Tăng Sắc Tố Da Sau Laser: Những Điều Cần Hiểu Rõ Trước Khi Áp Dụng

Việc ứng dụng công nghệ laser nhằm cải thiện các vấn đề về sắc tố da đã không còn xa lạ gì đối với các “tín đồ” làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ca điều trị nào cũng mang lại hiệu quả mà vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. Có nhiều trường hợp bị tăng sắc tố da sau laser khiến cho việc điều trị sau đó trở thành một thách thức lớn.

ĐỌC NGAY: Giải pháp khắc phục tình trạng tăng sắc tố da được hàng ngàn chị em tin dùng, VTV2 giới thiệu

Tăng sắc tố da sau laser là gì?

Điều trị tăng sắc tố da bằng công nghệ laser là sử dụng tia laser với bước sóng phù hợp nhằm tác động vào vùng da cần điều trị. Tác động này khiến các sắc tố ở tầng biểu bì giãn nở và vỡ vụn thành những mảnh cực nhỏ, rồi được đẩy lên bề mặt da. Còn các sắc tố nằm sâu trong da sẽ vỡ vụn thành những hạt li ti và được đào thải dần ra ngoài theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Nhìn chung, quá trình này không làm tổn thương đến các mô lành xung quanh.

Ngoài loại bỏ melanin nhanh chóng, laser còn kích thích sự phát triển của các tế bào da, giúp da sau khi điều trị trở nên láng mịn, căng bóng hơn chỉ sau 1 – 2 tuần.

Với hiệu quả điều trị nhanh chóng và tức thời, điều trị sạm da, nám, tàn nhang… bằng công nghệ laser hiện đang là xu hướng của nhiều chị em. Tuy nhiên, sau quá trình tác động cơ học của laser, vùng da điều trị thường mỏng, yếu và rất dễ xuất hiện các phản ứng viêm khiến các tế bào tự động tăng sinh melanin để bảo vệ làn da. Khi lượng melanin tập trung quá mức tại một vùng da nhất định sẽ tạo thành những đốm, mảng sẫm màu khác biệt hẳn với các vùng da bình thường xung quanh. Đây chính là tình trạng tăng sắc tố da sau laser.

Tăng sắc tố sau laser - rủi ro không ai mong muốn
Tăng sắc tố sau laser – rủi ro không ai mong muốn

Thông thường, tình trạng này xuất hiện sau khi điều trị laser khoảng 1 tuần cho đến 1 tháng. Vùng da bị ảnh hưởng của mỗi người là khác nhau, nhưng đa phần là các mảng rộng và có màu từ vàng nhạt đến nâu sẫm.

Tăng sắc tố da sau laser tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có sức “tàn phá” khủng kiếp đến nhan sắc, khiến chị em xấu hổ và mất tự tin. Mặt khác, tình trạng này có thể trở nặng và lan rộng sang các vùng da lân cận. Những mảng tối màu này có thể cần từ 6 – 12 tháng để thuyên giảm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể sẽ tồn tại vĩnh viễn nếu như không có phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây tăng sắc tố da sau laser

Không phải tất cả mọi người đều phù hợp với liệu pháp laser. Theo nghiên cứu, người có màu da sáng (châu Âu, châu Mỹ…) sẽ có kết quả điều trị bằng tia laser tốt hơn so với người có da tối màu (châu Á, châu Phi). Tuy nhiên, cả hai đối tượng trên đều có nguy cơ bị tăng sắc tố da sau liệu pháp laser.

Tăng sắc tố da sau điều trị bằng laser có thể xảy ra bởi các nguyên nhân chính sau:

  • Liệu trình điều trị không phù hợp.
  • Trang thiết bị không đạt chuẩn y tế.
  • Bác sĩ/kỹ thuật viên điều trị không được đào tạo về chuyên môn nên chưa hiểu đúng hay hiểu rõ cơ chế tác động, hoặc thông số của thiết bị laser…
  • Không chăm sóc da theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi, về thực chất, laser giúp tạo ra vết thương trên vùng da điều trị để kích thích quá trình tự hồi phục, thúc đẩy tái tạo da mới. Do đó, nếu chăm sóc da không hợp lý kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học sẽ khiến vết thương khó phục hồi.

Dấu hiệu của chứng tăng sắc tố da sau laser

Dấu hiệu điển hình nhất của của tăng sắc tố da sau điều trị laser là xuất hiện dát tăng sắc tố tại những nơi có chấn thương hoặc tổn thương trước đó.

