Táo Bón

Triệu chứng và nguyên nhân

Táo bón là triệu chứng mà bất cứ ai cũng đã từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Khi bị táo bón người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải phân ra bên ngoài, nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón cũng như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Táo bón là vấn đề về hệ tiêu hóa thường gặp mà ai cũng có thể mắc phải. Đây là tình trạng nhu động ruột xảy ra bất thường khiến việc đi đại tiện diễn ra khó khăn. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng đi ngoài phân khô cứng, đi tiêu không hết, buồn tiêu nhưng không đi được.

Thông thường, người bị táo bón sẽ đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần. Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục tại nhà bằng các mẹo đơn giản. Ngược lại, nếu để tình trạng táo bón diễn ra kéo dài sẽ dần chuyển biến sang giai đoạn mãn tính khiến việc điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, táo bón kéo dài còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, suy nhược cơ thể,...

Một số biến chứng có thể xảy ra khi bị táo bón kéo dài là:

  • Đại tiện phân có lẫn máu: Ở những trường hợp táo bón với mức độ nghiêm trọng, khối phân khô cứng bên trong trực tràng sẽ cọ xát gây rách niêm mạc. Khi bạn đi đại tiện sẽ có máu lẫn bên trong phân do niêm mạc trực tràng bị tổn thương.
  • Nứt kẽ hậu môn: Đi tiêu ra phân khô cứng gây cũng dễ gây tổn thương đến lớp cơ thắt tại ống hậu môn. Nếu chúng bị rách sẽ gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn với các triệu chứng đặc trưng là đại tiện ra máu và gây đau đớn.
  • Mắc bệnh trĩ: Táo bón kéo dài sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thống tĩnh mạch tại trực tràng. Nếu người bệnh thường xuyên rặn để đi đại tiện sẽ khiến cho tĩnh mạch bị căng phồng quá mức và hình thành nên các búi trĩ.
  • Tắc ruột: Táo bón đã khiến cho phân bên trong ruột di chuyển chậm hơn bình thường. Nếu phân tích trữ lâu ngày bên trong ruột sẽ gây ra hiện tượng tắc ruột.

Hình ảnh

Triệu chứng

Táo bón là tình trạng rất nhiều người mắc phải và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bạn cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ở mỗi mức độ táo bón khác nhau thì người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:

- Trường hợp táo bón mức độ nhẹ:

  • Số lần đi đại tiện giảm nhiều khoảng 3 lần/tuần
  • Muốn đi đại tiện nhưng khó đi hoặc đại tiện không hết phân
  • Phân đào thải ra bên ngoài có kích thước lớn và khô cứng
  • Người bệnh có cảm giác khó chịu và phải rặn mạnh khi đi đại tiện.
  • Bề mặt phân cứng, khi đào thải ra bên ngoài có dính chút máu.
  • Đau rát và căng tức hậu môn.

-  Trường hợp táo bón mức độ nặng:

  • Tần suất đi đại tiện rất thấp, chỉ khoảng 1 lần/tuần, phân rắn màu đen và vón cục
  • Đau quặn bụng theo từng cơn, bụng luôn có cảm giác căng chướng và đầy hơi.
  • Rặn mạnh khi đi đại tiện khiến hậu môn bị rách và gây ra các triệu chứng như chảy máu, đau rát,...
  • Biến chứng sang bệnh trĩ hoặc viêm mạch máu, trường hợp phân khô cứng ứ đọng bên trong còn gây tắc nghẽn cục bộ.
  • Cơ thể bị suy nhược, xanh xao và gầy sút cân nghiêm trọng.

Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Táo bón diễn ra kéo dài trên 3 tuần.
  • Đau quặn ở vùng hậu môn hoặc bụng khi đi vệ sinh.
  • Táo bón và tiêu chảy diễn ra xen kẽ.
  • Đi tiêu có máu và xuất hiện vết nứt tại hậu môn.
  • Sốt, nôn nhiều, gây sút cân.
  • Có dấu hiệu của bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc sa trực tràng.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính gây táo bón là do đại tràng hấp thụ quá nhiều nước khiến cơ đại tràng hoạt động chậm. Điều này đã khiến cho phân đi qua đại tràng chậm hơn bình thường, bị mất nhiều nước và trở nên khô cứng. Từ đó, việc đào thải phân ra bên ngoài hậu môn sẽ trở nên khó khăn hơn và gây ra tình trạng táo bón.

