Tê Chân Tay Là Thiếu Chất Gì? Mẹo Bổ Sung Hiệu Quả

Ăn uống thiếu chất có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, trong đó có tình trạng tê chân tay. Trường hợp này, các chi trở lên vô lực, mất cảm giác hoặc bị ngứa ran gây khó khăn cho hoạt động. Vậy tê chân tay là thiếu chất gì?

Hiểu hơn về hiện tượng tê chân tay

Tê chân tay là hiện tượng có thể gặp ở mọi đối tượng với điểm đặc trưng là tình trạng giảm cảm giác ở các chi, hoặc thậm chí có những trường hợp bị mất cảm giác hoàn toàn. Triệu chứng này có thể xuất hiện kèm theo một số dấu hiệu khác như yếu cơ, tay chân vô lực, ngứa râm ran, châm chích ở khu vực bị ảnh hưởng,  khó giữ thăng bằng khi đứng, đi lại, cầm nắm đồ vật khó khăn…

Tê Chân Tay Là Thiếu Chất Gì
Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tê chân tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tê chân tay. Thời tiết lạnh, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động, nằm đè lên tay chân trong thời gian dài, ngồi bắt chéo chân, vắt tay lên trán khi nằm ngủ… đều có thể dẫn đến tình trạng tê bì ở các chi. Một số phụ nữ còn bị tê chân tay sau sinh do sự tăng cao của nồng độ hormone relaxin. 

Bên cạnh các nguyên nhân thông thường, triệu chứng tê chân tay còn thường xuyên xuất hiện do có sự tổn thương, chèn ép ở dây thần kinh, mạch máu hoặc các cơ. Nếu cảm giác tê bì ở các cơ kéo dài, bạn nên thận trọng với các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, tiểu đường, đa xơ cứng, suy thận, đột quỵ, xơ cứng động mạch, Raynaud hay hội chứng ống cổ tay…

Đặc biệt, chế độ ăn uống không đầy đủ là một trong những nguyên nhân gây tê chân tay ít ai ngờ tới. Việc thiếu hụt một số dưỡng chất nhất định không chỉ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phát triển bình thường của hệ cơ xương khớp, hệ tuần hoàn hay thần kinh mà còn khiến bạn có nguy cơ thường xuyên bị tê chân tay.

Tê chân tay là thiếu chất gì?

Tình trạng tê chân tay có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu các chất sau:

1. Thiếu canxi – nguyên nhân phổ biến gây tê chân tay

Canxi là khoáng chất quan trọng đối với sự phát triển của xương và răng. Chất này cũng tham gia vào quá trình hoàn thiện các cơ, dây thần kinh, đồng thời cải thiện sức khỏe cho mạch máu.

Phụ nữ mang thai và sau sinh, người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, người cao tuổi hoặc phụ nữ sau tuổi mãn kinh thường bị thiếu hụt canxi. Tình trạng này thường diễn ra một cách âm thầm và việc thiếu canxi trong thời gian dài có thể gây mất xương, làm giảm mật độ xương. Từ đó, bạn có thể bị loãng xương, yếu xương, dễ gãy xương, tê bì chân tay.

Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị thiếu canxi bao gồm:

  • Thường xuyên bị chuột rút cơ bắp
  • Đau nhức ở các đầu xương hoặc đau nhức toàn thân
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ăn uống kém
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ran ở các ngón tay hay ngón chân.
  • Rối loạn nhịp tim….

Cách bổ sung canxi tốt cho người bị tê chân tay:

+ Đường ăn uống:

Ăn uống chính là một cách bổ sung canxi hiệu quả, giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn. Trường hợp bị tê chân tay do thiếu canxi, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm sau vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày:

  • Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai
  • Cá bé
  • Bông cải xanh
  • Rau cải xoăn
  • Các loại đậu, nhất là đậu nành
  • Ngũ cốc các loại
  • Nước cam…

+ Dùng các chế phẩm hay thực phẩm chức năng:

Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ canxi cho cơ thể hoặc bạn bị thiếu canxi quá nhiều, cần cân nhắc bổ sung thêm chất này thông qua các chế phẩm hay thực phẩm chức năng. 

