Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày Là Gì? Chi Phí Và Lưu Ý Khi Thực Hiện
Tầm soát ung thư dạ dày là biện pháp cần được thực hiện sớm với những đối tượng có nguy cơ như người có tiền sử nhiễm HP, người từng phẫu thuật cắt dạ dày hay những người có tiền sử gia đình bị mắc bệnh. Phương pháp này sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh ngay giai đoạn sớm, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Tầm soát ung thư dạ dày là gì?
Hiện nay tỷ lệ số người mắc bệnh ung thư dạ dày đang không ngừng tăng lên đồng thời tỷ lệ số bệnh nhân tử vong lên đứng thứ 3 tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên rất ít bệnh nhân có thể phát hiện sớm căn bệnh này bởi các dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu thường rất mơ hồ, mờ nhạt nên hầu hết chỉ khi tình trạng bệnh trở nặng, người bệnh nôn ra máu, sụt cân nghiêm trong thì người bệnh mới đi thăm khám và phát hiện thấy bệnh.
Do đó tầm soát ung thư dạ dày là biện pháp đang được khuyến khích thực hiện nay nhằm phát hiện các sớm các dấu hiệu mắc bệnh. Theo đó phương pháp này sẽ thực hiện các biện pháp xét nghiệm kiểm soát toàn diện như xét nghiệm máu, nước tiểu, nội soi hay chụp CT. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp kiểm tra cho tiết hơn để xác định chính xác xem có đúng là ung thư không, từ đó mới lên phác đồ điều trị phù hợp.
Thông thường tầm soát ung thư sẽ được chia làm tầm soát ung thư dạ dày đại trà và tầm soát ung thư dạ dày chọn lọc. Trong đó tầm soát ung thư đại trà sẽ được thực hiện cho tất cả mọi người, mọi đối tượng có nhu cầu muốn kiểm tra còn tầm soát ung thư chọn lọc sẽ được thực hiện chuyên sâu hơn, dành cho những người thuộc nhóm đối tượng có ngu cơ mắc bệnh cao.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư dạ dày liên quan đến thói quen sống thiếu khoa học, lạnh mạnh như ăn uống mất vệ sinh, lạm dụng bia rượu, người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày… do đó ai cũng có thể là đối tượng bị ung thư mà không hay biết. Việc thực hiện tầm soát ung thư dạ dày được khuyến khích với tất cả mọi người để bảo vệ sức khỏe chính mình. Đặc biệt với những đối tượng sau:
- Người từng nhiễm vi khuẩn HP.
- Người từng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
- Trong gia đình có người từng bị ung thư dạ dày hay một số bệnh về dạ dày có tính di truyền như ung thư đại trực tràng không polyp, hội chứng đa polyp…
- Người trên 50 tuổi, đặc biệt là nam giới.
- Người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày như Barrett thực quản, viêm teo dạ dày, viêm loét dạ dày mãn tính, thiếu máu mãn tính
- Người có nhóm máu A thường có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người có các nhóm máu khác
- Người sinh sống hay làm việc ở những môi trường không an toàn như có nguồn nước bị ô nhiễm, nơi có chất phóng xạ hay cao su.
- Người thường xuyên sử dụng các thực phẩm công nghiệp, đồ ăn hun khói, đồ ăn mặn, đồ ăn muối chua.
- Người lạm dụng bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác trong thời gian dài
- Người có tiền sử ung thư dạ dày sau điều trị vẫn cần thực hiện tái khám thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
- Những người có các triệu chứng bất thường đi đau quặn bụng, buồn nôn sau ăn, đi ngoài ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Theo bác sĩ, phát hiện ung thư dạ dày ngay từ giai đoạn sớm có thể giúp đến 90% bệnh nhân có thể sống tối thiểu 5 năm với sức khỏe tốt nhất. Càng về những giai đoạn sau tiên lượng điều trị càng xấu, do đó việc thực hiện tầm soát sớm ung thư dạ dày là biện pháp vô cùng cần thiết với tất cả mọi người.
Quy trình xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày
Nếu bạn chưa đặt lịch hẹn trước tại bệnh viện thì nên tiến hành đến bệnh viện sớm, lấy phiếu để tránh phải chờ đợi quá lâu. Hiện nay nhu cầu thực hiện các dịch vụ tầm soát ung thư cũng rất cao nên bạn có thể tham khảo liên hệ trước với bệnh viện để được sắp xếp thời gian phù hợp, tránh phải chờ đợi quá lâu khiến cơ thể mệt mỏi và tốn thời gian.
Bước 1: Gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ
Theo Vietmec, để thực hiện tầm soát đầu tiên bệnh nhân cần phải gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử gia đình, tiền sử bệnh, các dấu hiệu bất thường gặp phải và khám lâm sàng để xác nhận tình trạng của bản thân. Nếu thuộc đối tượng có nguy cơ cao, bác sĩ có thể yêu cầu tầm soát chọn lọc để sớm phát hiện những vấn đề bất thường hơn.
