Suy Thận Có Uống Được Nước Dừa Không?

Người bị suy thận vẫn có thể uống nước dừa, tuy nhiên không nên uống quá 200ml/ngày. Đồng thời người bệnh không nên sử dụng nước dừa liên tục trong thời gian dài.

Bởi lẽ, uống quá nhiều nước dừa sẽ gây áp lực cho thận, đồng thời hàm lượng natri, kali và phospho tích tụ, không kịp đào thải sẽ khiến tình trạng suy thận thêm nghiêm trọng.

Suy thận có uống được nước dừa không?

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu, có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ thể. Bộ phận này đảm nhiệm chức năng duy trì sự sống như điều hòa huyết áp, lọc máu, kích thích tạo máu, bài tiết chất độc hại và các dịch dư thừa ra khỏi cơ thể.

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm các chức năng kể trên. Nếu không phát hiện sớm suy thận và có biện pháp can thiệp, bệnh nhân có thể phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Người bị suy thận vẫn có thể uống nước dừa
Người bị suy thận vẫn có thể uống nước dừa

Nước dừa là một loại nước giải khát được sử dụng khá phổ biến ở Việt nam. Đây lại là loại thức uống có chứa ít calo và chất béo nhưng lại chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng và vi khoáng như các loại vitamin, natri, photpho, kali, canxi, mangan, selen,…

Theo thống kê, cứ 100 gam nước dừa chứa 20 mg natri, 29 mg photpho và 356 mg kali. Nước dừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp bù nước và điện giải, giải nhiệt, lợi tiểu, cải thiện tình trạng tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.

Với các lợi ích kể trên thì người suy thận có uống được nước dừa hay không? Câu trả lời là CÓ, nhưng cần hạn chế. Nếu sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ gây nên một số tác dụng nguy hiểm như:

  • Nước dừa có đến 95% là nước nên khi dùng nhiều sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải nước ra ngoài. Trong khi đó, chức năng của thận đã bị suy yếu nên có thể làm tăng tình trạng bệnh.
  • Lượng kali có trong nước dừa khá cao, do tình trạng đào thải của thận kém không thể đào thải được hết ra ngoài, gây nên hiện tượng tăng kali máu. Nhịp tim và huyết áp tăng cao ở bệnh nhân suy thận cũng là bởi nguyên nhân này.
  • Natri, photpho trong nước dừa nếu sử dụng nhiều gây tích tụ và đào thải không kịp làm cho các tổn thương ở thận trở nên trầm trọng hơn.

Vì những lý do trên nên các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân suy thận cần cẩn trọng trong việc sử dụng nước dừa làm thức uống hàng ngày. Liều lượng nước dừa thích hợp cho người suy thận là không quá 200ml/ngày. Đồng thời người bệnh không nên sử dụng nước dừa liên tục trong thời gian dài. Nếu có sử dụng thì nên uống giãn cách để bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh.

Suy thận nên uống gì tốt? Tránh uống gì?

Cùng với câu hỏi suy thận uống nước dừa được không, thì người suy thận có thể sử dụng loại thức uống nào cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Có rất nhiều loại nước uống mà bệnh nhân suy thận có thể lựa chọn như:

  • Nước đậu đen: Đậu đen có tính hàn, vị thanh mát, có tác dụng giải nhiệt, bổ thận, giải độc cho gan rất tốt. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, đây là vị dược liệu được sử dụng khá phổ biến.
  • Nước dứa: Nước ép dứa chứa nhiều loại enzyme tốt cho hệ thống tiêu hóa nói chung và gan thận nói riêng. Ngoài ra, nước ép dứa còn chứa nhiều các dưỡng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch rất tốt.
  • Nước vỏ dưa hấu: Đây là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh suy thận. Vỏ dưa hấu được tách ra, thái nhỏ, phơi khô, sau đó sắc với nước uống hàng ngày.
  • Nước bí xanh tươi hoặc phơi khô: Bí xanh có thể được sử dụng ở dạng nước ép tươi hoặc phơi khô sắc uống cho bệnh nhân suy thận, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình thải lọc các chất độc, cải thiện chức năng thận, giúp bệnh thuyên giảm đáng kể.
Bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày không nên sử dụng nhiều nước ép bí xanh
Bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày không nên sử dụng nhiều nước ép bí xanh

Bên cạnh đó, có một vài loại thức uống mà người bệnh nên tránh sử dụng là:

  • Những loại nước ép hoa quả giàu kali nguy hiểm đối với bệnh suy thận như: Chuối, lựu, bơ, đào , mận, kiwi, các loại quả khô.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay là các đồ uống có gas. Khi sử dụng các loại chất kích thích này làm tăng lượng axit lactic trong cơ thể. Lúc này, thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải ra ngoài cơ thể.
  • Các loại đồ uống đóng chai chứa nhiều đường cũng nên hạn chế.

Trên đây là những lời giải đáp cho câu hỏi suy thận có uống được nước dừa không. Hy vọng qua những chia sẻ trên, người bệnh đã có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android