Rò Hậu Môn Ở Trẻ Sơ Sinh

Triệu chứng và nguyên nhân

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, dẫn đến đau đớn, khó chịu. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng kéo dài và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Định nghĩa

Ống hậu môn là phần cuối của đường ruột, bao gồm trực tràng và hậu môn. Rò hậu môn xảy ra khi có một đường nối bất thường ở ống hậu môn đến vùng da xung quanh hậu môn. Rò hậu môn cũng có thể hình thành từ ống hậu môn nối với các cơ quan khác trên cơ thể, chẳng hạn như ống tiết niệu hoặc âm đạo.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể là bẩm sinh, tức là trẻ sinh ra đã bị rò hậu môn. Các triệu chứng thường được biểu hiện khi trẻ được 7 – 10 ngày tuổi. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng xảy ra do nhiễm trùng hoặc áp xe hậu môn. Chấn thương hậu môn, các phẫu thuật khác hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh Crohn, cũng có thể dẫn đến rò hậu môn.

Theo ước tính, có khoảng 80% các trường hợp trẻ bị rò hậu môn trước khi được một tuổi. Trong một số trường hợp, rò hậu môn có thể xảy ra khi vùng da ở hậu môn trẻ bị tổn thương, dẫn đến áp xe và gây rò hậu môn. Bên cạnh đó, phân, mồ hôi cũng như các chất dịch cơ thể khác, cũng có thể góp phần dẫn đến tình trạng này. Do đó, nếu nhận thấy có máu trong phân hoặc khi thay tã cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, cha mẹ cần có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp để đảm bảo quá trình tăng trưởng của trẻ.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh được phân loại dựa trên mức độ và vị trí rò, chẳng hạn như:

Dựa vào đặc điểm và mức độ rò hậu môn:

  • Rò hoàn toàn: Đây là tình trạng xuất hiện một đường rò hậu môn hoàn toàn từ bên trong hậu môn đến vùng da bên ngoài.
  • Rò không hoàn toàn: Đây là hiện tượng đường rò chỉ có một lỗ, có thể nằm ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
  • Rò phức tạp: Đây là dạng rò hậu môn phức tạp, có nhiều đường ngoằn ngoèo và xuất hiện nhiều lỗ thông ra bên ngoài.
  • Rò đơn giản: Đây là tình trạng rò hậu môn theo đường thẳng, ngắn, không có nhiều đường rẽ và lỗ thông.

Dựa vào vị trí đường rò hậu môn khi so sánh với cơ thắt hậu môn:

  • Rò bên trong cơ thắt (rò nông);
  • Rò bên ngoài cơ thắt (rò trên cơ thắt);
  • Rò qua cơ thắt.

Hình ảnh

Triệu chứng

Các triệu chứng phổ biên khi bị rò hậu môn bao gồm:

  • Trẻ bị đau ở trực tràng hoặc hậu môn, dẫn đến quấy khóc hoặc từ chối đi đại tiện;
  • Tiết dịch ở hậu môn, dịch có thể chứa mủ, máu và có mùi hôi;
  • Đi đại tiện ra máu;
  • Có vấn đề về đường tiết niệu.

Nếu rò hậu môn ở trẻ sơ sinh liên quan đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể không thoát ra ngoài, dẫn đến hình thành mủ, được gọi là áp xe. Nhiễm trùng hoặc áp xe có thể dẫn đến đỏ, sưng, nóng rát và đau đớn ở hậu môn. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sốt.

Nếu rò hậu môn là do bệnh Crohn gây ra, lỗ rò có thể phản ứng với các loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Do đó, các triệu chứng thường được cải thiện khi trẻ được điều trị đúng cách.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thường không thể tự lành và không có thuốc được chỉ định để điều trị tình trạng này. Do đó, trẻ cần được phẫu thuật kịp lúc để tránh các rủi ro liên quan. Loại phẫu thuật cũng như thời gian thực hiện được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, điều quan trọng là đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Nguyên Nhân

Hầu hết các trường hợp rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là do các tuyến ở hậu môn bị tắc nghẽn và dẫn đến áp xe. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Rò hậu môn bẩm sinh, xảy ra khi trẻ có cấu trúc ở khoang hậu môn bất thường. Các dấu hiệu thường xuất hiện sớm nhất khi trẻ được 7 – 10 ngày tuổi.
  • Áp xe hậu môn không được điều trị phù hợp. Điều này có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như liên cầu Streptococcus, vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao Mycobacterium hoặc tụ cầu Staphylococcus và dẫn đến rò hậu môn.

Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý hoặc rối loạn sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Táo bón: Táo bón ở trẻ sơ sinh thường không phổ biến, tuy nhiên tình trạng có thể gây rối loạn nhu động ruột, khiến bé đi đại tiện ít hơn. Khi bị táo bón, phân thường rất khô, cứng, điều này có thể gây rách, nứt hậu môn khi đi đại tiện và tăng nguy cơ rò hậu môn.
  • Bệnh Crohn: Đây là một bệnh viêm ruột khiến hệ tiêu hóa bị sưng và kích thích. Các triệu chứng bệnh thường bao gồm đau bụng, tiêu chảy, giảm cân và chảy máu trực tràng. Bệnh Crohn là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến rò hậu môn ở trẻ sơ sinh.
  • Nứt kẽ hậu môn: Nếu không được chăm sóc phù hợp, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các nứt ở hậu môn, dẫn đến nhiễm trùng và gây rò hậu môn.