Trong lúc trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân cần phải trung thực nói rõ các vấn đề của bản thân. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng, cao huyết áp hay bất cứ vấn đề bệnh lý nào khác cũng nên trao đổi với bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh các biện pháp xét nghiệm kịp thời.
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa phiếu hướng dẫn đến các phòng ban phù hợp để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Cụ thể, các phương pháp thường được thực hiện trong tầm soát ung thư dạ dày bao gồm
- Nội soi sinh thiết dạ dày: Đây là biện pháp hàng đầu thường được chỉ định để nhìn rõ những dấu hiệu bất thường trong dạ dày. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ tiến hàng lấy những mẫu mô từ trong dạ dày để quan sát dưới kính hiển vi nhằm xác định khối u đó có phải là ung thư ác tính hay không cũng như xác định dạ dày có bị nhiễm khuẩn HP hay không. Hiện nay hai phương pháp chính thường được dùng là nội soi truyền thống và nội soi không đau bằng cách gây mê.
- Xét nghiệm máu: mục đích của xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư dạ dày là tìm dấu ấn của ung thư, thường bao gồm các dấu ấn CA 72-4, CEA và CA 19-9. Tuy nhiên những chỉ số này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý khác, việc xét nghiệm máu sẽ tốt cho các bệnh nhân có nguy cơ cao để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả nhất.
- Chụp CT: Nếu các xét nghiệm trước cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu ung thư thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT để nhìn rõ các lớp cắt trong dạ dày, từ đó xác định được những tổn thương trên niêm mạc cũng như mức độ di căn của các tế bào ung thư.
- Chụp X quang: hiện ít được thực hiện hơn, chỉ áp dụng với một số cơ sở không có máy nội soi
- Xét nghiệm chất chỉ điểm Pepsinogen: cũng là phương pháp thường được thực hiện trong tầm soát ung thư dạ dày với một số trường hợp
Đây là một số xét nghiệm cơ bản được dùng trong cả tầm soát, cùng các phương pháp xét nghiệm – chẩn đoán ung thư dạ dày hiện nay. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để có thể lên phác đồ điều trị cần thiết nếu có.
Bước 3: Thông báo với bệnh nhân
Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân quay lại phòng để tư vấn bệnh. Bác sĩ sẽ giải thích tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu đã mắc bệnh bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị đồng thời yêu cầu bệnh nhân tiếp nhận điều trị ngay. Nếu là đối tượng có nguy cơ cao bác sĩ cũng hướng dẫn các biện pháp điều chỉnh để phòng tránh nguy cơ gây bệnh.
Nếu bệnh nhân không mắc bệnh nhưng có các dấu hiệu bệnh khác cũng được bác sĩ hướng dẫn các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe kịp thời.
Chi phí tầm soát ung thư dạ dày và lưu ý
Lưu ý khi có ý định thực hiện tầm soát dạ dày, bạn cần chú ý nhịn ăn và nhịn uống từ ít nhất 12h đêm hôm trước, hoặc tốt hơn là cách từ 8-12h cho đến lúc xét nghiệm. Nước uống cũng cần hạn chế từ 3- 4 tiếng trước khi đến bệnh viện, nếu khát chỉ nên uống một vài ngụm nhỏ, nên dùng nước lọc để đảm bảo các kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Tùy từng cơ sở mà người bệnh lựa chọn thực hiện, các phương pháp xét nghiệm thì các chi phí tầm soát ung thư dạ dày sẽ khác nhau. Thông thường chi phí này có thể giao động từ 1,6 triệu đồng. – 2,5 triệu đồng. Với các bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế thì cho phí này có thể cao hơn.
Hiện nay, bảo hiểm y tế thường không chấp nhận chi trả cho các gói tầm soát ung thư dạ dày. Người bệnh có thể trao đổi với bệnh viện chi tiết hơn để biết rõ thông tin và chuẩn bị kinh phí phù hợp.
Tuy nhiên chi phí này cũng không quá lớn, thậm chí so với việc điều trị bệnh ở giai đoạn muộn, con số này là rất nhỏ. Nếu có nhu cầu này bạn nên tìm đến những bệnh viện có uy tín, có chuyên khoa lớn về tiêu hóa, có đầy đủ trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất để đảm bảo quy trình thực hiện an toàn, cho kết quả chính xác nhất.
Trên đây là các thông tin về dịch vụ tầm soát ung thư dạ dày được rất nhiều người hiện nay. Nếu có điều kiện bạn nên tiến hành khám bệnh định kỳ cùng các gói tầm soát ung thư hằng năm để sớm phát hiện những vấn đề bất thường của bản thân và nhanh chóng điều trị kịp thời. Nhờ đó hạn chế tối đa các hệ lụy xấu khác có thể xảy ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!