Suy thận độ 4

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh suy thận gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm nếu như không sớm phát hiện và kịp thời điều trị. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn 4, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm khôn lường. Dưới đây là những thông tin cần biết về suy thận độ 4.

Định nghĩa

Trong cơ thể người, thận là cơ quan rất quan trọng, đảm nhiệm vai trò lọc máu, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết nước tiểu và điều hòa huyết áp, sản xuất hormone. Khi bị suy thận khả năng lọc máu của thận sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.

Suy thận được chia thành 5 cấp độ tương ứng với mức độ nguy hiểm tăng dần theo từng giai đoạn. Suy thận độ 4 xảy ra là khi chức năng thận đã bị hư hỏng nặng và mức độ lọc của cầu thận giảm xuống chỉ còn từ 15 - 29 ml mỗi phút.

Hình ảnh

Triệu chứng

Khi đã suy thận chuyển sang cấp 4, cơ thể người bệnh thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau:

  • Khó thở
  • Chân tay sưng phù
  • Tiểu ít hơn
  • Nước tiểu đậm đặc, có màu cam, đỏ
  • Miệng có mùi hôi
  • Đau tức bụng bên trái hoặc bên phải
  • Chuột rút
  • Tê ngứa chân tay

Lúc này, người bệnh người bệnh đang phải đối mặt với nhiều nguy hiểm và sẽ gặp nhiều biến chức khác, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên Nhân

Hiện nay, bệnh suy thận rất dễ bắt gặp trong đời sống, chúng có thể hình thành do nhiều nguyên nhân như:

  • Nhịn tiểu thường xuyên
  • Do thói quen ăn mặn
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm, canxi, kali, purine
  • Người nghiện thuốc lá
  • Uống nước không đầy đủ
  • Thận yếu bẩm sinh, di truyền
  • Yếu tố tuổi tác: càng lớn tuổi thì chức năng thận càng giảm, dễ dẫn đến suy thận
  • Lạm dụng thuốc Tây khiến thận bị tổn thương
  • Di chứng một số bệnh lý: đái tháo đường, sỏi thận,...

Biến chứng

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Như đã khẳng định ở trên, nếu để suy thận chuyển sang giai đoạn 4 thì người bệnh thực sự đang gặp nguy hiểm.

Ở giai đoạn này, suy thận có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng. Lúc này, các triệu chứng của bệnh được biểu hiện rõ rệt ra ngoài. Và nếu không được điều trị kịp thời và triệt để có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như:

  • Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali đường huyết), dẫn đến các bệnh tim mạch và đe dọa đến tính mạng
  • Làm tăng nguy cơ loãng xương, giòn xương
  • Giảm chức năng tình dục ở cả nam và nữ
  • Gây suy giảm chức năng hệ thống thần kinh trung ương
  • Và một số biến chứng khác như: Đau bụng dưới, huyết áp cao, tiểu đường, phù não, phù phổi,... trường hợp xấu nhất là tử vong

Do đó, việc theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhất và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng, giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Với những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm như vậy thì suy thận cấp 4 có chữa được không? Các chuyên gia Thận – Tiết niệu cho biết, suy thận khi chuyển sang giai đoạn này không thể chữa khỏi triệt để được. Ở giai đoạn này, các cầu thận gần như không hoạt động được; thận không thể cân bằng nước trong cơ thể hay lọc máu, đào thải các chất thải ra bên ngoài.

Bởi vậy, để duy trì sự sống, người bệnh phải tiến hành các biện pháp như: lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Phương pháp lọc máu

Lọc máu là phương pháp phổ biến nhất được nhiều bác sĩ áp dụng để điều trị suy thận cho bệnh nhân suy thận bốn.

Phương pháp này hoạt động thông qua khoang màng bụng để lọc máu sạch nuôi cơ thể. Các bác sĩ sẽ chuẩn bị một ống mềm chứa các khoáng chất và đường tan được trong nước đặt vào bụng bệnh nhân. Các chất thải và nước dư thừa bị ứ đọng trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài thông qua ống này. Sau khi làm sạch cơ thể, khoang bụng sẽ lại được làm đầy bằng các dung dịch thẩm phân.

