Thoái Hóa Đĩa Đệm

Triệu chứng và nguyên nhân

Thoái hóa đĩa đệm là bệnh lý chỉ hiện tượng hao mòn diễn ra ở phần đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, thường gặp nhất là ở cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nên cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Định nghĩa

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là tình trạng hao mòn và giảm chức năng hoạt động của đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Bình thường, bộ phận này chịu trách nhiệm nối liền các đốt sống với nhau, đồng thời nâng đỡ và giảm bớt áp lực cho đốt sống, giúp xương cột sống vận động linh hoạt hơn.

Đĩa đệm có cấu tạo gồm hai phần là nhân keo nhầy và trong suốt được bao bọc bằng một bao xơ từ chất liệu collagen dẻo. Càng lớn tuổi, đĩa đệm cột sống càng bị hao mòn do ảnh hưởng của quá trình vận động và tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến bệnh thoái hóa đĩa đệm và khiến cho bộ phận này không thể thực hiện tốt các chức năng vốn có, từ đó gây đau lưng, cứng cột sống, giảm khả năng vận động của người bệnh.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm ảnh hưởng chủ yếu đến người già, các đối tượng lao động chân tay nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác vật nặng, béo phì hoặc vận động sai tư thế. Căn bệnh này nếu không được kiểm soát tốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, phổ biến nhất là tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Hình ảnh

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu, bệnh thoái hóa đĩa đệm không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau nhẹ ở vùng lưng kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác.

Các triệu chứng của thoái hóa đĩa đệm người bệnh có thể gặp là:

- Đau lưng:

  • Đau lưng ở khu vực có đĩa đệm bị thoái hóa
  • Cơn đau có mức độ nhẹ đến nặng tùy theo tình trạng thoái hóa đĩa đệm. Một số bệnh nhân chỉ bị đau âm ỉ nhưng có trường hợp bị đau dữ dội.
  • Ở giai đoạn đầu, cơn đau lưng thường nhẹ và xuất hiện thoáng qua. Bệnh càng nặng thì cảm giác đau càng kéo dài. Đôi khi, cơn đau xảy ra trong vài giờ đến vài ngày.
  • Đau tăng lên khi vận động mạnh, nhất là khi uốn cong cột sống hoặc vặn mình
  • Trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi cũng có thể khiến cho tình trạng đau lưng ở người bị thoái hóa đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cơn đau có thể lan tỏa gây đau lưng bên trái, đau lưng bên phải hoặc đau thắt lưng kéo dài xuống đến mông và chân.

- Căng cơ hoặc co thắt cơ:

Hiện tượng này xảy ra do sự mất ổn định của cột sống khi đĩa đệm bị thoái hóa. Tình trạng co thắt cơ hay căng cơ đều góp phần khiến cơn đau tăng nặng hơn, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng vận động của cột sống.

- Giới hạn phạm vi vận động:

  • Người bệnh thường gặp nhiều khó khăn khi cử động cột sống
  • Các hoạt động cúi gập người, vặn mình không thể thực hiện bình thường.

- Các dấu hiệu thoái hóa đĩa đệm khác có thể gặp:

  • Đau nhức vai và vùng cánh tay khi bị thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ
  • Đau thắt lưng kèm theo đau hông, mông và chân khi bị thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Tê bì chân tay do đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh.

Nguyên Nhân

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đĩa đệm bao gồm:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm ở người già. Càng lớn tuổi, đĩa đệm có khuynh hướng ngày càng bị ăn mòn và không còn duy trì được khả năng vận động bình thường. Đây chính là lý do giải thích tại sao người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm cao hơn hẳn so với các nhóm đối tượng khác.
  • Mất nước: Nghiên cứu cho thấy 60 - 80% đĩa đệm là nước. Chính vì vậy, tình trạng mất nước kéo dài có thể khiến bộ phận này bị khô, teo nhỏ và thoái hóa dần. Lúc này, đĩa đệm không còn giữ được khả năng đàn hồi cần thiết nên rất dễ bị tổn thương, hư hỏng.
  • Chấn thương địa đệm: Hoạt động thể lực quá mức, thường xuyên khuân vác vật nặng hoặc tai nạn lao động, tai nạn xe cộ... đều có thể gây ra các chấn thương như rách, vỡ bao xơ. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các bệnh lý như thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm.
  • Thoái hóa cột sống: Căn bệnh này cũng có thể dẫn đến sự tổn thương, hao mòn ở đĩa đệm. Vì vậy, một cá nhân sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm cao hơn khi có tiền sử bị thoái hóa cột sống lâu năm.
  • Viêm cột sống: Bệnh viêm cột sống nếu không được điều trị tốt cũng có thể ảnh hưởng đến đĩa đệm và thúc đẩy quá trình thoái hóa ở đĩa đệm phát triển.
  • Tư thế sinh hoạt xấu: Vận động sai tư thế, ít hoạt động thể chất, đứng lâu, ngồi nhiều, chơi thể thao quá sức... có thể gây tổn thương đĩa đệm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự khởi phát của bệnh thoái hóa đĩa đệm.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn uống thiếu dưỡng chất khiến cho đĩa đệm không được nuôi dưỡng tốt. Điều này không chỉ dẫn đến bệnh loãng xương, thoái hóa cột sống mà còn khiến cho quá trình thoái hóa ở đĩa đệm diễn ra nhanh hơn.
  • Uống nhiều bia rượu: Lạm dụng bia rượu gây mất nước và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp, bao gồm cả bệnh thoái hóa đĩa đệm.