Dưới đây là một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh táo bón khởi phát bạn cần lưu ý:

Ăn uống thiếu khoa học: Ăn thiếu chất xơ sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ tiêu hóa, gây phân cứng và khiến việc đại tiện diễn ra khó khăn hơn. Ngoài ra, thói quen ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn có nhiều chất béo ngọt cũng là nguyên nhân gây táo bón. Các loại thực phẩm này khi dung nạp vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đầy bụng và khó tiêu. Đồng thời, hàm lượng natri lớn trong thực phẩm còn gây giữ nước trong cơ thể và khiến phân trở nên khô cứng.

Lạm dụng chất kích thích: Thói quen lạm dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,... cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị táo bón. Đây là những loại thực phẩm gây lợi tiểu khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Điều này đã khiến cho cơ thể bị mất nước, kích thích ruột hấp thụ nước từ phân và gây cứng phân.

Không cung cấp đủ nước cho cơ thể: Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị chậm lại và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chuyên gia cho nước, thiếu nước chính là nguyên nhân gây táo bón mãn tính thường gặp. Thiếu nước sẽ khiến ruột già hấp thụ nước từ phân, từ đó phân sẽ trở nên khô cứng và khó đào thải ra ngoài.

Do thói quen sinh hoạt: Các thói quen xấu trong đời sống sinh hoạt làm gia tăng nguy cơ bị táo bón mà bạn cần lưu ý là lười vận động, nhịn đi đại tiện hoặc căng thẳng kéo dài. Ở trường hợp này, bạn có thể cải thiệu triệu chứng táo bón bằng cách cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý.

Giai đoạn thai kỳ: Táo bón là tình trạng thường gặp ở phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố, cơ thể mất nước do nôn nghén hoặc áp lực từ thai nhi lên ruột.

Tác dụng phụ của thuốc Tây y: Táo bón có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc bổ sung canxi,... Thành phần dược tính trong các loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và ruột. Nếu bạn quá lạm dụng sẽ gây ra tình trạng táo bón.

Tổn thương thực thể tại ống tiêu hóa: Tổn thương thực thể bên trong ống tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón mãn tính thường gặp. Ví dụ như to đại tràng bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính, polyp đại tràng,...

Do bệnh lý: Táo bón kéo dài cũng có thể là ảnh hưởng của một số bệnh lý tại đường ruột (hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa, tắc ruột), bệnh về thần kinh (đột quỵ, đa xơ cứng, thần kinh tự trị) hoặc bệnh nội tiết (tiểu đường, u xơ tử cung, suy tuyến giáp).

Yếu tố nguy cơ

Những đối tượng có nguy cơ bị táo bón cao là:

  • Người lớn trên 65 tuổi.
  • Trẻ em dễ bị táo bón hơn so với người lớn.
  • Nữ giới có nguy cơ bị táo bón cao hơn nam, đặc biệt là phụ nữ có thai.
  • Người lười vận động hoặc ăn uống thiếu khoa học.
  • Bị chấn thương tủy sống.
  • Công việc có tính chất ngồi nhiều như dân văn phòng, thợ may, tài xế,...

Phòng ngừa

Để cải thiệt dứt điểm tình trạng táo bón, bạn cần tiến hành loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh. Tốt hơn hết, người bệnh nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học. Cách này không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mà còn giúp bạn phòng ngừa táo bón khá tốt.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám... Nên sử dụng dầu thực vật trong chế biến món ăn thay cho mỡ động vật
  • Để việc đi tiêu diễn ra thuận lợi hơn, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, giá đỗ, mật ong, vừng,... Nên ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, từ đó hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn.
  • Nói không với các loại thực phẩm đậm vị (tỏi, ớt, hẹ) và đồ uống kích thích lợi tiểu (trà, cà phê, rượu) để tránh tình trạng cơ thể hấp thụ nước từ phân. Nên ưu tiên chế biến món ăn dễ tiêu tiêu hóa, tránh sử dụng nhiều gia vị cay nóng trong chế biến món ăn hoặc đồ ăn chiên ngập dầu.
  • Ăn đúng giờ và đủ bữa, không nên ăn quá nhiều trong một bữa để hạn chế gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Bổ sung cho cơ thể khoảng 2 lít nước mối ngày giúp bôi trơn ống tiêu hóa và làm mềm phân.
  • Nếu trẻ em bị táo bón, bạn có thể tiến hành xoa bụng cho trẻ để kích thích cảm giác muốn đi tiêu, thời điểm thực hiện xoa bụng tốt nhất là sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
  • Cần đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn đi vệ sinh. Hình thành thói quen đi đại tiện trong một khung giờ cố định, thời điểm đi đại tiện tốt nhất trong ngày là từ 5 - 7 giờ sáng.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghĩ ngơi, có biện pháp giải tỏa stress sau khi làm việc. Giữ tinh thần ổn định và thoải mái cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột, từ đó việc tiêu hóa thức ăn và đào thải phân ra bên ngoài cơ thể sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Các bài tập tốt cho người bị táo bón là đi bộ, bơi lội, đạp xe,...
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi bị táo bón kéo dài, bạn cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị tích cực. Lúc này, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh lý, thông tin về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. Sau đó tiến hành khám thực thể và lấy một ít phân để làm xét nghiệm.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác như chụp x-quang, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng, xét nghiệm máu,...

