Thoái Hóa Cột Sống M47

Triệu chứng và nguyên nhân

Thoái hóa cột sống m47 là tình trạng tổn thương, hao mòn và hình thành gai xương ở đốt sống thắt lưng. Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến tàn phế nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Định nghĩa

Khi đi khám bác sĩ, nhiều bệnh nhân thấy trong phiếu chẩn đoán ghi thoái hóa cột sống m47 mà không biết mình mắc bệnh gì. Cột sống của con người được tạo thành bởi nhiều đốt sống. Mỗi đốt sống sẽ được bác sĩ định danh bằng những ký hiệu riêng. M47 trong y học là ký hiệu dùng để chỉ đốt sống thắt lưng.

Như vậy, bệnh thoái hóa cột sống m47 là tình trạng thoái hóa, hao mòn đĩa đệm xảy ra ở đốt sống thắt lưng. Nói cách khác khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này có nghĩa là bạn đã bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Do phải vận động liên tục và chịu nhiều áp lực từ phần thân trên, cột sống thắt lưng là vị trí rất dễ bị thoái hóa. Bệnh gây hào mòn đĩa đệm và dẫn đến sự phát triển của gai xương và nếu nghiêm trọng có thể gây tàn phế.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bệnh thoái hóa cột sống m47 thường tiến triển một cách âm thầm mà không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu, nhất là khi bệnh khởi phát do ảnh hưởng của tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn tiến triển mạnh, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Co thắt các cơ cạnh cột sống thắt lưng, yếu cơ
  • Đau thắt lưng âm ỉ hoặc dữ dội. Cơn đau ở vùng lưng dưới tăng nặng hơn khi vận động mạnh hoặc khi ngồi trong thời gian dài.
  • Yếu chân, tê chân, đi lại khó khăn do gai xương chèn ép vào thần kinh
  • Teo cơ
  • Cứng cột sống, khó vặn mình hoặc cúi xuống.
  • Rối loạn hoạt động của ruột, bàng quang.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm. Các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống m47 không đặc hiệu và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác về xương khớp như viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương... Bằng những kỹ thuật cần thiết, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Nguyên Nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống m47. Bao gồm:

  • Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa: Càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể càng bị lão hóa và hoạt động kém hiệu quả. Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên, hệ thống gân, cơ, dây chằng và cột sống ngày càng suy yếu, dễ bị tổn thương. Cùng với đó, đĩa đệm cũng bị hao mòn dần theo năm tháng khiến cho người già có nguy cơ bị thoái hóa cột sống m47 cao hơn hẳn so với những đối tượng khác.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể tăng quá mức khiến cột sống thắt lưng phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể phía trên. Tình trạng này kéo dài tạo điều kiện cho bệnh thoái hóa cột sống phát triển.
  • Nghề nghiệp: Sự khởi phát của bệnh thoái hóa cột sống m47 có liên quan mật thiết với nghề nghiệp của một cá nhân. Căn bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đến những người làm việc nặng, thường xuyên gây áp lực lên cột sống thắt lưng, chẳng hạn như công nhân bốc vác, người làm việc văn phòng phải duy trì tư thế ngồi trong thời gian dài. Hậu quả là cột sống thắt lưng bị kích thích liên tục dẫn đến tổn thương và hình thành gai xương.
  • Chấn thương: Các chất thương ở vùng thắt lưng đến từ sinh hoạt, lao động hàng ngày nếu không được điều trị dứt điểm đều có thể dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống m47 sau nhiều năm.
  • Di truyền: Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình có gen cấu trúc cột sống yếu, bạn sẽ có nguy cơ bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, gai đôi cột sống hay viêm cột sống cao hơn những người khác.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên lạm dụng bia rượu, ăn nhiều chất béo, đồ ngọt nhưng lại thiếu các thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D. Tình trạng này khiến cho mật độ xương thưa dần, xương cột sống trở nên giòn và dễ bị chấn thương, đồng thời quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng theo tuổi tác cũng diễn ra nhanh hơn.
  • Vận động không đúng tư thế: Chơi thể thao quá sức, nâng vật nặng không đúng cách, thường xuyên vặn mình một cách đột ngột, ngồi khom lưng... Tất cả đều gây tổn thương cho cột sống m47 và đốt sống bị thoái hóa.
  • Do ảnh hưởng của bệnh lý: Thoái hóa cột sống m47 có thể phát triển thứ phát sau khi mắc các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, bệnh tiểu đường, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp vảy nến...

Biến chứng

Khi mới khởi phát, thoái hóa cột sống m47 chỉ gây ra những cơn đau nhẹ kèm theo tình trạng cứng cột sống xuất hiện thoáng qua và hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng vận động và làm việc của bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà nhiều người chủ quan, không chú trọng tìm cách điều trị từ sớm. Hậu quả là tình trạng thoái hóa ở cột sống thắt lưng tiến triển ngày càng nặng hơn và phát sinh thêm nhiều biến chứng như:

  • Đau thần kinh tọa:

Sự phát triển thêm ra của các mấu gai nhỏ ở cột sống thắt lưng có thể gây chèn ép vào dây thần kinh tọa và khiến cho bộ phận này bị tổn thương. Thêm vào đó, bệnh thoái hóa cột sống m47 còn có thể gây biến đổi cấu trúc của cột sống và đĩa đệm, từ làm thu hẹp không gian ống sống và khiến người bệnh bị đau dây thần kinh tọa.