Biến chứng

Khi tiến triển nặng, bệnh thoái hóa đĩa đệm không chỉ khiến người bệnh thường xuyên phải gánh chịu các cơn đau kéo dài và làm giảm khả năng vận động của cơ thể mà còn gây ra một số biến chứng như:

  • Đau dây thần kinh tọa hoặc tổn thương thần kinh ở tay
  • Thoát vị đĩa đệm do nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ
  • Rối loạn cảm giác ở các chi
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa gây rối loạn cơ tròn, mất tự chủ trong hoạt động đại tiện, tiểu tiện.
  • Teo cơ chân, cơ tay
  • Bại liệt, mất khả năng vận động và làm việc, cuộc sống phải phụ thuộc vào người khác.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Quy trình chẩn đoán bệnh thoái hóa đĩa đệm như sau:

- Chẩn đoán lâm sàng:

  • Bác sĩ khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng đang gặp phải
  • Khám ngoài cột sống tìm kiếm điểm đau và các dấu hiệu liên quan đến bệnh
  • Kiểm tra, đánh giá chức năng vận động của cơ thể.

- Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Chụp X-quang quy ước: Phương pháp này giúp xác định vị trí đĩa đệm bị thoái hóa hoặc chẩn đoán phân biệt thoái hóa đĩa đệm với các bệnh lý khác như thoái hóa cột sống, trượt đốt sống, lệch vẹo cột sống...
  • Chụp cộng hưởng từ: Đây là phương pháp chẩn đoán cho kết quả chính xác và rõ nét về vị trí, hình thái đĩa đệm bị thoái hóa. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh cũng có thể được phát hiện thông qua chụp MRI.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Áp dụng cho các trường hợp không thể chụp cộng hưởng từ.

Biện pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị:

  • Giảm đau và cải thiện các triệu chứng liên quan
  • Điều trị nguyên nhân, ức chế quá trình thoái hóa đĩa đệm
  • Bảo tồn và khôi phục chức năng vận động của cơ thể.
  • Điều trị biến chứng nếu có

Những sự lựa chọn trong điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm bao gồm:

1. Cách chữa thoái hóa đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn

Bao gồm:

- Sử dụng thuốc:

+ Thuốc giảm đau:

  • Neurontin
  • Paracetamol
  • Paracetamol...

+ Thuốc kháng viêm không steroid:

  • Diclofenac
  • Methylprednisolone
  • Meloxicam…

+ Thuốc tiêm ngoài màng cứng:

  • Thuốc tiêm steroid
  • Hydrocortison…

+ Thuốc giãn cơ:

  • Decontractyl
  • Lumirelax
  • Myonal
  • Mydocalm…

Các loại thuốc trên có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện cơn đau và các triệu chứng khác do bệnh thoái hóa đĩa đệm gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn trong đơn của bác sĩ để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.

- Châm cứu trị thoái hóa đĩa đệm:

Phương pháp châm cứu truyền thống sử dụng một cái kim nhỏ châm trực tiếp vào các huyệt đạo nằm trên sơ đồ phản chiếu với vùng bị bệnh. Quá trình trị liệu có tác dụng làm thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu đến vùng đĩa đệm bị thoái hóa, giảm đau, đồng thời kích thích sản sinh steroid giúp cơ thể tự chữa lành tổn thương ở đĩa đệm.

Ngoài phương pháp châm kim, một số hình thức châm cứu khác cũng có thể được thực hiện như:

  • Điện châm
  • Thủy châm
  • Cứu ngải.

Việc châm cứu không đúng cách có thể gây tổn thương cho rễ thần kinh hoặc phát sinh nhiều tác hại cho sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân nên tìm đến các địa chỉ uy tín để được điều trị.

- Vật lý trị liệu:

  • Điều trị bằng liệu pháp nhiệt: Chườm nóng, chườm lạnh, thủy trị liệu, chiếu đèn hồng ngoại, ngâm bùn suối khoáng.
  • Xoa bóp
  • Bấm huyệt
  • Kéo giãn cột sống
  • Tập phục hồi chức năng.

2. Cách điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng ngoại khoa

Phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích sửa chữa tổn thương và tái cấu trúc đĩa đệm, đồng thời khôi phục hình dáng ban đầu của cột sống và giải phóng áp lực cho dây thần kinh. Trường hợp đĩa đệm bị hư hại nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ đĩa đệm.

Các phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện bao gồm:

  • Mổ hở
  • Phẫu thuật bằng tia laser
  • Mổ bắt vít qua da
  • Phẫu thuật nội soi.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android