Liều lượng bổ sung canxi khác nhau ở từng nhóm đối tượng. Bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi: Ngày dùng 400mg – 600mg.
  • Trẻ từ 1 đến 10 tuổi: Ngày dùng 800mg
  • Trẻ từ 11 tuổi trở lên và người lớn từ 18 – 24 tuổi: Ngày dùng 1200mg.
  • Người từ 24 tới 50 tuổi: Ngày dùng 800 – 1000mg 
  • Phụ nữ mang thai và người lớn tuổi: Ngày dùng 1200 mg – 1500 mg.

Các chế phẩm bổ sung canxi nên được uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Cần tăng cường tắm nắng kết hợp ăn các thực phẩm giàu vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn, giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi tình trạng tê bì chân tay.

2. Tê chân tay là biểu hiện của thiếu kali

Thiếu kali cũng có thể gây tê chân tay. Đây là một khoáng chất tham gia vào quá trình ổn định hoạt động co cơ, cải thiện chức năng của tim, đồng thời tăng cường dẫn truyền tín hiệu của các dây thần kinh cảm giác ở tay chân về hệ thần kinh trung ương, kích thích hoạt động của các enzym chuyển hóa carbohydrate thành nguồn năng lượng tích cực để cơ thể hoạt động.

Tê Chân Tay do thiếu kali
Bổ sung các thực phẩm giàu kali có thể giúp cải thiện tình trạng tê chân tay

Các triệu chứng có thể gặp khi bị thiếu kali bao gồm:

  • Tê tay, ngồi lâu bị tê chân
  • Chuột rút cơ bắp
  • Tay chân yếu
  • Tê liệt ruột
  • Các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó đi cầu hoặc đầy hơi
  • Nhịp tim không đều, tê liệt cơ tim.

Tình trạng thiếu kali thường xảy ra ở những người điều trị bằng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài. Bên cạnh đó, kali còn có thể thất thoát khi bị tiêu chảy, nôn mửa liên tục.

Cách bổ sung kali cho người bị tê chân tay:

+ Đường ăn uống:

Kali được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Rau có lá màu xanh đậm
  • Chuối
  • Quả mận tươi hoặc mận sấy khô
  • Khoai tây
  • Củ cải đường
  • Cam
  • Các loại hạt…

+ Các sản phẩm bổ sung:

Trường hợp bị tê chân tay hay các vấn đề khác do thiếu kali, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung thêm kali sau bữa ăn thông qua các chế phẩm với liều lượng như sau:

  • Giảm kali trong máu: Người trưởng thành ngày uống 20 – 50 milimol.
  • Điều trị bù kali: Dùng 40 – 100 milimol/ngày ở người lớn. Có thể chia lượng trên thành nhiều lần uống sau các bữa ăn.

3. Thiếu vitamin B12

Đây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “tê chân tay là thiếu chất gì?”. Vitamin B12 rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh. Do cơ thể con người không tự tạo ra được chất này mà cần tổng hợp thông qua động vật hay dùng các chất bổ sung nên cơ thể rất dễ bị thiếu vitamin B12.

Các triệu chứng thường gặp khi bị thiếu hụt vitamin B12:

  • Thường xuyên bị tê bì chân tay khi ngủ hoặc khi ngồi lâu 
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Gặp ảo giác
  • Gặp khó khăn khi giữ thăng bằng hoặc khi đi bộ.

Cách bổ sung vitamin B12 giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tê chân tay:

+ Đường ăn uống:

Một số thực phẩm có thể giúp bổ sung một phần nhu cầu vitamin B12 hàng ngày của cơ thể. Chúng bao gồm:

  • Các sản phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Thịt 
  • Gia cầm
  • Gan động vật
  • Ngao
  • Ngũ cốc
  • Cá hồi
  • Cá ngừ…

+ Các chế phẩm bổ sung:

Chỉ có khoảng 2% nhu cầu vitamin B12 trong ngày được bổ sung qua chế độ ăn uống. Bạn cần dùng thêm các chế phẩm để đảm bảo cơ thể có đủ lượng vitamin cho các hoạt động cần thiết.

Liều dùng vitamin B12 được khuyến nghị cho các nhóm đối tượng như sau:

  • Từ 14 trở lên: 2,4 mcg/ngày.
  • Phụ nữ có thai: 2,6 mcg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 2,8 mcg/ngày.

4. Thiếu sắt gây tê chân tay

Sắt là thành phần quan trọng trong các tế bào hồng cầu. Chất này giúp kích thích sản sinh máu và góp phần mang oxy đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. 

