RBC Trong Máu Là Gì?

  • RBC là viết tắt của Red Blood Cell là số lượng hồng cầu trong máu
  • Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là một thông số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe. 
  • Chỉ số RBC bình thường ở nam giới là 4,7-6,1 triệu tế bào/μL và ở nữ giới là 4.2-5,4 triệu tế bào/μL.
  • Chỉ số RBC cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

RBC trong máu là gì?

Đây là viết tắt của từ Red Blood Cell, tức là số lượng hồng cầu trong máu. Đó là thành phần chính, đồng thời chiếm số lượng lớn trong các tế bào máu. Đối với hoạt động sống của con người, hồng cầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Nhờ có hồng cầu nên máu huyết của chúng ta mang màu đỏ. Red Blood Cell đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đưa đến các mô tế bào, sau đó lại đưa khí CO2 từ tế bào mô tới phổi để cơ thể đào thải ra ngoài.

Xét nghiệm RBC dùng để làm gì?

Số lượng hồng cầu cao hơn hoặc thấp hơn bình thường thường là dấu hiệu cơ thể đang mắc bệnh. Vì vậy, xét nghiệm có thể cho biết tình trạng để có biện pháp điều trị kịp thời. Xét nghiệm RBC được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn hồng cầu, chẳng hạn như thiếu máu. 

Xét nghiệm RBC trong máu
Xét nghiệm RBC trong máu

Chỉ số RBC bao nhiêu được coi là bình thường?

Chỉ số RBC được đo bằng số tế bào trên mỗi microliter (µL). Chỉ số bình thường của RBC khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính khi sinh.

Mức RBC bình thường (million cells/µL)1
Nữ giới trưởng thành 4.2 – 5.4
Nam giới trưởng thành 4.7 – 6.1
Trẻ em từ 1 – 18 tuổi 4.0 – 5.5
Trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng 3.5 – 5.2
Trẻ sơ sinh từ 2 – 6 tháng 3.5 – 5.5
Trẻ sơ sinh từ 2 – 8 tuần 4.0 – 6.0
Trẻ vừa sinh ra 4.8 – 7.1

Những phạm vi này có thể khác nhau tùy thuộc vào phòng thí nghiệm. Phạm vi cũng có thể khác nhau đối với những người đang mang thai.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là hạng mục thường quy, bạn nên được kiểm tra định kỳ để xác định tình hình sức khỏe. Khi có bất thường liên quan tới chỉ số máu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện nhiều nghiệm pháp chuyên sâu hơn nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý và lên phác đồ điều trị.

Triệu chứng bất thường của chỉ số RBC

Các biểu hiện khi chỉ số RBC quá thấp (số lượng hồng cầu thấp) bao gồm: 

  • Yếu ớt
  • Mệt mỏi
  • Da nhợt nhạt
  • Tim đập loạn nhịp

Các biểu hiện khi chỉ số RBC quá cao là:

  • Đau đầu
  • chóng mặt
  • Vấn đề về thị lực

Xét nghiệm RBC được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm RBC có thể được thực hiện đơn giản tại các phòng khám.Các bước thực hiện gồm:

  • Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch của người xét nghiệm
  • Làm sạch khu vực lấy máu
  • Quấn dây garo quanh cánh tay để dễ thấy tĩnh mạch
  • Nhẹ nhàng đưa kim vào tĩnh mạch để lấy máu vào lọ 
  • Tháo kim và dây thun ra khỏi cánh tay

Sau khi lấy mẫu máu, bác sĩ sẽ gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Cách lấy máu xét nghiệm RBC
Cách lấy máu xét nghiệm RBC

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm RBC?

Thông thường, không có yêu cầu đặc biệt cần chuẩn bị gì. Tuy nhiên, bạn nên thông báo với bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê hơn. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ cho bạn biết về các yêu cầu cần thiết nào khác (nếu có).

Rbc tăng cho biết điều gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi số lượng hồng cầu trong máu tăng cao hơn mức tiêu chuẩn thì bạn có nguy cơ gặp các vấn đề sau đây:

  • Bị mất nước.
  • Bệnh tim
  • Đi ngoài hoặc nôn nhiều.
  • Bị bệnh đa hồng cầu thực.
  • Bị rối loạn tuần hoàn ở tim, phổi.
  • Thiếu oxy trong máu.

Lưu ý: Những yếu tố như đặc thù môi trường sống ở vùng cao hoặc đặc thù nghề nghiệp phải vận động nhiều như vận động viên, người sử dụng thuốc kích thích… có thể khiến Rbc tăng cao.

Cách điều trị:

  • Nếu số lượng hồng cầu tăng quá cao, bác sĩ có thể dùng liệu pháp trích máu tĩnh mạch. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ một lượng máu lớn khỏi cơ thể để giảm bớt số lượng hồng cầu. 
  • Nếu trích máu tĩnh mạch không hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc hydroxyurea (Hydrea hoặc Droxia) để giảm số lượng hồng trong máu. Người bệnh cũng có thể cần dùng aspirin để điều trị các cục máu đông.

RBC giảm có ý nghĩa gì?

Các bác sĩ cho biết tình trạng này thường gặp ở các đối tượng sau:

  • Người cao tuổi.
  • Chị em mang bầu.
  • Người bị bệnh ung thư.
  • Bệnh nhân suy tủy.
  • Người bị thấp khớp cấp.
  • Người bị bệnh thận.

Bên cạnh đó, chỉ số Rbc trong máu cũng giảm hơn mức bình thường khi bạn bị mất máu do xuất huyết dạ dày, tá tràng, bị thiếu máu hoặc thiếu sắt, cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B12…

Việc điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu của bạn.

  • Thiếu sắt: có thể bổ sung sắt hoặc truyền sắt qua tĩnh mạch. 
  • Thiếu vitamin: có thể uống bổ sung vitamin. 
  • Suy tủy xương: Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc điều trị. Nếu sử dụng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân có thể cần ghép tủy xương
  • Mất máu: Bác sĩ sẽ truyền máu để làm tăng lượng hồng cầu trong cơ thể.

Xét nghiệm Rbc là một cách giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh liên quan đến máu. Ngoài ra, trong kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn cũng nên làm xét nghiệm này để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android