Quá trình này được lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi kết thúc chu kỳ lọc máu.

Biện pháp chạy thận nhân tạo

Đây cũng là một hình thức lọc máu nhưng được thực hiện bằng máy thẩm tách. Máy thẩm tách có tác dụng kiểm soát huyết áp, giúp cân bằng nồng độ kali, bicarbonate, natri và canxi trong cơ thể.

Cơ chế hoạt động của phương pháp chạy thận nhân tạo này là đưa máu đi từ cơ thể thông qua các ống tới máy. Sau đó, máy lọc sẽ lọc các chất cặn bã, nước dư thừa trong máu ra ngoài. Tiếp đến, cũng thông qua các ống dẫn, máu được lọc sạch các chất độc hại, các chất cặn bã sẽ quay lại cơ thể.

Phương pháp này tốt hơn lọc máu thông thường nhờ có sự kết hợp với thiết bị để theo dõi lưu lượng máu và thải chất thải, đảm bảo quá trình lọc. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định chạy thận khoảng 2 đến 4 lần mỗi tuần. Và tùy vào tình trạng và thể trạng của mỗi người mà mỗi lần chạy thận sẽ kéo dài từ 4 đến 6 tiếng.

Chạy thận nhân tạo có thể thay thế các chức năng thận một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, người bệnh phải thường xuyên tới bệnh viện thực hiện trong suốt quá trình điều trị đến cuối đời.

Phương pháp ghép thận

Đây là phương pháp khó thực hiện, và tốn kém nhất do việc lựa chọn thận phù hợp là rất khó khăn. Việc cấy ghép thận sẽ được thực hiện khi có thận tương thích với cơ thể của người bệnh. Sau khi ghép thận, người bệnh sẽ có được quả thận khỏe mạnh hoạt động thay thế nhưng cũng có thể bị tái phát bệnh nếu cơ thể không dung nạp mà đào thải tế bào lạ.

Trên thực tế có rất nhiều người bệnh suy thận đã cải thiện được tình hình sức khỏe và sinh hoạt tốt sau các liệu trình điều trị. Tuy nhiên, để các liệu pháp điều trị đạt kết quả tốt nhất và ngăn không cho suy thận độ 4 tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh cần tuân thủ đúng lời khuyên của chuyên gia theo phác đồ điều trị suy thận kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Suy thận độ 4 là bệnh suy thận mãn tính với mức độ tổn thương lên tới 90 – 95% nên tỷ lệ tử vong ở người bệnh là rất cao. Bởi vậy, suy thận giai đoạn 4 sống được bao lâu là một câu hỏi khó có được sự chắc chắn. Sự sống của người bệnh lúc này phụ thuộc vào quá trình điều trị và ở chính bản thân người bệnh.

Thông thường, nếu suy thận 4 không được phát hiện, chữa trị đúng cách, kịp thời mà để chuyển sang giai đoạn 5 (giai đoạn cuối) thì bệnh nhân có thể chỉ sống được vài tháng sau khi phát hiện bệnh.

Bởi vậy, việc cấp cấp bách nhất của người bệnh là lựa chọn đúng cơ sở khám chữa, điều trị phù hợp cũng như tiến hành các phương pháp tốt nhất để điều trị. Đồng thời, người bệnh cần phải giữ cho mình một tinh thần lạc quan, để giúp cho quá trình chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất.

Khi bị suy thận độ 4, việc chung sống hòa bình với bệnh là rất tất yếu. Hãy thực hiện đúng những chỉ định của bác sĩ và luôn chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của bản thân. Bởi chỉ cần những thay đổi nhỏ, mang tính tích cực ở hiện tại sẽ giúp đạt dược kết quả tốt hơn trong tương lai cho sức khỏe của bản thân.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android