Xuất hiện những dát tăng sắc tố là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh
Xuất hiện những dát tăng sắc tố là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh

Tăng sắc tố da vùng thượng bì:

  • Xuất hiện vùng da sẫm màu nâu, nâu đen hoặc đen.
  • Vùng da tối màu này có thể biến mất trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm mà không cần điều trị.
  • Vùng da bị tăng sắc tố sau laser có thể nhìn thấy rõ dưới ánh sáng đèn Wood – đèn ánh sáng đen (đèn chuyên khoa da liễu).

Tăng sắc tố da vùng dưới thượng bì:

  • Xuất hiện vùng da xám xanh.
  • Vùng da tối màu này có thể biến mất trong một khoảng thời gian rất dài hoặc tồn tại vĩnh viễn nếu không được chữa trị đúng cách.
  • Vùng da bị tăng sắc tố sau laser khó có thể nhìn thấy rõ ràng dưới ánh sáng đèn Wood.

Điều trị tăng sắc tố da sau laser

Trung bình phải mất từ 3 – 24 tháng để sắc tố mờ dần đi, trong một số trường hợp có thể lâu hơn. Thời gian này phụ thuộc vào loại da, đặc điểm của tổn thương và mức độ tác động của ánh sáng mặt trời. Mục đích của các phương pháp điều trị là nhằm thúc đẩy làm tăng nhanh quá trình phục hồi của làn da.

Hiện nay, có những phương pháp sau được các bác sĩ da liễu khuyên dùng trong điều trị tăng sắc tố da sau laser:

Liệu pháp tại chỗ trị tăng sắc tố da

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kem bôi, serum, tinh chất… có thể giúp khắc phục chứng tăng sắc tố sau laser. Các sản phẩm này thường chứa một hay nhiều thành phần sau đây:

  • Hydroquinone: Được xem là tiêu chuẩn “vàng” cho việc điều trị chứng tăng sắc tố. Tuy nhiên, thành phần này đã bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm ở hầu hết các nước châu Âu vì có liên quan đến nguy cơ bị nhiễm độc khi dùng ở nồng độ cao. Tuy nhiên, Hydroquinone vẫn được cục quản lý dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng với chỉ định của bác sĩ ở tỷ lệ cao hơn 4% và không kê đơn với tỷ lệ thấp hơn.
  • Arbutin: Đây là thành phần phổ biến trong các sản phẩm làm trắng da ở châu Á. Mặc dù tác động yếu và ít hiệu quả hơn hydroquinone, nhưng arbutin lại có độ an toàn cao hơn.
  • Axit kojic: Đây là sản phẩm được chiết xuất từ nấm và quá trình lên men của rượu gạo, hay sake Nhật Bản. Axit kojic với nồng độ từ 1-4% sẽ cho tác dụng làm trắng da. Tuy nhiên axit Kojic không bền vững khi tiếp xúc với không khí và phản ứng với các chất khác khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mặt khác thuốc có khả năng gây viêm da nếu không sử dụng đúng cách.

ĐỌC NGAY: Điều trị nám sạm, bằng laser có thực sự hiệu quả? Có an toàn không?

Cần tham vấn chuyên gia da liễu trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm trị nám sạm nào
Cần tham vấn chuyên gia da liễu trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm trị nám sạm nào
  • Axit glycolic: Thuộc nhóm AHA giúp lột da hóa học, loại bỏ tế bào da chết.
  • Axit Retinoic: Tương đối hiệu quả nhưng có thể gây tác dụng phụ như rát da, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời (làm nặng thêm chứng tăng sắc tố da). Retinoid không sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Dẫn xuất vitamin C: Đây là sản phẩm không chỉ có tác dụng làm trắng, chống oxy hóa mà đã được chứng minh tác dụng trong việc ngăn ngừa chứng tăng sắc tố da.
  • Niacinamide: Đây là một dạng của vitamin B3 có tác dụng ngăn chặn melanin chuyển tới lớp thượng bì, làm giảm đáng kể hắc tố và có hiệu quả cao trong việc điều trị tăng sắc tố sau laser.
  • B – Resorcinol: Một hợp chất rất hiệu quả trong việc làm giảm sự sản sinh hắc tố melanin. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn tyrosinase – một enzyme quan trọng trong việc hình thành hắc tố melanin.

