Sưng Mí Mắt Dưới

Cơ bản

Bị sưng mí mắt dưới bệnh gì, có nguy hiểm hay không là vấn đề khiến nhiều người trăn trở. Đây có thể là tình trạng mí mắt đang bị viêm nhiễm, tụ dịch vùng mô liên kết. Người bệnh thấy sưng, đau, cộm, khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Những thông tin trong bài viết sau sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về hiện tượng này.

Định nghĩa

Sưng mí mắt dưới là tình trạng mí mặt bên dưới bị phù do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơ chế chính gây ra hiện tượng này là do sự tích tụ dịch trong mô liên kết hoặc do viêm nhiễm. Mí mắt dưới bị sưng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ sưng và đau.

Một số trường hợp xuất hiện thêm các biểu hiện đi kèm như ngứa, rát mí, dẫn tới tầm nhìn bị cản trở. Mức độ nặng có thể khiến người mắc không thể mở hết mắt. Quá trình và phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, đồng thời phải được đưa ra bởi các bác sĩ chuyên khoa sau khi đã thăm khám kỹ lưỡng.

Giải đáp câu hỏi sưng mí mắt là bệnh gì, dấu hiệu ra sao, bác sĩ chuyên khoa cho biết bên cạnh biểu hiện mắt bị sưng ở mí dưới, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Mắt bị kích ứng như ngứa, khó chịu.
  • Cảm giác mắt nhạy cảm với ánh sáng hơn.
  • Thường xuyên bị chảy nước mắt do quá trình sản xuất nước mắt nhiều hơn.
  • Sưng mí quá nhiều khiến tầm nhìn bị cản trở.
  • Hiện tượng mí mắt bị đỏ.
  • Một số người kèm theo dấu hiệu chảy dịch mắt, mí mắt bong hoặc khô.
  • Khi mí mắt bị sưng, đau do nhiễm trùng, người bệnh cảm thấy đau và khó chịu hơn.

Trường hợp mí mắt dưới bị sưng không nguy hiểm, thường chỉ gây khó chịu, tự mất đi trong khoảng 1 ngày. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian, hiện tượng sưng không thuyên giảm và kèm theo biểu hiện bất thường thì cần phải thăm khám càng sớm càng tốt.

Thậm chí, sưng mí mắt dưới do nguyên nhân bệnh lý còn có thể khiến mắt bạn bị tổn thương dẫn tới suy giảm thị lực vĩnh viễn. Vì thế, việc thăm khám là hết sức cần thiết nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Nguyên nhân

Bị sưng mí mắt dưới do nguyên nhân nào là vấn đề rất nhiều người muốn biết. Bác sĩ chuyên khoa cho biết có rất nhiều yếu tố khiến mắt bị sưng mí dưới. Hầu hết trong số đó là vô hại tuy nhiên một số ít có thể để lại tình trạng nghiêm trọng. Dưới đây là tổng hợp chi tiết những nguyên nhân phổ biến nhất.

Nguyên nhân không đáng ngại

Các nguyên nhân không đáng ngại gây ra tình trạng sưng mí mắt dưới và đau bao gồm: Vấn đề dị ứng, kiệt sức hoặc khóc quá nhiều,... chi tiết như sau:

  • Do dị ứng: Khi bị sưng mí mắt dưới và đau kèm theo đỏ, ngứa, chảy nước mắt liên tục thì rất có thể bạn đã bị dị ứng. Thủ phạm gây ra tình trạng này tồn tại rất nhiều trong môi trường sống, trong đó có thể kể tới lông chó mèo, phấn hoa, mỹ phẩm.
  • Khóc: Khi khóc, máu có thể tăng cường tới vùng mô xung quanh mắt, vì thế nếu bạn khóc quá nhiều sẽ làm vỡ mao mạch quanh mắt, khiến mí mắt sưng kèm đỏ, mỏi, nhức.
  • Kiệt sức: Mệt mỏi, kiệt sức với sự giữ nước các mô ở mắt sẽ khiến mí mắt bị sưng to sau một thời gian.

