Phác Đồ Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Mới Nhất (Theo Bộ Y Tế)

Tuân thủ đúng phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân bớt đau đớn và nhanh chữa lành bệnh. Hầu hết các trường hợp đều được chỉ định phác đồ chữa bệnh bằng phương pháp bảo tồn. Phẫu thuật ngoại khoa là sự lựa chọn sau cùng khi tất cả các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.

Thông tin chung về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm được định nghĩa là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu bên trong vòng sợi. Lúc này, không gian trong ống sống bị thu hẹp tạo ra sức ép lên rễ thần kinh khiến bệnh nhân bị đau lưng. Cơn đau có thể lan từ thắt lưng xuống đến các ngón chân hoặc ảnh hưởng đến cả hai tay tùy theo vị trí bị bệnh. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như tê bì chân tay, ngứa ran, châm chích dưới da nếu dây thần kinh bị chèn ép. Trường hợp nặng, bệnh nhân còn bị teo cơ, yếu liệt và đối mặt với nguy cơ bị tàn phế suốt đời.

Phác Đồ Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp là yếu tố quyết định đến hiệu quả sau cùng của mỗi bệnh nhân

Các đĩa đệm trên cột sống có thể bị thoát vị ở bất kỳ vị trí nào. Với mỗi vị trí bị ảnh hưởng, bệnh sẽ được gọi với các tên khác nhau, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. 

Các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm chủ yếu nằm trong lứa tuổi lao động tuổi từ 22 – 55. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Phổ biến nhất là tình trạng vận động sai tư thế, chấn thương ở lưng, lao động quá sức, thường xuyên khuân vác đồ nặng. Ngoài ra, người cao tuổi, người bị thoái hóa cột sống, loãng xương hay dị tật cột sống cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu có triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên sớm tới bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và lựa chọn phác đồ điều trị.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán là một bước quan trọng tạo cơ sở để bác sĩ có thể xây dựng được phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp, hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Các phương pháp chẩn đoán bệnh đang được áp dụng bao gồm:

Chẩn đoán lâm sàng:

  • Khai thác tiền sử mắc bệnh, nghề nghiệp, thói quen vận động…
  • Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng
  • Thăm khám bên ngoài cột sống hoặc khu vực bị ảnh hưởng để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh.

Đánh giá chức năng vận động:

  • Thử nghiệm chân ở tư thế duỗi thẳng hoặc giao nhau
  • Thử nghiệm phản xạ thần kinh, cảm giác
  • Bệnh nhân cũng được yêu cầu đi bộ hoặc thực hiện một số hoạt động ở cột sống để đưa ra đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm tới khả năng vận động của cơ thể.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Chụp CT scan
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp X-quang 
  • Myelogram

Chẩn đoán phân biệt:

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều triệu chứng tương đồng với các vấn đề khác về cơ xương khớp. Cần chẩn đoán phân biệt để không điều trị nhầm lẫn.

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Cần phân biệt với thoái hóa cột sống cổ, gãy xương cổ, bong gân cột sống cổ, đau thần kinh vùng chẩm – cổ, hội chứng Eagle.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Chẩn đoán phân biệt với tình trạng căng cơ, thoái hóa cột sống thắt lưng, sỏi thận, loãng xương, u ác tính ở cột sống hay viêm khớp dạng thấp

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp cho từng bệnh nhân. Những sự lựa chọn bao gồm phương pháp bảo tồn và ngoại khoa.

1. Phác đồ chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn

Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ đến trung bình và chưa có chèn ép nghiêm trọng ở dây thần kinh, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng nội khoa để bảo tồn cấu trúc của cột sống. Nếu đáp ứng tốt, các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm sau 1 – 2 tháng. Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị các triệu chứng bệnh đi kèm kết hợp tập vật lý trị liệu để giảm đau, phục hồi chức năng hoạt động cho cột sống.

