Nứt Kẽ Hậu Môn Ở Trẻ Em

Triệu chứng và nguyên nhân

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em thường là hậu quả của bệnh táo bón kéo dài và thói quen rặn mạnh khi đi đại tiện. Tình trạng này không nguy hiểm, tuy nhiên điều quan trọng là nhận biết sớm và có kế hoạch điều trị hiệu quả.

Định nghĩa

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở xung quanh niêm mạc (mô) bên trong ống hậu môn của trẻ. Đây là một tổn thương nhỏ, thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây đau đớn khi đi đại tiện và khiến trẻ sợ hãi và có xu hướng tránh đi đại tiện. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Trong hầu hết các trường hợp, nứt hậu môn có thể tự cải thiện trong 4 – 6 tuần mà không cần điều trị. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 8 tuần, được xem là mãn tính và cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Hình ảnh

Triệu chứng

Nứt kẽ hậu môn có thể dẫn đến đau đớn ở xung quanh hậu môn. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ sau khi người bệnh đi đại tiện. Trẻ cũng có thể bị chảy máu trong và sau khi đi đại tiện, máu thường dính trên phân hoặc bồn cầu, do đó có thể được chẩn đoán nhầm với bệnh trĩ.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, trẻ không thể mô tả các triệu chứng. Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể nhận biết tình trạng bệnh thông qua các dấu hiệu như:

  • Khóc, né tránh đi đại tiện;
  • Có máu hoặc chất nhầy dính trên giấy vệ sinh, tã lót hoặc quần áo;
  • Phân khô cứng, rất lớn hoặc có dạng viên tròn nhỏ.

Các dấu hiệu không phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Đau bụng hoặc đau dạ dày;
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn hoặc kéo dài thời gian ăn;
  • Thay đổi hành vi, chẳng hạn như không vui, nổi giận hoặc cáu gắt;
  • Khó chịu, bồn chồn, từ chối hoặc thắt chặt hậu môn khi đi đại tiện;
  • Cảm thấy buồn nôn.

Trong hầu hết các trường hợp, nứt kẽ hậu môn không nghiêm trọng và có thể lành trong 2 – 4 tuần. Điều quan trọng là cha mẹ cần có kế hoạch làm mềm phân cũng như hỗ trợ chữa lành vết thương ở hậu môn.

Nguyên Nhân

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có thể liên quan đến chấn thương ở ống hậu môn. Các chấn thương này thường liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Táo bón: Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nứt kẽ hậu môn ở hầu hết mọi người. Ở trẻ em, táo bón khiến phân khô cứng, khó đi và đau hơn khi đi ra khỏi hậu môn. Điều này khiến trẻ có xu hướng nhịn đi đại tiện, khiến phân khô cứng, to hơn và gây áp lực lên các mô ở hậu môn, dẫn đến vết rách.
  • Tiêu chảy nặng: Tiêu chảy mãn tính có thể gây tổn thương cơ có thắng ở hậu môn và dẫn đến các vết nứt.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Ăn không đủ lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày có thể khiến phân trở nên khô, cứng và dẫn đến rách niêm mạc hậu môn khi đi ra khỏi trực tràng.
  • Thói quen nhịn đại tiện: Một số trẻ em có thể nhịn đi đại tiện để do xu hướng ham chơi hoặc xem chương trình TV yêu thích. Ngoài ra, nếu trẻ bị đau khi đi đại tiện, trẻ cũng có xu hướng bấu chặt mông để giữ phân và tránh đau đớn khi đại tiện. Trẻ giữ phân càng lâu, phân càng cứng, to, khó ra khỏi hậu môn hơn và khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn trở nên nghiêm trọng.
  • Thiếu nước: Thiếu nước khiến phân khô cứng, dẫn đến táo bón và tăng nguy cơ hình thành các vết nứt kẽ hậu môn ở trẻ em.

Trong một số ít trường hợp, tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có thể liên quan đến một số bệnh lý và điều kiện sức khỏe khác. Các bệnh lý phổ biến dẫn đến nứt kẽ hậu môn bao gồm bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch.

Phòng ngừa

Làm mềm phân và chống táo bón là điều quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:

1. Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống

Đối với trẻ đang cải sữa và trẻ em, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau xanh, ngũ cốc và bánh mì nguyên cám, có thể hỗ trợ chống táo bón cũng như ngăn ngừa tình trạng nứt kẽ hậu môn. Một số gợi ý về cách tăng chất xơ cho trẻ bao gồm:

  • Cháo ngũ cốc nguyên cám, ít gia vị;
  • Mơ hoặc nho tươi hoặc sấy khô để ăn vặt;
  • Thêm trái cây vào bữa ăn, cắt thành các miếng nhỏ để giúp trẻ dễ ăn hơn;
  • Thêm các loại rau bổ sung vào các món ăn, bằng cách xay nhuyễn và trộn với món ăn chính;
  • Sử dụng bánh mì nguyên cám hoặc ngũ cốc nguyên hạt;
  • Thêm trái cây tươi và sữa chua để làm món tráng miệng.

Theo các chuyên gia, lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày cho trẻ em từ 2 tuổi như sau:

  • 2 – 5 tuổi: 15 g chất xơ mỗi ngày;
  • 6 – 11 tuổi: 20 g chất xơ mỗi ngày;
  • 12 – 15 tuổi: 25 g chất xơ mỗi ngày;
  • 16 tuổi trở lên: 30 g chất xơ mỗi ngày.

