toàn.
  • Hạn chế dùng rượu bia, cà phê và thức ăn cay nóng. Các loại thực phẩm và đồ uống này có thể khiến da đổ nhiều mồ hôi, tăng mức độ ngứa ngáy và viêm đỏ.
  • Không mặc quần áo chật và có chất liệu dày cứng. Nên sử dụng trang phục thoải mái, chất liệu mềm mỏng và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Kiểm tra và thay tã cho trẻ thường xuyên. Mang tã quá lâu không chỉ gây rôm sảy mà còn khiến da bị trợt loét và hăm tã.

Điều trị

Trong trường hợp tổn thương da không thuyên giảm khi thay đổi thói quen và áp dụng biện pháp tại nhà, bạn có thể đến hiệu thuốc để được dược sĩ tư vấn các loại thuốc không kê toa.

Một số loại thuốc không kê toa giúp làm giảm tình trạng da nổi nốt đỏ và ngứa ngáy, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng ức chế chất trung gian gây dị ứng nhằm làm giảm tình trạng viêm đỏ, sưng nóng và cải thiện ngứa ngáy. Thuốc thường được sử dụng trong điều trị mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc,…
  • Dung dịch sát khuẩn: Nếu da nổi nốt đỏ do zona thần kinh hoặc viêm da tiếp xúc côn trùng, dược sĩ có thể chỉ định một số dung dịch sát khuẩn như hồ nước, nước muối sinh lý, thuốc tím methyl 1%,… Các loại thuốc này được sử dụng để làm dịu da, giảm kích ứng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thuốc bôi làm dịu da: Thuốc bôi làm dịu da thường chứa Panthenol, Ceramides, Vitamin E và Glycerin. Các loại thuốc này có tác dụng nuôi dưỡng da, giảm viêm, ngứa ngáy và phục hồi các tế bào tổn thương.

Trên thực tế, dược sĩ có thể dựa vào triệu chứng cụ thể của từng trường hợp để chỉ định các loại thuốc uống và thuốc bôi khác.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Viêm da có mủ nên kiêng ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, hành.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thức ăn nhanh.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng, sữa.
  • Rượu bia và chất kích thích.
  • Đồ ngọt và tinh bột.

Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin A, C, omega 3, uống các loại trà thảo mộc giúp tăng cường đề kháng, làm lành vết thương trên da.

Xem chi tiết

Người bị hồng ban nút nên ăn và nên kiêng những thực phẩm sau:

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích.
  • Thực phẩm chứa quercetin: Táo, anh đào, việt quất, cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh.
  • Thực phẩm chứa men vi sinh: Sữa chua, súp miso, kim chi, cải chua, dưa chuột lên men.
  • Trái cây tươi: Bơ, nho, quả sơ ri.
  • Trà xanh, nấm, gia vị chống viêm (ớt chuông, ớt sừng, nghệ).

Nên kiêng:

  • Đồ ăn chiên rán, chế biến sẵn: Thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên, phô mai que, xiên que, thịt xông khói, dăm bông, pate, xúc xích.
  • Đồ uống nhiều đường, có gas: Nước ngọt, nước hoa quả đóng chai, soda.
  • Chất béo bão hòa: Mỡ động vật, bơ thực vật.
  • Carbs tinh chế: Bánh quy, bánh mì trắng, gạo trắng.
Xem chi tiết

  • Dự ứng thời tiết nhẹ thường thuyên giảm chỉ sau 1-2 hôm nếu được điều trị kịp thời
  • Dị ứng thời tiết cấp tính có thể mất khoảng 1 tuần, còn mãn tính có thể kéo dài nhiều năm và thường xuyên tái đi tái lại
  • Nếu bạn bị dị ứng thời tiết kéo dài, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android