Bị Nứt Kẽ Hậu Môn Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi?

Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, thực phẩm có tác dụng nhuận tràng và bổ sung lượng nước cần thiết, có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu thông tin bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và tránh gì để có kế hoạch ăn uống phù hợp.

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Thông tin cần biết về bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng rách niêm mạc ống hậu môn dẫn đến đau đớn, ngứa ngáy và chảy máu khi đi đại tiện. Mặc dù có thể gây đau đớn dữ dội nhưng tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể tự lành. Các vết nứt sâu hơn hoặc kéo dài có thể cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

Các triệu chứng và dấu hiệu khi bị nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Xuất hiện một vết rách có thể nhìn thấy ở hậu môn;
  • Đau khi đi đại tiện;
  • Có máu trên giấy vệ sinh hoặc phân;
  • Hậu môn tiết dịch có mùi hôi;
  • Ngứa và kích thích vùng da xung quanh hậu môn.

Hầu hết các trường hợp, nứt kẽ hậu môn được điều trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Người bệnh có thể sử dụng thức ăn nhiều chất xơ, sử dụng thuốc làm mềm phân, uống nhiều nước hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau.

Tuy nhiên, trong các trường hợp vết nứt nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế khác, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, bệnh Crohn hoặc bệnh trĩ.

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì để nhanh khỏi?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn, tuy nhiên thường là do táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính gây ra. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống kém, mất nước, thuốc men, bệnh tật và các bệnh lý thần kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn.

Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ làm mềm phân, giảm táo bón và cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn. Vậy bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, người bệnh có thể tham khảo một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:

1. Thực phẩm nhuận tràng

Các loại thực phẩm nhuận tràng có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, chống táo bón, tạo khối phân lớn, giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn và hạn chế các triệu chứng nứt kẽ hậu môn.

nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Sử dụng thực phẩm nhuận tràng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Các loại thực phẩm nhuận tràng bao gồm:

  • Hạt chia: Hạt chia chứa nhiều chất xơ và là một trong những phương pháp điều trị táo bón tại nhà hiệu quả nhất. Hạt chia có thể giúp phân mềm, dễ đi ra khỏi hậu môn mà không gây tổn thương đến các cơ ở hậu môn.
  • Quả mọng: Hầu hết các loại quả mọng, chẳng hạn như dâu tây, quả việt quất, mâm xôi, đều chứa lượng chất xơ cao, do đó có tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Thường xuyên sử dụng các loại quả mọng có thể tăng khối lượng quân, giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng và hạn chế gây tổn thương đến các cơ ở hậu môn.
  • Các loại đậu: Các loại đậu, bao gồm đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu phộng, đều chứa nhiều xơ và hỗ trợ quá trình đi đại tiện đều đặn. Thường xuyên ăn các loại đậu có thể giúp cơ thể tăng sản xuất axit butyric, một loại acid béo chuỗi ngắn có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng và ngăn ngừa các áp lực lên thành hậu môn.
  • Hạt lanh: Hạt lanh chứa hàm lượng chất béo omega 3 và lượng protein cao. Bên cạnh đó, hạt lanh có tính nhuận tràng tự nhiên, thường được sử dụng để điều trị táo bón và tiêu chảy mãn tính. Hạt lanh cũng chứa các hợp chất tốt cho hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ viêm ruột cũng như hạn chế tổn thương ở niêm mạc hậu môn.
  • Dâu ô liu: Dầu ô liu được sử dụng như một chất nhuận tràng bôi trơn, giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn, đồng thời kích thích ruột non và tăng tốc độ di chuyển phân qua ruột. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng dầu ô liu có thể hỗ trợ chữa lành các tổn thương liên quan đến tình trạng nứt kẽ hậu môn.

2. Thực phẩm giàu chất xơ

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa táo bón hoặc tiêu chảy. Chất xơ giúp phần mềm, dễ đi qua hậu môn và ít gây chấn thương lên vùng có vết nứt cũng như ngăn ngừa vết nứt trở nên nghiêm trọng hơn.