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Thông thường, để cải thiện triệu chứng táo bón bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bạn có thể tham khảo:

1/ Dùng thuốc Tây y theo đơn kê

Dùng thuốc Tây y trị táo bón sẽ giúp người bệnh đi tiêu dễ dàng hơn và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra. Thành phần dược tính trong thuốc Tây y khi đi vào cơ thể sẽ làm mềm phân, kích thích nhu động ruột giúp hỗ trợ đẩy phân ra bên ngoài.

Các loại thuốc Tây y thường được kê đơn điều trị táo bón là:

  • Thuốc làm mềm phân: (Docusat, Norgalax,...) Thuốc có tác dụng giữ nước trong phân giúp khối phân mềm hơn và dễ dàng di chuyển ra bên ngoài ống hậu môn.
  • Thuốc bôi trơn: Loại thuốc này được bơm trực tiếp vào bên trong ống hậu môn giúp bôi trơn niêm mạc, từ đó phân có thể dễ dàng di chuyển ra bên ngoài.
  • Thuốc nhuận tràng: (Bisacodyl, Cascara,...) Thuốc này có công dụng chính là kích thích nhu động ruột để đào thải phân ra bên ngoài.
  • Thuốc thẩm thấu: (Sorbitol, Forlax, Lactitol…) Thuốc có chứa các loại muối vô cơ giúp giữ lại lượng nước cần thiết trong đường ruột và kích thích nhu động ruột để đào thải phân ra bên ngoài.

Cần sử dụng thuốc Tây y trị bệnh theo đúng hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Đồng thời, nếu bạn quá lạm dụng thuốc Tây y sẽ khiến hậu môn mất đi khả năng co bóp và đào thải phân tự nhiên. Ở những trường hợp không đáp ứng điều trị bằng thuốc Tây y, bạn cần đến bệnh viện để được thụt tháo và làm sạch đường ruột.

2/ Trị táo bón bằng phương pháp dân gian

Một cách trị táo bón khá đơn giản và hiệu quả đó là sử dụng các nguyên liệu lành tính có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, cách trị bệnh này mang lại hiệu quả chậm hơn rất nhiều so với Tây y. Người bệnh cần áp dụng đều đặn mỗi ngày mới thấy tình trạng bệnh có chuyển biến tốt.

Bên dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Dùng quả mận: Quả mận khô chứa hàm lượng lớn chất Polyphenol có tác dụng kích thích nhu động ruột và chống oxy hóa. Nếu người bị táo bón tăng cường sử dụng sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đi tiêu khó khăn,...

  • Rửa sạch 500 gram mận tươi, đem đi khứa đều rồi phơi khô từ 3 - 5 ngày dưới trời nắng.
  • Trộn đều 200 gram mật ong nguyên chất với mận khô rồi đem sấy trong 30 phút.
  • Cho mận sấy mật ong vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp bảo quản dùng dần.
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy từ 2 - 3 quả mận sấy mật ong để ăn hoặc pha nước uống.

Dùng bột hạt thì là: Hạt thì là cũng là một trong những nguyên liệu có tác dụng nhuận tràng, bạn có thể sử dụng để cải thiện chứng táo bón tại nhà. Thành phần của hạt thì là khi đi vào cơ thể sẽ kích thích nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Nghiền nát hạt thì là khô thành bột rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần cho khoảng 1 thìa bột thì là vào trong cốc nước ấm, khuấy đều rồi sử dụng để uống.
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.

