Tay Bị Đau Nhức Trong Xương

Cơ bản

Tay bị đau nhức trong xương có thể hiểu là cơn đau ở mức độ nghiêm trọng, tuy âm ỉ nhưng rất sâu sắc, mỗi lần nhói lên có thể khiến người bệnh không hoạt động cánh tay được. Đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm nên tuyệt đối không được chủ quan và cần thăm khám nhanh chóng hơn.

Định nghĩa

Thông thường chúng ta nhìn nhận các tổn thương trên cơ thể bằng những dấu hiệu bất thường bên ngoài. Chẳng hạn khi thấy đau tay nếu thấy có có những vùng bị thâm bầm thì có thể do va đập ở đâu đó, nếu thấy sưng to thì có thể đang là bị viêm bên trong. Tuy nhiên cũng có những lúc bị đau nhức trong xương nghiêm trọng dù không có dấu hiệu nào da.

Tay bị đau nhức trong xương được mô tả là cơn đau có mức độ nghiêm trọng hơn các cơn đau thông thường. Một số người còn gặp tình trạng chuột rút, tê mỏi cánh tay không cử động được mỗi khi cơn đau bùng phát. Việc nghỉ ngơi hay chườm nóng đôi khi cũng không đem đến hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng này.

Cơn đau thường âm ỉ, nhói lên, mỗi khi bùng phát sẽ khiến bạn cảm giác như tay không còn là của mình, không thể làm việc hay cầm nắm như bình thường. Đặc biệt những thời điểm trời lạnh, nhiệt độ xuống thấp hay đặc biệt là những ngày trái gió trở trời cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân

Vậy tay bị đau nhức cánh tay trong xương là do bệnh nào?

  • Hậu quả từ chấn thương: không chỉ các chấn thương hiện tại mới có thể gây đau nhức mà còn liên quan đến cả những tổn thương từ khóa khứ. Đặc biệt ở những người có những phẫu thuật ở cánh tay hay chưa điều trị chấn thương hoàn toàn sẽ rất dễ bị đau nhức trong xương trở lại mỗi lần trời lạnh hay thay đổi từ chấn thương đột ngột.
  • Dấu hiệu loãng xương: Tay bị đau nhức trong xương hoàn toàn có thể chính là triệu chứng điển hình của loãng xương. Cơn đau do mật độ xương suy giảm thường xuất hiện dọc theo xương xương dài kèm theo cảm giác châm chích như kim châm trên tay, tăng lên khi về đêm.
  • Các bệnh xương khớp khác: thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa hay thoái hóa cột sống đều có thể gây ra biến chứng chính là những cơn đau nhức dọc hai cánh tay. Nguyên nhân là do các tổn thương tại cột sống khiến các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép khiến các cơ quan lân cận cũng bị ảnh hưởng. Nếu liên quan đến nguyên nhân này bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như đau nhức lưng, đau mỏi toàn thân vô cùng khó chịu.
  • Do thiếu hụt khoáng chất: Ở những người có chế độ ăn kém lành mạnh làm thiếu hụt các khoáng chất như canxi, kali, vitamin nhóm B… cũng có thể dễ bị đau nhức trong xương nhiều hơn
  • Người bị béo phì: không chỉ bị đau nhức chân hay lưng mà những người bị béo phù cũng có nguy cơ đau nhức cánh tay âm ỉ bên trong nghiêm trong hơn do tăng áp lực đè nén lên xương khớp. Các chỉ số mỡ, chỉ số huyết áp và một số chỉ số cơ thể ở những người thừa cân cũng dễ phá hủy và làm tổn thương hệ thống xương khớp hơn.
  • Các bệnh rối loạn chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường hay xơ vữa động mạnh cũng hoàn toàn là bệnh lý khiến bạn bị đau nhức xương âm ỉ  nhưng dùng thuốc giảm đau xương khớp lại không thể mang đến tác dụng đáng có.
  • Có khối u ở xương: một trong những nguyên nhân nghiêm trọng có thể làm đau nhức trong xương chính là có xuất hiện khối u, hoặc thậm chí chính là ung thư xương. Người bệnh nếu phát hiện và điều trị các bệnh lý này quá muộn thậm chí có thể nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng
  • Một số nguyên nhân khác: các chấn thương âm ỉ bên trong, sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến máu khó lưu thông, sức đề kháng kém, lao xương khớp, hay bệnh bạch cầu đôi khi cũng làm tay bị đau nhức trong xương. Ngoài ra nếu trẻ trong độ tuổi dậy thì nếu có cảm giác này thì có thể chỉ đơn giản là do xương và sụn phát triển quá nhanh so với tốc độ của cơ bắp nên khiến trẻ có cảm giác ê ẩm. Dù vậy phụ huynh cũng không nên chủ quan nếu thấy con đau nhiều và đau nặng.