Trường hợp này, người bệnh sẽ nhận thấy các cơn đau lan tỏa từ khu vực thắt lưng đến hông, xuống mông và đi chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh cho đến đầu ngón chân. Một số triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như tê bắp chân, ngứa ran ngoài da, yếu cơ, mất cảm giác ở chi dưới. Các dấu hiệu trên thường chỉ ảnh hưởng đến 1 bên cơ thể.

  • Biến dạng cột sống:

Bệnh thoái hóa cột sống m47 tiến triển lâu ngày có thể gây hao mòn đĩa đệm, phá hủy xương hoặc vôi hóa. Điều này khiến cho cột sống bị xẹp lún, biến dạng , cong vẹo, mất đi đường cong sinh lý tự nhiên.

Người bị biến dạng cột sống  thắt lưng sẽ thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau lưng dưới gần mông , lưng gù và giữ thăng bằng kém khi di chuyển. Từ đó ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, làm việc cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ của cơ thể.

  • Gai cột sống:

Gai cột sống là các mấu xương nhỏ phát triển ở đầu xương sau khi mắc bệnh thoái hóa cột sống m47. Mỗi khi vận động, gai xương có thể ma sát với các mô mềm xung quanh gây sưng viêm, tổn thương thần kinh và đau nhức dữ dội.

  • Thoát vị đĩa đệm:

Đây cũng là một biến chứng thường gặp ở những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nặng. Trường hợp có thoát vị đĩa đệm, bao xơ bị rách hoặc vỡ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân nhầy đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

  • Yếu liệt, tàn phế:

Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh thoái hóa cột sống m47 không chỉ làm giảm khả năng vận động mà còn khiến người bệnh có nguy cơ bị teo cơ chân, bại liệt hoặc thậm chí là tàn tật suốt đời.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Sau bước thăm khám lâm sàng và đánh giá chức năng vận động, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để phục vụ cho quá trình chẩn đoán nguyên nhân và mức độ thoái hóa cột sống m47. Bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Giúp chẩn đoán phân biệt thoái hóa cột sống thắt lưng với các bệnh lý khác như viêm khớp phản ứng, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng...
  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện ra tổn thương trong xương, sụn, đĩa đệm hay dây chằng hay sự hiện diện của gai cột sống thắt lưng.
  • Chụp MRI: Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh rõ nét về những tổn thương ở đĩa đệm hay tình trạng chèn ép dây thần kinh.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính thức về nguyên nhân, mức độ thoái hóa cột sống m47 và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

Biện pháp điều trị

Mục tiêu của điều trị thoái hóa cột sống m47 là giảm nhẹ các triệu chứng, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

1. Cách chữa thoái hóa cột sống m47 bằng nội khoa

Bao gồm:

- Sử dụng thuốc:

Các thuốc giảm đau thường được bác sĩ kê đơn để điều trị triệu chứng đau cho người bị thoái hóa cột sống m47. Trong đó, thuốc Acetaminophen, Paracetamol hay Tramadol có tác dụng kiểm soát cơn đau ở mức độ nhẹ và vừa. Thuốc giảm đau nhóm Opioids cho tác dụng mạnh hơn nhưng có thể gây nghiện nên ít khi được chỉ định.

Một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định. Chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc giãn cơ
  • Tiêm corticoid ngoài màng cứng
  • Các chế phẩm bổ sung canxi, vitamin D...

- Các phương pháp điều trị thay thế:

Ngoài thuốc, một số phương pháp khác cũng được áp dụng để điều trị thoái hóa cột sống m47. Chúng giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng và tăng khả năng vận động mà không phải lệ thuộc quá nhiều vào các loại thuốc Tây có hại.

Để cải thiện các triệu chứng của thoái hóa cột sống m47, người bệnh có thể áp dụng những cách sau:

  • Mát-xa, bấm huyệt ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Châm cứu
  • Kích thích điện thông qua da (TENS)
  • Nhiệt trị liệu
  • Chiếu đèn hồng ngoại
  • Thực hành các bài tập kéo giãn cột sống, phục hồi chức năng.
  • Đắp gạc ấm hay chườm lạnh giảm đau
  • Kê một cái gối mỏng vào giữa hai chân khi ngủ giúp giảm áp lực cho dây thần kinh và cột sống thắt lưng, xoa dịu cơn đau.
  • Kiểm soát cân nặng. Trường hợp bị béo phì nên có kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt.
  • Ngủ sớm và đủ giấc
  • Tránh stress. Căng thẳng có thể làm tăng nặng cơn đau và các triệu chứng liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống m47.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, D, sắt, canxi và omega 3 trong bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế uống bia rượu. Tránh ăn nhiều đồ béo, gia vị cay, thức ăn nhanh hay các món ngọt.
  • Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe và tính linh hoạt cho xương khớp.
  • Mang nẹp và các dụng cụ hỗ trợ khác để giảm áp lực cho cột sống, giúp hạn chế tác động đến vùng tổn thương.

2. Điều trị thoái hóa cột sống m47 bằng phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định cho người bị thoái hóa cột sống m47 khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh gây biến chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh nặng hoặc có biến dạng cột sống. Chi phí cho ca mổ tương đối cao và phương pháp này cũng tiềm ẩn một số di chứng nhất định.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi trong thời gian dài và kiên trì tập phục hồi chức năng để sớm quay trở lại với sinh hoạt hàng ngày.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android