2. Uống đủ nước

Giữ các lần bú sữa, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước để tăng cường lượng nước trong cơ thể. Những trẻ đã cai sữa có thể sử dụng nước hoa quả pha loãng (tốt nhất là không thêm đường) hoặc các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều nước, chẳng hạn dưa hấu, dưa lưới hoặc rau cần tây, để tăng lượng nước trong cơ thể.

Đối với trẻ ăn dặm, cha mẹ có thể ninh nhừ các loại rau để ăn kèm với cơm. Điều này cũng có thể tăng cường lượng nước trong cơ thể và ngăn ngừa táo bón.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và hạn chế các lượng nước có gas để hạn chế rủi ro táo bón. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước trái cây có chứa đường fructose hoặc sorbitol để nhuận tràng (chẳng hạn như nước ép mận, lê hoặc táo).

3. Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh thường xuyên, chẳng hạn như sau khi ăn sáng hoặc trước khi đến nhà trẻ hoặc trường học. Việc luyện tập có thể mất nhiều thời gian, tuy nhiên điều này có thể giúp trẻ đi đại tiện vào một thời điểm nhất định và các rủi ro liên quan đến nứt kẽ hậu môn.

Nếu trẻ có xu hướng tránh đi đại tiện, cha mẹ nên giữ bình tĩnh hoặc khuyến khích trẻ đi vệ sinh bằng các món quà hoặc đồ vật trẻ yêu thích. Sau khi trẻ ngồi lên bồn cầu, hãy canh thời gian. Nếu trẻ không đại tiện sau 3 – 4 phút, hãy để trẻ ra khỏi nhà vệ sinh và quay lại sinh hoạt bình thường.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em bằng cách quan sát, kiểm tra hậu môn. Bác sĩ cũng có thể trao đổi với cha mẹ về các dấu hiệu cũng tiền sử bệnh lý của trẻ để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.

Thông thường, các xét nghiệm không cần thiết để chẩn đoán tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như nội soi hoặc các kiểm tra đường ruột khác.

Biện pháp điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nứt kẽ hậu môn có thể tự lành và không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần có kế hoạch chăm sóc phù hợp cũng như hỗ trợ chữa lành các tổn thương.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng cơ bản, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp làm mềm phân và làm dịu vết nứt, chẳng hạn như:

1. Giảm đau và khó chịu do nứt hậu môn

Giảm đau và khó chịu là điều cần thiết để chữa lành các tổn thương do nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Khi cơn đau được cải thiện, trẻ có thể đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh tình trạng nhịn đi đại tiện và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nứt kẽ hậu môn.

Các biện pháp giảm đau phổ biến bao gồm:

  • Thay tã thường xuyên, làm sạch và giữ khu vực hậu môn luôn khô thoáng.
  • Tắm nước ấm và ngâm hậu môn trong khoảng 15 – 20 phút mỗi lần có thể hỗ trợ giảm đau, thư giãn và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Vệ sinh hậu môn với nước hoặc vòi xịt cầm tay sau khi đi đại tiện. Tránh chà xát hoặc sử dụng giấy vệ sinh thô ráp, điều này có thể ngăn ngừa kích ứng và thúc đẩy quá trình chữa lành hậu môn.
  • Sử dụng thuốc thoa, kem hoặc thuốc mỡ có chứa chất gây tê như lidocain để giúp giảm đau. Các loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (tối đa 5 – 7 ngày) và tráo đổi với bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi.
  • Thoa dầu dừa nguyên chất lên khu vực bị tổn hương 2 – 3 lần mỗi ngày để làm dịu vết thương và bôi trơn hậu môn.
  • Cắt dọc một lá nha đam, dùng thìa cạo phần gel trong suốt bên trong, dùng thoa lên vết nứt hậu môn nhiều lần trong ngày để giảm đau.

2. Giữ phần mềm và tránh táo bón

Táo bón và phân khô cứng là nguyên nhân chính dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Do đó, giữa cho phân mềm và tránh táo bón là một trong những điều quan trọng và cần thiết khi điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em.

Để chống táo bón, người bệnh có thực hiện như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám;
  • Giữ nước để làm mềm phần và tránh mất nước trong cơ thể;
  • Hướng dẫn trẻ cách đi đại tiện khi cần thiết và tránh việc nhịn đi đại tiện;
  • Massage bụng hoặc chân cho trẻ để khuyến khích nhu động ruột và giúp trẻ đi đại tiện.

Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về các loại chất làm mềm phân hoặc bổ sung chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em, chẳng hạn như:

  • Vaseline: Vaseline với thành phần chính là dầu khoáng (Mineral oils) có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu vết nứt hậu môn. Thoa Vaseline lên vết nứt hậu môn vài lần mỗi ngày có thể hỗ trợ phục hồi vết nứt và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Thuốc mỡ chứa oxide kẽm: Oxide kẽm có thể hỗ trợ sát trùng nhẹ và phục hồi tổn thương ở niêm mạc hậu môn. Sử dụng thuốc đúng cách có thể giảm mức độ nghiêm trọng của vết nứt, hạn chế tình trạng ngứa ngáy và đau rát.
  • Paracetamol: Nếu nứt kẽ hậu môn gây đau đớn và khiến trẻ sợ đi đại tiện, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng Paracetamol để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần phải trao đổi với bác sĩ và sử dụng đúng theo liều lượng được hướng dẫn.

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể không phù hợp với trẻ nhỏ, do đó cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ.

Mặc dù thường không phổ biến, tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để chữa lành vết nứt hậu môn ở trẻ em. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được chỉ định cho trường hợp nghiêm trọng và rất hiếm khi được thực hiện.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android