Uống mật ong pha sữa ấm: Pha sữa ấm với mật ong dùng để uống sẽ giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ điều trị chứng táo bón khá tốt. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Đun 250 gram sữa không đường cho ấm lên là được, sau đó cho thêm 100 ml mật ong nguyên chất vào.
  • Dùng thìa khuấy đều lên cho mật ong tan hết rồi sử dụng để uống ngay sau đó.
  • Nên sử dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

3/ Điều trị táo bón bằng các bài thuốc Đông y

Trị táo bón bằng Đông y có khả năng giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thành phần dược tính trong thuốc Đông y khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng điều hóa khí huyết, kích thích lưu thông kinh mạch và cải thiện lại chức năng của cơ quan tiêu hóa.

Ở mỗi nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau thì sẽ có bài thuốc Đông y điều trị tương ứng, người bệnh cần đến gặp thầy thuốc để được bắt mạch và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị táo bón mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

- Trị táo bón do khí trệ

  • Chuẩn bị: 20 gram cỏ mực, 16 gram phòng sâm, 16 gram rau má, 16 gram sa sâm, 14 gram kim ngân hoa, 12 gram bạch thược, 12 gram trần bì, 12 gram cam thảo, 12 gram sinh địa, 12 gram chỉ xác, 10 gram bạch linh, 10 gram hoàng kỳ, 5 gram đại hoàng.
  • Cách chuẩn bị: Đem số dược liệu trên đi sắc lấy nước rồi sử dụng để uống trong ngày.

- Trị táo bón do huyết hư

  • Chuẩn bị: 16 gram đương quy, 16 gram hà thủ ô, 16 gram thiên môn, 16 gram thục địa, 12 gram đào nhân, 12 gram bạch thược, 12 gram chỉ xác, 10 gram đại táo, 10 gram cam thảo, hoa kim ngân tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch số dược liệu trên rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày.

- Trị táo bón do nhiệt tà tích tụ

  • Chuẩn bị: 20 gram cỏ mực, 20 gram rau má, 16 gram phòng sâm, 16 gram cát căn, 16 gram đương quy, 16 gram mạch môn, 16 gram thiên môn, 12 gram đào nhân, 12 gram thiên môn, 12 gram chỉ xác, 12 gram trần bì, 12 gram đại táo, 10 gram đào nhân
  • Cách thực hiện: Tất cả dược liệu trên gộp thành 1 thang thuốc, mỗi ngày sắc uống một thang.
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Bị táo bón nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu.
  • Nên kiêng thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, gạo trắng, bánh mì trắng, thức ăn cay nóng, rượu bia.
Xem chi tiết

  • Các biện pháp khắc phục táo bón thường được sử dụng bao gồm, uống nước nóng, tăng lượng chất xơ và thực hiện xoa bóp đại tràng có thể giúp khắc phục tình trạng táo bón.
  • Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cần sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đạn hoặc thuốc xổ.
Xem chi tiết

Trẻ bị táo bón nên ăn:

  • Rau xanh mềm, trái cây chín mềm
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Vừng đen, các loại đậu
  • Khoai lang, bột sắn dây
  • Sữa chua

Nên kiêng:

  • Thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Bánh mì trắng, mì gói
  • Rau củ có vị chát
  • Đồ ngọt hoặc nước ngọt có gas
  • Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Xem chi tiết

Chị em mang thai bị táo bón TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN RẶN. Rặn mạnh khi đi vệ sinh có thể dẫn đến những nguy cơ sau:

  • Rặn mạnh có thể kích thích co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc sinh non ở tam cá nguyệt thứ ba.
  • Rặn mạnh có thể làm rách da hậu môn, gây đau rát và chảy máu, hình thành bệnh trĩ.

Thay vào đó chị em nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng. Trường hợp táo bón nặng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Xem chi tiết

Khi bị táo bón trong thai kỳ, bà bầu nên ăn rau xanh, trái cây tươi, cá nước ngọt, các loại đậu và hạt, ngũ cốc nguyên cám, khoai lang, sữa chua, và bổ sung vào thực đơn ăn uống.

Xem chi tiết

  • Người cao tuổi để phòng và điều trị táo bón nên ăn rau mồng tơi, khoai lang, cà rốt, nước chanh, chuối, táo, lê, và quả bơ.
  • Trong khi đó, cần kiêng ăn thực phẩm chiên xào, thịt đỏ, ngũ cốc đã qua chế biến, chế phẩm từ sữa bò, rượu bia, sô cô la, và quả hồng.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android