ăn gì khi bị nứt hậu môn
Tăng cường chất xơ có thể làm mềm phân, chống táo bón và nứt kẽ hậu môn

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà bao gồm:

  • Lê: Các loại lê đều chứa nhiều chất xơ, trung bình một quả lê 100 gram có chứa khoảng 3.1 gram chất xơ. Bên cạnh đó lên cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và giúp người bệnh cải thiện hương vị.
  • Dâu tây: Dâu tây rất giàu chất xơ; vitamin C, mangan và các chất chống oxy hóa khác nhau. Do đó, dâu tây có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa các tổn thương khác đến vết nứt hậu môn.
  • Bơ: Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, giàu vitamin C, kali, magie, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác. Bơ cũng hỗ trợ làm mềm phân, chống táo bón và ngăn ngừa các tổn thương khác liên quan đến vết nứt kẽ hậu môn.
  • Táo: Táo chứa nhiều chất xơ, khoảng 2.4 gram trong một quả táo trung bình 100 gram. Táo cũng được sử dụng để chống táo bón và hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề khác ở đường tiêu hóa.
  • Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin, vitamin B6, magie, beta carotene, một chất chống oxy hóa được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Hàm lượng chất xơ trong 100 gram cà rốt là 3.6 gram, có thể hỗ trợ tăng cường khối lượng phân và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Củ cải đường: Củ cải đường chứa nhiều chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác, chẳng hạn folate, sắt, đồng, mangan và kali. Sử dụng củ cải đường có thể chống táo bón và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở hậu môn.
  • Bông cải xanh: Bông cải xanh là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất, chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate, vitamin B, sắt, mangan và các chất chống oxy hóa. Sử dụng bông cải xanh có thể  tăng cường chất xơ trong cơ thể, làm mềm phân, chống táo bón cũng như hỗ trợ làm lành các tổn thương do nứt kẽ hậu môn gây ra.
  • Khoai lang: Các loại khoai đều chứa nhiều chất xơ, beta carotene, vitamin B và các khoáng chất khác nhau. Khoai lang cũng là loại thực phẩm thường xuyên được sử dụng để điều trị táo bón và cải thiện các  tổn thương do nứt hậu môn.

Chất xơ là chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết để chống táo bón và ngăn ngừa tác động đến vết nứt kẽ hậu môn. Người bệnh có thể thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống để tăng cường khối lượng phân và bảo vệ niêm mạc hậu môn.

3. Các loại rau xanh

Bông cải xanh và các loại rau họ cải khác, chẳng hạn như súp lơ trắng, cải ngọt, cải xoăn, củ cải và bắp cải, chứa nhiều chất xơ, có tác dụng hỗ trợ chống táo bón, cũng như cải thiện các triệu chứng nứt kẽ hậu môn.

nứt kẽ hậu môn nên làm gì
Các loại rau xanh có thể hỗ trợ chống táo bón và điều trị tình trạng nứt kẽ hậu môn

Một số nghiên cứu cho biết, việc tăng lượng rau xanh trong chế độ ăn uống có thể làm đa dạng hệ thống vi sinh vật ở đường ruột trong vòng 2 tuần. Sự đa dạng vi khuẩn đường ruột có thể tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của người bệnh. Điều này có thể ngăn ngừa sự khởi phát các vết nứt hậu môn mới cũng như hỗ trợ quá trình chữa lành các vết nứt cũ.

4. Thực phẩm bổ sung sắt

Một trong những triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng của tình trạng nứt kẽ hậu môn là đại tiện ra máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu nếu không được xử lý phù hợp. Do đó, người bệnh có thể tăng cường thực phẩm giàu chất sắt để tăng cường tái tạo máu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.

thiếu máu ăn gì
Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt có thể ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Các loại thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

  • Thịt đỏ, thịt lợn và thịt gia cầm;
  • Hải sản;
  • Các loại đậu;
  • Các loại rau lá xanh đậm, chẳng hạn như rau bina;
  • Trái cây khô, chẳng hạn như nho khô và mơ;
  • Ngũ cốc, bánh mì và mì tăng cường chất sắt.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tăng cường vitamin C trong chế độ ăn uống để hỗ trợ cơ thể hấp thu chất sắt. Vitamin C thường có trong các loại trái cây có múi, chẳng hạn như cam, bưởi, quả kiwi hoặc các loại quả mọng.

5. Thực phẩm chứa nhiều nước

Mất nước có thể góp phần dẫn đến táo bón. Giữ đủ nước trong cơ thể có thể giúp phần mềm, dễ đi ra khỏi hậu môn và hạn chế gây tác động đến các vết nứt. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày phụ thuộc vào từng các nhân, tuy nhiên hầu hết nam giới cần khoảng 13 cốc mỗi ngày và phụ nữ là khoảng 8 cốc.

các thực phẩm chứa nhiều nước
Giữ nước có thể hỗ trợ làm mềm phân và tránh gây kích ứng vết nứt hậu môn

Bên cạnh việc uống nước đầy đủ, người bệnh có thể tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều nước để tăng cường lượng nước tổng thể.

