Suy thận

Triệu chứng và nguyên nhân

Suy thận là một hội chứng tương đối ít gặp trên lâm sàng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh gây nên ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vậy suy thận là gì? suy thận có phục hồi được không? Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh học trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa

Suy thận tính là tình trạng suy giảm chức năng hoặc mất hẳn chức năng thận tạm thời. Hội chứng này làm giảm mức lọc cầu thận một cách đột ngột và nhanh chóng.

Chỉ trong vòng từ vài giờ đến vài ngày, hội chứng này có thể làm rối loạn nước, điện giải, mất cân bằng kiềm toan và gây tích tụ các sản phẩm chuyển hóa trong cơ thể.

Hội chứng suy thận bệnh học được đặt ra khi:

  • Tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh > 42,5 mmol/l trong khoảng 24 – 48 giờ so với creatinin nền nếu nồng độ creatinin nền của bệnh nhân < 221 mmol/l.
  • Hoặc tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh >20% trong khoảng 24 – 48 giờ với creatinin nền nếu nồng độ creatinin nền của bệnh nhân > 221 mmol/l.

Bệnh nhân mắc suy thận thường có khả năng hồi phục khá cao nếu thận còn đảm nhiệm được các chức năng nội tại của nó. Vì đây là tình trạng suy giảm chức năng tạm thời, nên bệnh cũng có thể biến mất hoàn toàn và chức năng thận có thể hồi phục ngay chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần.

Tuy vậy, cần phải tính đến những yếu tố tác động làm nặng lên tình trạng bệnh như: các bệnh lý nền, tuổi tác, cơ địa suy yếu, kết hợp với tình trạng suy đa tạng, điều kiện điều trị (thẩm phân, dinh dưỡng) và kinh nghiệm của đội ngũ y khoa.

Do vậy, nếu bệnh nhân có sức đề kháng tốt, một bệnh lý nền không đáng lo ngại hay không gặp vấn đề nào khác thì suy thận có thể được chữa khỏi nhanh chóng.

Hình ảnh

Biến chứng

Suy thận sẽ tiến triển theo từng giai đoạn, thời gian tiến triển của mỗi giai đoạn sẽ phụ thuộc vào cơ địa, nguyên nhân gây bệnh. Khi bước sang giai đoạn vô niệu, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái rối loạn nước, điện giải, phù thân, thăng bằng toan kiềm,… có thể phù nề toàn thân và nguy cơ tràn dịch đa màng cũng rất cao.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu không kiểm soát, gây rối loạn nhịp tim và nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.

Phòng ngừa

Đối với những bệnh nhân bị suy thận, để bảo tồn được chức năng thận và dự phòng các biến chứng thì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh có các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, suy tim,… cần nắm vững kiến thức về bệnh suy thận và mạn tính cũng như các biến chứng thường xảy ra để phát hiện sớm.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị, tránh sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm dài ngày, nhất là nhóm thuốc chống viêm không steroid như acetaminophen, diclofenac, ibuprofen và naproxen để giảm tải áp lực cho thận.
  • Kiểm soát cân nặng, đối với trường hợp thừa cân hoặc béo phì, cần có các biện pháp khoa học để giảm thiểu cân nặng về mức hợp lý.
  • Những trường hợp có nguy cơ cao như nhóm đối tượng người cao tuổi, người có bệnh lý nền trên thận và bệnh nhân sau phẫu thuật cần có các biện pháp dự phòng suy thận.
  • Theo dõi đường huyết và huyết áp hàng ngày, nếu có những thay đổi khác thường cần liên hệ với chuyên gia để có những chỉ định phù hợp.
  • Người bệnh có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động thường xuyên khoa học; tránh mất sức và mệt mỏi kéo dài.
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn điều trị của bác sĩ và nên thăm khám sức khỏe định kỳ và tái khám theo đúng lịch hẹn.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Tùy vào thể bệnh, phương pháp điều trị cũng được chỉ định khác nhau.

Điều trị suy thận cấp chức năng

  • Xử trí nguyên nhân: cầm máu, truyền hồng cầu và bù dịch muối đẳng trương để tránh mất dịch điện giải.
  • Điều trị các yếu tố nguy cơ: dừng hẳn hoặc giảm liều đối với các thuốc độc với thận, các thuốc làm giảm tưới máu đến thận,…

Điều trị suy thận cấp sau thận

Đối với trường hợp tắc cơ học thì cần nhanh chóng can thiệp nội soi hoặc mổ lấy sỏi giải phóng tắc nghẽn càng sớm càng tốt.