Bên cạnh đó, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy ra nếu:

  • Không vệ sinh hậu môn sạch sẽ;
  • Trẻ bị bệnh táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy kéo dài;
  • Không được thay tã lót thường xuyên.

Biến chứng

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên rò hậu môn không tự khỏi cũng như cần được điều trị y tế phù hợp để tránh các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan và dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Cụ thể rò hậu môn ở trẻ sinh có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng lây lan: Biến chứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh bị rò hậu môn là nhiễm trùng lây lan sang các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như vùng da xung quanh hậu môn. Các biểu hiện bao gồm sưng tấy ở hậu môn, các lỗ rò lở loét, chảy mủ hoặc máu và có mùi hôi. Điều này có thể khó chịu, quấy khóc hoặc kém năng động hơn.
  • Tăng nguy cơ hình thành đường rò phức tạp: Nếu không được điều trị, rò hậu môn có thể làm tăng nguy cơ hình thành các đường rò phức tạp. Điều này có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị cũng như chăm sóc vết thường và tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý hậu môn trực tràng khác.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Nếu không được điều trị, rò hậu môn có thể phát triển các đường rò phức tạp, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây suy giảm hệ thống miễn dịch miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng mãn tính và tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư ở trực tràng – hậu môn.

Phòng ngừa

Ở trẻ sơ sinh, cách phòng ngừa rò hậu môn chủ yếu là thay tã thường xuyên và giữ vùng hậu môn luôn sạch sẽ, khô thoáng. Nên thay tã cho trẻ ngay khi tã ướt hoặc bẩn. Ngoài ra, vệ sinh hậu môn bằng khăn ấm và để hậu môn khô thoáng trước khi mặc tã mới.

Trong trường hợp trẻ được chẩn đoán bệnh Crohn, nứt kẽ hậu môn hoặc bệnh trĩ, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp chăm sóc phù hợp.

Ngoài ra, để tránh các rủi ro không mong muốn, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:

  • Sốt;
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện;
  • Phân có tính chất bất thường, chẳng hạn như có máu, chất nhầy hoặc vón cục như phân thỏ;
  • Tiết dịch, chảy máu hoặc mủ ở hậu môn;
  • Hậu môn sưng đỏ, tích tụ máu;
  • Đau bụng hoặc sưng bụng;
  • Quấy khóc hoặc né tránh nhu cầu đại tiện;
  • Nôn mửa.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Bác sĩ có thể kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn để phát hiện lỗ rò hoặc đường rò trên da. Sau đó bác sĩ sẽ cố gắng xác định độ sâu và hướng đi của đường rò để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Trong một số trường hợp các lỗ rò không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như:

  • Nội soi, trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một công cụ đặc biệt để quan sát bên trong hậu môn và trực tràng.
  • Siêu âm hoặc chụp MRI vùng hậu môn để xác định các đường rò và hướng di chuyển.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm bổ sung để xác định các nguyên nhân liên quan, chẳng hạn như bệnh Crohn. Các xét nghiệm này bao gồm chụp X – quang, xét nghiệm máu hoặc nội soi đại tràng.

Biện pháp điều trị

Rò hậu môn thường cần được phẫu thuật để điều trị và tránh các nguy cơ liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cha mẹ cần có kế hoạch tự chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Sau khi xác định vị trí và đường đi của rò hậu môn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị. Loại phẫu thuật phụ thuộc vào loại đường rò và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bên cạnh đó, đôi khi trẻ có thể cần thực hiện nhiều hơn một cuộc phẫu thuật để chữa lành đường rò hậu môn.

Các kỹ thuật phẫu thuật rò hậu môn bao gồm:

  • Cắt lỗ rò: Cắt đường rò là phẫu thuật phổ biến được sử dụng để điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh. Các bác sĩ có thể thực hiện một đường cắt dọc theo chiều dài của đường rò, sau đó tiến hành thoát nước và làm sạch. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cắt một phần nhỏ của cơ thắt hậu môn để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Kỹ thuật đặt seton: Bác sĩ phẫu thuật có thể chèn một seton vào đường rò nếu đường rò đi qua cơ thắt hậu môn. Đường rò sau đó sẽ được để mở nhằm mục đích thoát nước và chất dịch ra ngoài.
  • Kỹ thuật flap: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ cắt một phần da hoặc mô ở trực tràng để che lỗ rò hậu môn. Kỹ thuật này có thể điều trị rò hậu môn mà không cần cắt cơ thắt hậu môn.
  • Thủ tục LIFT: Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một đường gần đường rò và di chuyển các cơ ra xa nhau. Sau đó bịt kín hai đầu của đường rò và làm phẳng. Thủ thuật này có thể điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh mà không gây tổn thương cơ thắt hậu môn.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Sau phẫu thuật, trẻ có thể được kê các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh để cải thiện các triệu chứng. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Theo dõi vết mổ để xác định dấu hiệu nhiễm trùng và có kế hoạch xử lý phù hợp;
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm 5 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày để giảm đau;
  • Sử dụng miếng đệm hậu môn để giảm đau và kích ứng đến hậu môn trong suốt quá trình chữa lành;
  • Trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm làm mềm phân hoặc chất bổ sung cần thiết;
  • Nếu trẻ đã ăn dặm, có thể cho trẻ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để làm mềm phân;
  • Làm sạch vùng da xung quanh hậu môn với nước ấm và xà phòng không kích ứng. Nhẹ nhàng lau khô hậu môn với khăn giấy dành cho trẻ em và tránh chà xát để rút ngắn thời gian hồi phục.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android