Rất khó có thể khẳng định chính xác người bệnh mắc bệnh gì nếu chỉ nhìn qua các triệu chứng bên ngoài. Người bệnh nếu cảm thấy đau nhức lâu ngày với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn thì tốt nhất nên đến thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám và điều trị chính xác nhất.

Chăm sóc tại nhà

Như đã nói, do có rất nhiều nguyên nhân khiến tay bỗng nhiên bị đau nhức trong xương, nếu chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân thì rất khó có một biện pháp điều trị cụ thể. Người bệnh cần thực hiện chụp X quang, MRI, CT, siêu âm, xét nghiệm máu cùng một số xét nghiệm khác mới có thể đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng.

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến hướng cải thiện tình trạng đau nhức trong xương ở tay cơ bản, ai cũng có thể áp dụng, không hướng đến các biện pháp điều trị chuyên môn. Cụ thể, một số biện pháp sẽ giúp giảm các triệu chứng đau nhức tạm thời gồm

  • Giảm tần suất hoạt động tối đa, cánh tay cần nhanh chóng được nghỉ ngơi lúc này. Dù đang làm gì bạn cũng nên nghỉ ngơi, thư giãn cánh tay, tuyệt đối không mang vác nặng thì các triệu chứng đau nhức cũng sẽ thuyên giảm
  • Thư giãn tay bằng các biện pháp như ngâm nước ấm hay chườm ấm để kích thích máu huyết lưu thông, giảm căng cứng cơ, tăng tốc độ phục hồi tổn thương ở xương nếu có. Chườm lạnh cũng giúp kiểm soát cơn đau đáng kể. Các biện pháp giảm đau thông thường như chườm ấm hay chườm lạnh đôi khi cũng có thể không đem đến hiệu quả đáng kể. Dù vậy vẫn cần thực hiện để tay thư giãn hơn.
  • Dùng các bài thuốc đắp tay từ thảo dược cũng làm giảm được các triệu chứng đau nhức tạm thời. Ngoài ra nếu bạn có các loại máy chườm điện thảo dược nếu áp dụng với các triệu chứng tay bị đau nhức trong xương
  • Dùng một số loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà gừng hay trà bạc hà vừa đem đến tác dụng chống viêm, thư giãn cơ, vừa giúp an thần để người bệnh ngủ ngon hơn
  • Dùng các miếng dán giảm đau hay các loại thuốc xoa bóp cũng đem đến tác dụng giảm đau tạm thời, phù hợp với nhiều trường hợp nhưng không gây ra tác dụng phụ
  • Một số trường hợp có thể dùng các nhóm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ để cải thiện các triệu chứng, tuy nhiên cần có chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
  • Trong một số trường hợp nếu liên quan đến các nguyên nhân nguy hiểm, người bệnh có thể cần phải thực hiện một số phẫu thuật để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Câu hỏi thường gặp

Tay bị đau nhức trong xương có nguy hiểm không?

Những đối tượng dễ bị đau nhức trong xương ở tay thường là người cao tuổi, vận động viên, người có tiền sử bị chấn thương tay hay những người làm các công việc phải dùng cánh tay nhiều như lái xe, người làm việc văn phòng, người phải xách đồ nặng thường xuyên. Những cơn đau nhức này có xu hướng xuất hiện nghiêm trọng hơn về đêm hay mỗi lúc trời lạnh.