Điều trị suy thận cấp thực tổn

Mục đích của phác đồ điều trị chính vẫn là kiểm soát yếu tố nguy cơ và điều trị nguyên nhân.

Kiểm soát huyết động

  • Đảm bảo tích tuần hoàn bằng cách tiêm dobutamin và/hoặc noradrenalin.
  • Tăng thể tích tuần hoàn, giảm tình trạng phù bằng các thuốc lợi tiểu quai furosemid tiêm đường tĩnh mạch.
  • Giảm huyết áp trong sốc: sử dụng các thuốc vận mạch nếu sốc nhiễm khuẩn không đáp ứng với bù dịch và thuốc tăng cung lượng tim trong sốc tim.

Điều trị các biến chứng

  • Tăng kali máu về mức cho phép (5,5 – 6,5 mmol/l), toan chuyển hóa nặng pH < 7,2.
  • Trường hợp xấu cần chạy thận nhân tạo để loại bỏ chất độc ra khỏi máu.
  • Điều trị suy thận cấp vô cùng phức tạp và phụ thuộc nhiều và từng thể trạng bệnh. Do vậy, bệnh nhân được chẩn đoán suy thận cấp cần trao đổi kỹ với bác sĩ về phác đồ điều trị bệnh của chính mình. Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị để đảm bảo kiểm soát và chữa trị hiệu quả.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Song song với một phác đồ điều trị hợp lý thì một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng giúp bệnh nhân nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Người bệnh nên ăn gì?

Để xây dựng được khẩu phần ăn khoa học, người bệnh nên nắm chắc các nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ một chế độ ăn dưới 25g đạm/ngày. Những loại đạm thường dùng cần có đủ các acid amin cần thiết nhưng phải hạn chế được lượng natri, phospho hấp thụ vào cơ thể. Cụ thể như các loại thịt trắng, cá, trứng, sữa chỉ nên chiếm khoảng 50% lượng đạm của khẩu phần ăn.
  • Điều chỉnh chế độ ăn đáp ứng đầy đủ năng lượng: Do bệnh nhân suy thận cấp cần kiểm soát lượng đạm nên nhóm thực phẩm khác hấp thụ vào cơ thể phải có giá trị năng lượng cao. Nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, miến dong,… thay cho gạo trắng, giàu năng lượng nhưng lại ít đạm.
  • Tăng cường các loại rau quả cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin C, Fe, axit folic để tạo máu. Ví dụ như bí đỏ, súp lơ, bí xanh, cần ta, su su, đu đủ xanh.
  • Đảm bảo lượng muối ăn hàng ngày trong khoảng 2- 3g/người. Tăng thực phẩm giàu canxi như cá biển, tôm,…

Người bệnh nên kiêng gì?

Bên cạnh nhóm thực phẩm nên tăng cường trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh suy thận cũng nên lưu ý hạn chế và loại bỏ hẳn một số nhóm thực phẩm như sau:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều muối như: cá khô, dưa muối mặn, thịt hun khói, các loại rau quả chế biến sẵn, thịt cá đóng hộp… Do khi ăn nhóm thực này, không thể kiểm soát được lượng muối hấp thu vào cơ thể.
  • Để giảm tải áp lực cho thận, việc hạn chế những thực phẩm giàu kali và phosphat cũng là điều cần thiết. Cụ thể những đồ ăn có hàm lượng phosphat cao có thể kể đến như: nước ngọt có ga, rượu bia, chocolate nóng, pho mát, sữa chua, lạc do chứa nhiều phosphat. Và thực phẩm có hàm lượng kali cao là chuối, cam, mơ, kiwi, cà chua, khoai tây…
  • Hạn chế thực phẩm giàu protein sẽ giúp chức năng thận phục hồi tốt hơn. Những loại thực phẩm giàu protein mà người bệnh suy thận cấp nên tránh xa như: thịt bò, thịt chó, nội tạng động vật như gan, óc, tim…
  • Khi chức năng thận suy giảm, khả năng lọc và đào thải các chất cặn bã sẽ gặp hạn chế. Vì vậy, người bệnh nên giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi ngày. Thay vì ăn các thực phẩm chứa nhiều nước như canh, soup, cháo… và nên uống nước chia thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần một lượng nhỏ.
  • Không nên ăn thực phẩm ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Hạn chế ăn các món: rau muống, rau ngót, rau dền, giá đỗ,…
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android