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
Một số loại thuốc được chỉ định trong phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm để giảm nhẹ triệu chứng đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân

Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm:

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc thường bao gồm các loại sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Acetaminophen,… Những loại thuốc này đáp ứng tốt với các cơn đau từ nhẹ đến vừa. 
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): Chẳng hạn như Ibuprofen hay Naproxen,… Thuốc có khả năng ức chế phản ứng viêm tại vùng cột sống bị tổn thương, đồng thời giảm đau lưng và các triệu chứng đau liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Các thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau tốt nhưng cần tránh lạm dụng quá mức. Người bệnh chỉ nên dùng nhóm thuốc này trong ngắn hạn để tránh gặp phải các tác dụng phụ như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, suy thận…
  • Thuốc làm giãn cơ: Valium và Flexeril là những loại thuốc có tác dụng làm giãn cơ, giảm hiện tượng co thắt ở các cơ cạnh cột sống. Điều này cũng góp phần cải thiện cơn đau cho người bệnh và giúp cột sống vận động linh hoạt hơn.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Bệnh nhân bị thoát vị chèn dây thần kinh sẽ được chỉ định thuốc giảm đau thần kinh. Trong đó, loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất là Gabapentin, Sertralin,…
  • Tiêm Corticoid: Thuốc được tiêm ngoài màng cứng có tác dụng giảm viêm mạnh.
  • Thuốc nhóm opioid: Các thuốc chứa opioid như Codeine, hydrocodone có tác dụng giảm đau mạnh. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây nghiện kèm theo nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn. Thuốc chỉ được kê đơn khi bệnh nhân không đáp ứng được với các loại thuốc giảm đau thông thường.

– Vật lý trị liệu:

Một kế hoạch vật lý trị liệu có thể được thiết kế dành riêng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau được thực hiện nhằm mục đích kéo giãn cột sống, làm tăng sức bền cho các cơ, giảm chèn ép ở dây thần kinh, giảm đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn, đồng thời giảm đau, cải thiện và phục hồi chức năng hoạt động cho cột sống.

Các phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng gồm:

  • Kéo giãn cột sống bằng máy
  • Sóng ngắn
  • Siêu âm
  • Kích thích xung điện
  • Tia laser cường độ cao.
  • Vận động trị liệu
  • Nhiệt trị liệu
  • Trị liệu bằng nước

– Các phương pháp điều trị bổ sung:

  • Châm cứu, bấm huyệt: Phương pháp này sử dụng tay hoặc kim châm tác động lên các huyệt vị phản chiếu với vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm. Chúng có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, trừ ứ, hoạt huyết, giảm đau, giảm co thắt cơ và cải thiện chức năng vận động cho cột sống.
  • Nghỉ ngơi: Trong những ngày bị đau nhiều, bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi tại chỗ trên giường. Hạn chế các hoạt động mạnh ở cột sống. Khi cơn đau đã thuyên giảm thì có thể vận động nhẹ nhàng. Tránh nằm quá lâu gây ứ trệ khí huyết, làm mất trương lực cơ, teo cơ.
  • Chườm nóng: Phương pháp này có tác dụng làm giãn mạch, giúp thần kinh và các cơ được thư giãn, xoa dịu cơn đau lưng trên, đau lưng dưới và tăng tuần hoàn máu đến chữa lành đĩa đệm bị tổn thương.
  • Chườm lạnh: Nhiệt lạnh có tác dụng làm co mạch, giảm khả năng cảm thụ và truyền dẫn tín hiệu đau về dây thần kinh trung ương, chống phù nề, ức chế phản ứng sưng viêm ở vùng cột sống bị ảnh hưởng.
  • Mát xa: Xoa bóp nhẹ nhàng cũng có tác dụng giảm đau, chống co thắt cơ và cải thiện tính linh hoạt cho khu vực cột sống bị thoát vị đĩa đệm.
  • Tập thể dục: Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần tăng cường rèn luyện thể chất, tập thể dục hàng ngày và tham gia các hoạt động có lợi như bơi lội, đi bộ, tập yoga… Chúng có tác dụng giảm căng thẳng, xoa dịu cảm giác đau, giảm áp lực cho cột sống và dây thần kinh.
  • Điều chỉnh lối sống, tư thế vận động: Để nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nội khoa, bệnh nhân cần xây dựng một lối sống lành mạnh. Tránh lao động nặng nhọc hoặc khiêng vác vật nặng quá sức, không thay đổi tư thế một cách đột ngột.

2. Phác đồ chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp ngoại khoa

Một số trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cần được điều trị bằng phẫu thuật. Ca mổ được thực hiện nhằm mục đích cố định lại khối thoát vị về vị trí ban đầu hoặc thay thế bằng một đĩa đệm nhân tạo, đồng thời giảm áp cho rễ thần kinh.