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân không đáng ngại, mắt bị sưng mí dưới và đau còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý, trong đó có thể kể tới:

  • Lẹo mắt: Đây là bệnh nhiễm trùng ở tuyến chân lông mi, gây viêm cấp tính. Bên cạnh đó, lẹo cũng có thể xuất hiện bên trong mí do tuyến dầu đang bị nhiễm trùng. Ban đầu lẹo chỉ sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, hiện cục rắn hình hạt gạo, sẽ mưng mủ và vỡ sau 3 đến 4 ngày.
  • Chắp mắt: Lên chắp mắt do sưng dạng u hạt mãn tính tuyến Mebomius ở trong mắt. Ngoài việc gây ra các nốt đỏ dưới mi và rắn như hạt đậu, lên chắp còn khiến mặt bên trong của mi sưng, gây đau. Sau khi lên hạt một vài ngày thì những chắp này sẽ xẹp thành cục tròn, không gây đau và lớn dần.
  • Viêm mí mắt: Hiện tượng gây ra bởi vi khuẩn tấn công trong và xung quanh mắt khiến mí bị nhờn, có vảy kèm theo sưng và viêm.
  • Viêm mô tế bào hốc mắt: Căn bệnh gây viêm sâu mô mí mắt, khiến người bệnh bị sưng bên dưới mí mắt kèm theo đau nhức khó chịu.
  • Bệnh Grave: Đây là một rối loạn nội tiết có thể kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức. Trong khi tuyến giáp có tác dụng sản sinh ra các chất chống nhiễm trùng trong mắt. Những chất kháng thể là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng viêm sưng mí mắt.
  • Bệnh Herpes mắt: Herpes mắt xảy ra do sự xâm nhập, tấn công của virus Herpes ở trong hoặc xung quanh mắt. Dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này là xuất hiện nhiều mụn nhỏ li ti, đỏ, sưng ở mí mắt. Thoạt nhìn có thể nhầm với chứng đau mắt đỏ, tuy nhiên nếu quan sát kỹ sẽ thấy sự khác biệt. Bệnh Herpes mắt là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em bị sưng mí mắt dưới.
  • Do tắc tuyến lệ: Tuyến lệ bị tắc làm nước mắt không thể chảy ra ngoài khiến mí mắt bị đỏ, đau. Đa số tình trạng tắc tuyến lệ không gây hại cho sức khỏe nhưng có thể gây khó chịu.
  • Đau mắt đỏ: Sưng mí mắt dưới là bệnh gì, khi có biểu hiện này rất có thể bạn đang bị đau mắt đỏ hay còn gọi là chứng viêm kết mạc. Biểu hiện cụ thể khi bạn mắc bệnh là mắt hồng, đỏ, kèm theo mí mắt ngứa, sưng đau.

Chẩn đoán

Biện pháp nào giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng sưng mí mắt dưới là vấn đề nhiều người quan tâm. Lời khuyên khi thấy xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Khi ấy bạn sẽ được kiểm tra, hỏi về biểu hiện, lấy mẫu dịch để xem có vi khuẩn hoặc nấm hay không.

Đối với trường hợp nghi ngờ bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm liên quan. Nếu bạn bị nghi ngờ mắc bệnh Grave sẽ phải làm xét nghiệm để xác định và chẩn đoán chính xác bệnh này. Ngoài ra, bạn có thể phải thực hiện siêu âm, CT scan, chụp MRI hoặc sinh thiết tuyến giáp nếu như bác sĩ nghi ngờ các vấn đề về tuyến giáp.

Điều trị

Khi mí mắt dưới bị sưng có mủ hay không, kéo dài quá 1 ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện điều trị. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây bệnh. Với đối tượng bị sưng mí mắt dưới do khóc hoặc kiệt sức thông thường chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi.

Đối với trường hợp bị sưng mí mắt dưới do dị ứng, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamine hoặc một số thuốc dị ứng dạng uống khác. Các tình trạng nghiêm trọng hơn có thể được dùng thuốc steroid để giảm viêm.