Khi bị thiếu sắt, lượng máu cùng oxy lưu thông đến các chi ít hơn khiến cho bạn bị tê chân tay. Một số triệu chứng khác cũng xuất hiện kèm theo như:

  • Mệt mỏi
  • Cơ thể xanh xao, thiếu sức sống
  • Mất cảm giác ở chân tay và một số bộ phận khác trên cơ thể
  • Khó thở, nhất là khi vận động mạnh
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Hay bị choáng váng, nhất là khi thay đổi tư thể một cách đột ngột
  • Da khô
  • Rụng tóc
  • Có cảm giác ngứa ngáy, tê bì, muốn di chuyển chân khi nằm nghỉ vào ban đêm ( hội chứng chân không yên).

Cách bổ sung sắt cho người bị tê chân tay:

+ Đường ăn uống:

Nhiều thực phẩm có thể cung cấp nguồn sắt phong phú cho người bị tê chân tay, chẳng hạn như:

  • Thịt đỏ
  • Thịt gia cầm
  • Các loại đậu
  • Nho khô
  • Hạt bí ngô
  • Ngũ cốc tăng cường…
Tê Chân Tay Là Thiếu Chất Sắt
Các thực phẩm giàu chất sắt rất cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu, giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng tê chân tay do thiếu sắt

+ Chế phẩm bổ sung sắt:

  • Trẻ em: Ngày dùng 4-6 mg/kg, chia làm 3 lần uống. Sử dụng trong 2 -3 tháng liên tục.
  • Người từ 19 – 50 tuổi: 9 mg/ngày 
  • Thanh thiếu niên: Uống sắt nguyên tố 3 lần mỗi ngày với liều 50-100 mg.
  • Nữ giới bị tê tay chân khi mang thai: Ngày dùng 27 mg/ngày.
  • Phụ nữ cho con bú: Ngày dùng 10mg.

5. Tê chân tay là thiếu vitamin E

Vitamin E là một chất chống oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch được hòa tan trong chất béo. Loại vitamin này được tìm thấy trong nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày nhưng tình trạng thiếu vitamin E cũng có thể xảy ra khi bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe. 

Dấu hiệu thiếu vitamin E:

  • Tê bì, mất cảm giác ở các chi
  • Đau cơ, yếu cơ
  • Tay chân không có lực
  • Cứng các khớp
  • Giảm thị lực…

Cách bổ sung vitamin E cho người bị tê chân tay:

+ Đường ăn uống:

Các thực phẩm bổ sung nguồn vitamin E dồi dào nhất cho cơ thể gồm:

  • Hạt hướng dương
  • Hạnh nhân
  • Đậu phộng
  • Cải bó xôi
  • Măng tây
  • Bông cải xanh
  • Quả bơ
  • Bí đỏ…

+ Dùng chế phẩm bổ sung vitamin E:

  • Trẻ 1 – 3 tuổi: Ngày dùng 9 IU
  • Trẻ 4 -8 tuổi: Ngày dùng 10,4 IU
  • Trẻ 9 – 13 tuổi: Ngày dùng 16,4 IU
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên, người lớn, phụ nữ có thai: Ngày dùng 22,4 IU
  • Phụ nữ đang cho con bú: Ngày dùng 28,5 IU.

6. Thiếu kẽm cũng gây tê chân tay

Nếu thường xuyên bị tê chân tay, bạn không nên loại trừ khả năng bị thiếu kẽm. Bình thường, khoáng chất này tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể tổng hợp protein, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tổng hợp DNA và giúp vết thương nhanh lành. 

Thiếu kẽm có thể khiến bạn thường xuyên phải đối mặt với hiện tượng tê bì các chi. Một số triệu chứng bất thường khác cũng xuất hiện kèm theo như:

  • Giảm vị giác, chán ăn
  • Khứu giác kém
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Giảm hoặc mất cảm giác ở tay chân
  • Suy giảm khả năng miễn dịch
  • Tăng trưởng chậm

Cách bổ sung kẽm phòng chống tê chân tay:

+ Đường ăn uống:

Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như:

  • Thịt đỏ
  • Hàu và các động vật có vỏ khác
  • Thịt gia cầm
  • Quả hạch
  • Ngũ cốc
  • Sữa
  • Ổi…
Tê Chân Tay Là Thiếu Chất Kẽm
Người bị tê chân tay do thiếu kẽm có thể bổ sung chất này thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên