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngoại khoa
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngoại khoa được áp dụng cho các trường hợp bị nặng, điều trị bằng phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả
Chỉ định phẫu thuật:
  • Đã điều trị nội khoa khoảng 6 tuần nhưng không có kết quả
  • Đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh ở mức độ nghiêm trọng
  • Thoát vị đĩa đệm độ 1 hoặc 2 trên phim chụp MRI và có dấu hiệu mất vững cột sống khi chụp X-quang.

Chống chỉ định:

  • Người không đủ điều kiện về sức khỏe
  • Mắc các bệnh lý toàn thân không thể tiến hành phẫu thuật.
  • Biến dạng cột sống
  • Người cao tuổi không có khả năng phục hồi tổn thương sau khi làm phẫu thuật.
  • Thoát vị đĩa đệm độ 3 trở lên có hẹp ống sống hoặc các tổn thương khác được chống chỉ định phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật:

  • Mổ hở: Một vết rạch ngoài da sẽ được tạo ra để bác sĩ dễ dàng tiếp cận được với vị trí đĩa đệm bị thoát vị, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh và sửa chữa tổn thương ở đĩa đệm.
  • Phẫu thuật nội soi: Ca mổ được thực hiện thông qua một số vết rạch nhỏ ngoài da. Bác sĩ sẽ được các dụng cụ cần thiết vào trong ống nội soi có gắn camera ở đầu và quan sát trên màn hình để làm phẫu thuật. Phương pháp này ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh và giúp người bệnh hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Giảm áp đĩa đệm qua da: Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser ( hoặc sóng cao tần) tác động trực tiếp vào phần đĩa đệm lệch ra ngoài để đốt cháy vùng tổn thương. Sau phẫu thuật, bệnh nhân bớt đau đớn và có khả năng vận động tốt hơn.

Theo dõi biến chứng và phục hồi sau phẫu thuật:

Bệnh nhân làm phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể gặp một số biến chứng như mất nhiều máu nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, rách màng bảo vệ cột sống. Khoảng 5 – 10% các trường hợp còn tái phát bệnh trở lại. Do đó, nhân viên y tế và người nhà cần chú ý theo dõi sức khỏe của bệnh nhân nhằm kịp thời phát hiện và xử lý biến chứng nếu có.

Thông thường, sau khoảng 4 tuần điều trị vết mổ đã ổn định. Bệnh nhân có thể ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cần tránh vận động mạnh, nâng tạ, cúi khom lưng hoặc ngồi trong thời gian quá lâu. Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến độ phục hồi của cột sống, đánh giá kết quả phẫu thuật và kịp thời phát hiện nếu bệnh có dấy hiệu táo phát trở lại.

Trên đây là các phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng. Để đạt được hiệu quả cao, bệnh nhân cần phối hợp tốt và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cấy Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm – Chi Phí và Điều Cần Biết

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Tác dụng chính của của...

gối cho người thoát vị đĩa đệm cổ

5 Gối Tốt Nhất Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ và Lưu ý

Lựa chọn một chiếc gối cho người thoát vị đĩa đệm cổ phù hợp có tham gia trực tiếp vào...

Thoát Vị Đĩa Đệm Chèn Dây Thần Kinh Nguy Hiểm Không?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy cơ phát sinh biến chứng rất cao, gây ảnh hưởng...

Thoái Hóa Đĩa Đệm Là Gì? Có Nguy Hiểm? Cách Điều Trị

Thoái hóa đĩa đệm là bệnh lý chỉ hiện tượng hao mòn diễn ra ở phần đĩa đệm nằm giữa...

Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Quan Hệ Được Không? Các Tư Thế

Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức ở vùng thắt lưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, giảm...

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Gym Không? Cần Lưu Ý Gì?

Tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm có tác dụng phục hồi tổn thương tại cột sống, giảm đau...

đai đeo thoát vị đĩa đệm của Nhật

5 Đai Đeo Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Tốt Nhất Ở Nước Ta

Các dòng đai đeo thoát vị đĩa đệm của Nhật cũng được người dùng đánh giá cao vì đem đến...

gối kê lưng thoát vị đĩa đệm

Top 5 Gối Kê Lưng Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất và Cách Dùng

Gối kê lưng thoát vị đĩa đệm sẽ giúp việc nằm hay ngồi của của người bệnh dễ chịu thoải...