Một số loại thực phẩm có thể cung cấp nước cho cơ thể bao gồm:

  • Bông cải xanh;
  • Bắp cải;
  • Dưa lưới;
  • Rau cần tây;
  • Dưa chuột;
  • Rau diếp;
  • Rau bina;
  • Dâu tây;
  • Ớt chuông;
  • Cà chua;
  • Dưa hấu;
  • Bí đao.

Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng và bổ sung nước, có thể làm tăng trọng lượng phân cũng như làm mềm phân, giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước và đi đại tiện ngay khi có nhu cầu để cải thiện các triệu chứng.

Nứt kẽ hậu môn nên kiêng ăn gì?

Mặc dù có nhiều loại thực phẩm hỗ trợ điều trị tình trạng nứt kẽ hậu môn, tuy nhiên cũng có nhiều loại thực phẩm khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

nứt kẽ hậu môn nên kiêng gì
Người nứt kẽ hậu môn nên kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chế biến sắn

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên tránh các loại thực phẩm ít chất xơ hoặc khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như các loại sữa và phô mai.
  • Bột mì trắng đã được loại bỏ cám và mầm, do đó chứa rất ít chất xơ.
  • Các loại thịt đỏ có thời gian tiêu hóa lâu, do đó có thể khiến các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các loại thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt nguội, thường chứa ít chất xơ và nhiều natri. Điều này khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng, gây áp lực lên hậu môn và dẫn đến các vết rách hậu môn mới.
  • Thực phẩm chiên rán có thể gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa, khiến phân khô và làm mở rộng vết nứt khi đi ra khỏi hậu môn.
  • Thức ăn mặn có thể gây đầy hơi và khiến vết nứt hậu môn trở nên nhạy cảm hơn.
  • Thức ăn cay có thể làm tăng cơn đau liên quan đến nứt kẽ hậu môn.
  • Đồ uống có chứa chất kích kích, đặc biệt là cà phê, có thể khiến phân cứng và tăng cảm giác đau đớn khi đi đại tiện.
  • Rượu, bia và đồ uống có cồn khác cũng có thể làm phân trở nên khô cứng và khiến người bệnh khó chịu khi đi ngoài.

Ngăn ngừa nứt kẽ hậu môn

Đối với những người dễ bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên có kế hoạch phòng ngừa để tránh các chấn thương, đau đớn và hỗ trợ làm lành các vết nứt. Điều quan trọng là cần giữ cho phần mềm, ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy. Điều này có thể cải thiện tình trạng tăng trương lực cơ và hạn chế việc hình thành các vết nứt kẽ hậu môn.

Các biện pháp thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Tránh rặn khi đi đại tiện: Người bệnh nên cố gắng thư giãn các cơ ở hậu môn khi đại tiện để tránh tình trạng tăng trương lực cơ và dẫn đến vết nứt kẽ hậu môn.
  • Đại tiện ngay khi cần thiết: Việc nhịn đi đại tiện có thể khiến phân trở nên khô cứng, gây đau đớn và tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn.
  • Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị: Đối với người có các tình trạng y tế đường ruột, chẳng hạn như táo bón mãn tính hoặc Hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các thói quen đại tiện phù hợp.

Tìm hiểu thông tin bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, kiêng gì là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà hiệu quả. Chế độ ăn uống nhiều chất xơ có thể tăng khối lượng và trọng lượng phân, giúp phần mềm, cũng như tăng cường nhu động ruột. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên cũng như đi đại tiện ngay khi có nhu cầu để cải thiện thói quen đại tiện và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm: Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ung Thư Đại Tràng Giai Đoạn 3 Và Giải Pháp Điều Trị

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh khi các khối u đã lan ra bên ngoài...

Ung Thư Đại Tràng Giai Đoạn Cuối Và Thông Tin Cần Biết

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối là giai đoạn tiến triển nhất của bệnh và có tiên lượng không...

Sự thờ ơ trước bệnh viêm đại tràng

Sự Chủ Quan Trước Bệnh Viêm Đại Tràng Gây Ra Ung Thư Đại Tràng

Hơn 10 năm trở lại đây, viêm đại tràng ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa tại...

Bị Viêm Đại Tràng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Và Nhanh Khỏi?

Chế độ ăn uống được nhận định là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ quan...

Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Nứt Kẽ Hậu Môn ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em thường là hậu quả của bệnh táo bón kéo dài và thói quen...

Bị Nứt Kẽ Hậu Môn Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi?

Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, thực phẩm có tác dụng nhuận tràng và bổ sung lượng...

Phẫu Thuật Nứt Kẽ Hậu Môn Khi Nào? Thông Tin Cần Biết

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là phương pháp được thực hiện để thu nhỏ vết nứt và hỗ trợ...

5+ thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn tốt nhất hiện nay

Các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn được sử dụng để giảm viêm, chống sưng, làm mềm da...