Toàn bộ chỉ định điều trị và dùng thuốc cần phải tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là tổng hợp chi tiết các phương pháp điều trị có thể được thực hiện khi bạn không may bị sưng vùng mí mắt ở dưới.

Phương pháp dùng khăn ấm chườm mắt

Đây là cách điều trị đơn giản, thường được áp dụng với những trường hợp mí mắt dưới bị sưng do nguyên nhân không đáng ngại. Thực hiện đơn giản, nhanh chóng, ngay tại nhà, phương pháp nên được làm ngay sau khi thấy cộm hoặc khó chịu ở mắt.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần một chiếc khăn sạch, sau đó đem đi thấm nước ấm rồi vắt kiệt nước.
  • Sử dụng khăn ấm chườm lên vùng mi mắt bị sưng trong khoảng thời gian 1 phút.
  • Chườm khăn ấm liên tục khoảng 4 lần, lưu ý khăn luôn giữ được độ ấm để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên khăn cũng không nên quá nóng để hạn chế ảnh hưởng tới vùng mắt.

Chườm mí mắt bằng gạc ấm có thể khiến lớp vảy hoặc mảnh vụn tại khu vực viêm bị bong ra. Phương pháp này được đánh giá rất hiệu quả để làm sạch tuyến nhờn, đồng thời giúp phòng tránh tình trạng chất nhầy tiết ra quá nhiều trong mí mắt.

Tẩy tế bào chết vùng mí mắt điều trị sưng mí mắt dưới

Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn sạch, gạc và bông gòn. Tất cả những vật dụng trên đem ngâm vào nước ấm, sau đó chà nhẹ lên trên bờ mi trong khoảng thời gian 15 giây rồi dừng lại. Bạn nên áp dụng cách làm này mỗi ngày 3 đến 4 lần để đạt được hiệu quả cao nhất. Trường hợp được bác sĩ chỉ định, bạn có thể sử dụng thêm xà bông tắm của trẻ sơ sinh.

Phương pháp sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Biện pháp thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi sưng mí mắt dưới xuất hiện do yếu tố bệnh lý. Khi ấy, một số loại thuốc dạng mỡ có chứa kháng sinh sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn người bệnh sử dụng. Loại thuốc và tần suất, liều lượng sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.

Cách áp dụng hết sức đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh tay thật sạch. Sau đó dùng bông tăm để lấy lượng nhỏ thuốc, bôi lên trên bề mặt da đang bị viêm. Nên thoa thuốc trước khi đi ngủ để hạn chế việc chớp mắt ảnh hưởng đến độ thẩm thấu của thuốc.

Phòng ngừa

Bên cạnh nắm vững những thông tin, kiến thức liên quan tới chứng sưng mí mắt dưới, bạn nên thực hiện một số biện pháp giúp phòng tránh tình trạng này. Các biện pháp được chuyên gia khuyến cáo bao gồm:

  • Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị sưng mí mắt dưới do dị ứng, hãy cố gắng tránh xa các dị nguyên kích hoạt dị ứng.
  • Chị em nên chọn lựa các sản phẩm trang điểm, mỹ phẩm an toàn, tránh tình trạng dị ứng. Tốt nhất nên thử dùng sản phẩm làm đẹp ở cổ tay trước khi dùng trên da mặt.
  • Nếu bạn đang sử dụng kính áp tròng, đừng quên vệ sinh kính đúng cách để hạn chế  nhiễm trùng tới mắt.
  • Khi đi ngoài nắng nên sử dụng kính râm hoặc các biện pháp bảo vệ mắt khác để tránh tình trạng tổn thương.
  • Nên tập bỏ thói quen dụi mắt.
  • Nghỉ ngơi đúng, đủ giấc để mắt có thời gian thư giãn, nên hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính hay xem tivi.
  • Thực hiện thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm nhất các vấn đề liên quan, từ đó có biện pháp xử trí kịp thời, nhanh chóng.

Sưng mí mắt dưới có thể xuất phát từ nguyên nhân không đáng ngại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Vì thế, bạn nên tới khám tại các cơ sở y tế để phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android