Lưu ý: Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị tăng sắc tố sau laser cần có sự chỉ định của bác sĩ. Ban tuyệt đối không nên tùy tiện sử dụng.

Phương pháp loại bỏ tăng sắc tố da sau laser

Liệu pháp laser, ánh sáng cường độ lớn hoặc lột da hóa học có thể giúp loại bỏ các tế bào bị tăng sắc tố, hỗ trợ tái tạo làn da mới. Phương pháp này khá tốn kém và đôi khi có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn như viêm da, đau rát, hoặc thậm chí là bỏng da.

1. Lột da hóa học – Peel da

Peel da là phương pháp điều trị tăng sắc tố da bằng cách sử dụng các hoạt chất hóa học tác động lên bề mặt da nhằm đẩy nhanh quá trình tái tạo da và cải thiện các khuyết điểm trên da. Những tế bào sừng cũ và những tế bào hắc tố sẽ nhanh chóng bong tróc và được thay thế bởi các tế bào da mới khỏe mạnh và đều màu hơn.

Phương pháp này khá an toàn và được sử dụng phổ biến. Quá trình điều trị đơn giản, không đau, không gây nhiều kích ứng và không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu muốn điều trị tăng sắc tố sau laser bằng cách này, chị em cần tham vấn chuyên gia da liễu kỹ để giảm thiểu tác dụng phụ.

2. Liệu pháp laser

Không ít chị em đã một lần nữa lựa chọn liệu pháp laser để điều trị tăng sắc tố da sau laser. Tuy nhiên, khi quyết định điều trị bằng phương pháp này, bạn cần biết trước những rủi ro, nên lựa chọn bác sĩ và trung tâm thẩm mỹ uy tín.

Lựa chọn cơ sở uy tín và bác sĩ giàu kinh nghiệm khi điều trị tăng sắc tố da sau laser bằng liệu pháp laser
Lựa chọn cơ sở uy tín và bác sĩ giàu kinh nghiệm khi điều trị tăng sắc tố da sau laser

Phòng ngừa tăng sắc tố da sau laser

Để phòng ngừa hoặc hạn chế tình trạng tăng sắc tố da sau điều trị laser, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc “vàng” sau:

Dùng kem chống nắng mỗi ngày

Tia UV là tác nhân khiến tình trạng tăng sắc tố sau laser diễn ra nhanh và mạnh hơn. Do đó, để bảo vệ da khỏi tăng sắc tố, bạn nên sử dụng các sản phẩm có quang phổ rộng, chỉ số chống nắng SPF trên 30 và chỉ số PA+++ như một bước chăm sóc da không thể thiếu mỗi ngày.

Chăm sóc da sau điều trị laser

Sau laser, vùng da điều trị sẽ trở nên mỏng, yếu và rất dễ bị tổn thương. Do đó, vệ sinh da sạch sẽ và chăm sóc da là khâu cực kỳ cần thiết ở giai đoạn này. Bạn cần xây dựng chế độ chăm sóc da tiêu chuẩn bao gồm 4 bước:

  • Làm sạch
  • Tẩy tế bào chết
  • Dưỡng ẩm
  • Chống nắng

Lưu ý rằng nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không gây kích ứng và không chứa hóa chất độc hại.

Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cân bằng và khoa học sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục, tái tạo làn da sau điều trị laser:

  • Hạn chế chạm tay lên mặt, không tự ý bóc vảy khi da đang bong tróc.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất.
  • Uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày, bao gồm nước lọc, nước hoa quả, nước ép rau củ…
  • Kiêng ăn thịt bò, thịt gà, trứng, rau muống, hải sản và các thực phẩm cay nóng.
  • Không hút thuốc lá, không uống cà phê, rượu bia và các chất kích thích.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc (trước 10 tối và đủ 7 – 9 tiếng/ngày).
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, luyện tập thể thao thường xuyên mỗi ngày.
  • Hạn chế dùng điện thoại, máy tính, xem tivi. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ngăn cản và làm chậm quá trình hồi phục của làn da.

Tăng sắc tố da sau laser nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều vấn đề tiêu cực cho làn da, làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, trước khi lựa chọn phương pháp này, bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các thông tin, lựa chọn cơ sở uy tín thực hiện và xây dựng quy trình chăm sóc da toàn diện. Nếu gặp các vấn đề bất thường trong thời gian hồi phục, hãy chủ động thăm khám để được theo dõi và khắc phục sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android