+ Chế phẩm bổ sung kẽm:

  • Trẻ 0 – 6 tháng: Ngày dùng 2mg
  • Trẻ 7 tháng – 3 tuổi: Ngày dùng 3mg
  • Trẻ 4 – 8 tuổi: Ngày dùng 5mg
  • Trẻ 9 – 13 tuổi: Ngày dùng 8mg
  • Từ 14 – 18 tuổi: Ngày dùng 11mg cho nam và 9mg cho nữ
  • Người > 19 tuổi: Ngày dùng 11mg cho nam và 8mg cho nữ.
  • Phụ nữ mang thai: Ngày dùng 11 – 12mg
  • Phụ nữ cho con bú: Ngày dùng 12 – 13mg.

7. Tê chân tay do thiếu magie

Magie chính là câu trả lời cuối cùng cho thắc mắc “bị tê chân tay là thiếu chất gì?”. Trong cơ thể, magie đảm nhận chức năng ổn định đường huyết và huyết áp, tăng cường chuyển hóa năng lượng, protein, đồng thời điều hòa hoạt động của hệ thống cơ bắp và dây thần kinh. 

Lượng magie tập trung tại xương chiếm đến 60% tổng lượng chất này có trong cơ thể. 40% còn lại thì tập trung phân bố ở các tế bào cơ và mô mềm. Chính vì lý do này mà bạn rất dễ bị tê chân tay khi thiếu hụt magie.

Thiếu magie còn phát sinh nhiều vấn đề khác như:

  • Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi trong người
  • Chuột rút cơ bắp
  • Tay chân yếu
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Tê buốt, ngứa ran ở tay chân hay nhiều vị trí khác trên cơ thể
  • Rối loạn nhịp tim.

Cách bổ sung magie cho người bị tê chân tay:

+ Đường ăn uống:

Các trường hợp bị tê chân tay thường xuyên nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều magie vào thực đơn. Bao gồm:

  • Đậu nành, đậu xanh và các loại đậu khác
  • Quả hạch
  • Ngũ cốc
  • Rau lá xanh
  • Socola đen
  • Cá béo
  • Chuối…

+ Chế phẩm bổ sung magie:

  • Trẻ em: Từ 80 – 360 mg mỗi ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Người 18 tuổi: 360mg/ngày cho nữ và 410mg/ngày cho nam
  • Từ 19 – 30 tuổi: 310mg/ngày cho nữ và 400mg/ngày cho nam
  • Từ 31 tuổi trở lên: 320mg/ngày cho nữ và 420mg/ngày cho nam
  • Phụ nữ có thai: Ngày dùng 350 – 400mg
  • Phụ nữ cho con bú: Ngày dùng 310 – 360mg.

Trong trường hợp bị thiếu hụt dưỡng chất nặng dẫn đến tê chân tay nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn nhập viện nhằm mang lại hiệu quả nhanh hơn và hạn chế những rủi ro cho sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vì Sao Bị Đau Nhức Xương Khớp Kèm Tê Bì Chân Tay?

Đau nhức xương khớp và tê bì chân tay xảy ra cùng lúc với nhau sẽ gây ra nhiều phiền...

Tê Bắp Chân Là Bệnh Gì? Cách Chẩn Đoán và Điều Trị

Tê bắp chân là dấu hiệu thường gặp trong các bệnh lý như suy tĩnh mạch chân, viêm dây thần...

địa chỉ khám tê bì chân tay

8 Địa Chỉ Khám Tê Bì Chân Tay Tốt Nhất Hiện Nay 2022

Nhu cầu tìm kiếm các địa chỉ khám tê bì chân tay uy tín, có bác sĩ giỏi, có thể...

Tê Buồn Chân Tay: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Tê buồn chân tay gây ra tình trạng tê bì như kiến bò khiến bạn cảm thấy rất khó chịu....

Hướng Dẫn Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Tê Chân Tay

Xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân tay là phương pháp có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa...

Tê Ngón Tay Út Là Bị Gì? Cách Chẩn Đoán, Điều Trị

Tê ngón tay út khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và...

Các Bài Tập Chữa Tê Bì Chân Tay Đơn Giản, Hiệu Quả

Các bài tập chữa tê bì chân tay có hiệu quả tích cực trong việc làm giảm cảm giác tê...