Dù do nguyên nhân nào thì việc tay bị đau nhức trong xương cũng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Cơn đau âm ỉ khiến việc hoạt động ở tay như xách đồ, giặt đồ đều khó khăn vì sẽ đau nặng hơn. Các triệu chứng đau nhức nếu xuất hiện về đêm sẽ khiến người bệnh khó ngủ, nằm với tư thế nào cũng không ngủ được nên tinh thần hôm sau luôn trong trạng thái trì trệ.

Đặc biệt không ít người thường chủ quan với tình trạng đau nhức của bản thân. Không ít người bị loãng xương hay u thư nhưng lại không hề đi khám và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng sau đó. Đặc biệt ở người loãng xương giai đoạn sau lại có thể không xuất hiện cảm giác đau nhức như giai đoạn trước.

Nói chung, cảm giác đau nhức trong xương thường có nguy cơ nghiêm trọng hơn các cơn đau bên ngoài rất nhiều. nếu thấy xuất hiện các triệu chứng này trong thời gian dài người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp, có các máy móc giúp xét nghiệm chuyên môn để thăm khám chính xác nhất.

Điều trị

Hầu hết việc tay bị đau nhức trong xương đều xuất phát từ chính lối sống, lối sinh hoạt hằng ngày kém khoa học, dần dẫn đến những tổn thương âm ỉ từ bên trong. Có hướng phòng tránh nguy cơ này từ sớm sẽ giúp đảm  bảo sức khỏe  và đem đến chất lượng cuộc sống tốt nhất cho chính bản thân bạn.

Một số biện pháp giúp phòng tránh nguy cơ đau nhức từ trong xương ở cánh tay và nâng cao sức khỏe mà mỗi người cần rèn luyện thực hiện từ ngay bây giờ như

  • Thực hiện các bài tập thể dục cho cánh tay hằng ngày để cải thiện độ linh hoạt, khỏe mạnh của tay. Đặc biệt với những người làm các công việc có tính chất phải hoạt động tay nhiều thì càng nên tham khảo các bài tập này.
  • Yoga có thể đem đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể và hệ thống xương khớp, không chỉ giúp máu huyết lưu thông tuần hoàn, xương khớp dẻo dai linh hoạt hơn, ngăn ngừa được nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý về huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp, tuy nhiên cần giảm cân một cách khoa học thông qua chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao, không nên giảm cân tiêu cực bằng cách uống thuốc hay nhịn ăn
  • Đảm bảo duy trì giấc ngủ ổn định hằng ngày, điều này cũng rất quan trọng với việc giảm cân. Mất ngủ có thể cũng là nguy cơ dễ làm căng cơ và đau nhức xương hơn
  • Chú trọng tự thế ngủ đúng cách, người đang bị đau nhức tay trong xương không nên nằm các tư thế đè lên tay vì sẽ khiến máu khó lưu thông hơn. Bạn có thể lựa chọn nằm ngửa hay nằm nghiêng kèm theo chèn một chiếc chăn mỏng dưới cánh tay sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn
  • Thay đổi loại gối ngủ và nệm ngủ phù hợp, đặc biệt với những người bị đau nhức xương khớp
  • Bổ sung đầy đủ chế độ dưỡng chất cần thiết hằng ngày, trong đó tập trung vào các nhóm chất như canxi, vitamin D3, K2, Magie, vitamin C, Sắt.. Một số thực phẩm rất tốt cho sức khỏe như sữa canxi, thịt nạc, các loại rau có màu xanh lá, trái cây..
  • Những nhóm thực phẩm cần tránh xa bao gồm nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, các thực phẩm chứa nhiều độc tố. Ngoài ra cũng cần nhanh chóng bỏ thuốc lá, không dùng đồ uống có cồn hay chất kích thích trong suốt thời gian dùng thuốc
Chuyên sâu

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android